Cách đi khám và lấy thuốc nhanh dễ nhất ở Canada

Cách đi khám và lấy thuốc nhanh dễ nhất ở Canada. Do mình đang làm dược sĩ ở Shoppers 24h, và thường xuyên thấy cảnh BN cần thuốc gấp, thuốc cần toa mà không biết làm sao? BS đi vắng? Phòng mạch đóng cửa? Cuối tuần/nghỉ lễ? Nhiều khi chỉ cần khám nhanh hay lấy một đơn thuốc đơn giản như kháng sinh, mà phải đi ermegency thì quá mất công. Vậy ngoài Emergency hay walkin clinic ra, còn có những cách nào?

A. THUỐC KHÔNG CẦN ĐƠN:

Tất cả các bệnh đơn giản hay gặp:
– Táo bón, tiêu chảy, đau bụng, trào ngược
– Giảm đau, hạ sốt, nghẹt mũi, cảm cúm, dị ứng
– Kháng sinh/kháng viêm thì có dạng bôi, nhỏ mắt/tai … chỉ ko có dạng uống
đều có thuốc không cần đơn gọi là OTC (Over-The-Counter) ở khu vực tự chọn. Tới nhà thuốc hỏi dược sĩ họ sẽ recommend cho bạn.
Giảm đau mạnh nhất không cần đơn là Tylenol 1 (acetaminophen + codein), nhưng không có ở quầy tự chọn mà phải hỏi dược sĩ.
‼️ Nhiều thuốc khẩn cấp như insulin chích, Epipen, nitroglycerin ngậm (cho BN lên cơn đau tim/đau thắt ngực), glucagon (cấp cứu tụt đường huyết) … đều thuộc nhóm dược sĩ có thể kê cho bạn luôn. (Tuỳ tỉnh có thể hơi khác).
Nhiều bạn không biết nên hay mang các thuốc này ở VN sang vì nghĩ bên này phải có đơn hay đi khám mới được!

B. THUỐC CẦN ĐƠN:

– Nếu thuốc hết refill: dược sĩ có thể renew đơn thuốc cho mình (shoppers phí 15$). Tất nhiên tuỳ DS đánh giá rồi mới đồng ý renew hay không (bệnh ổn định, cần thuốc gấp, ko thể ngưng đột ngột, bệnh mãn tính…). Các thuốc cấp tính hay cần đánh giá liên tục như kháng sinh … thì ko đc.
– Một số tiệm, tuỳ dược sĩ có thể chịu advancing thuốc (not a recommended practice nhưng nếu thực sự cần thiết cho BN thì dược sĩ sẽ cân nhắc): cho mình trước vài viên trong lúc chờ BS nếu mình đã hết sạch thuốc và ko thể ngưng thuốc. Thường chỉ với các bệnh mãn tính, hoặc thuốc tâm thần ko dc ngưng đột ngột sẽ bị withdrawal. Và mình phải từng có đơn trước đó!
– Một số tỉnh như Alberta là dược sĩ (có additional prescribing authorization – APA) có thể kê đơn được. Hay gặp nhất là emergency prescribing như cho nhiễm trùng tiểu, viêm họng, viêm nướu răng… và các vaccine ‼️ Lý thuyết thì dược sĩ có thể kê đơn ko hạn chế. Nhưng thực tế để an toàn hành nghề thì dược sĩ chỉ kê nếu BN đã được chẩn đoán và có điều trị trước đó. Hoặc các tình trạng khẩn cấp mà ko thể gặp BS, và việc xác định bệnh rõ ràng, cho thuốc an toàn rủi ro thấp … Ontario cũng sắp triển khai dược sĩ dc kê toa cho các bệnh đơn giản hay gặp rồi.

C. BẮT BUỘC KHÁM VÀ LẤY ĐƠN TỪ BS

– Dịch vụ Medvisit: OHIP covered. Cho elderly và housebound. Bs tới tận nhà thăm khám. Tuy nhiên nên gọi trước ít nhất 24h cho chắc chứ ko fai gọi cái là vài tiếng sau gặp dc liền. Thường gọi buổi sáng thì sẽ được gặp trong ngày. Gọi sau 8pm sẽ phải hẹn qua hôm sau.
– Virtual Dr visit: đặt hẹn và khám online nhanh gọn để lấy đơn. Thích hợp nhất để:
👉Lấy đơn refill
👉Kê toa cho bệnh đơn giản (minor ailment)
👉Cần BS theo dõi thai hay các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường … vì BS chủ yếu chỉ cần xem labtest và điều chỉnh thuốc, chứ không cần physical exam.
👉Cần giấy referral đi làm labtest, sicknote (xin nghỉ bệnh), giấy refer đi specialist. Cần biết, ở bên này ko phải đi khám BS là sẽ dc làm test tại chỗ luôn như ở VN. Chẳng hạn khám thai, tới gặp BS chỉ để lấy tờ Lab Requisition Form, rồi mới cầm giấy đó đi kiếm lab đặt hẹn siêu âm thử máu sau đó. Hoặc muốn gặp specialist như BS sản thì phải có giấy refer của BS gia đình đã. Nên hai trường hợp này, chỉ cần kiếm BS từ virtual visit, gọi 1 cuộc điện thoại và lấy giấy. Đỡ hẳn một chuyến đi lại và chờ đợi.
Một số chỗ ở Ontario có OHIP covered là:
– ‼️MỞ 24/24: https://rocketdoctor.ca/?
– Đặc biệt website ghi có cover cho cả khi không có
OHIP (visitors, students, từ tỉnh khác): https://pulseoncall.com/
– https://tuliphealth.ca/
Nhiều walkin clinic hiện cũng làm kiểu này. Gọi cho họ và nói nhu cầu chỉ cần virtual visit. Sau đó BS sẽ gọi cho mình.

D. KHÁM CHỮA RĂNG KHẨN CẤP

– Luôn có các dịch vụ emergency dental care mở 24/24 (google) khám và cho đơn. Mình làm ca tối khuya toàn gặp đơn từ dental mergency cho kháng sinh, kháng viêm, giảm đau răng.

E. NẾU CẦN TƯ VẤN Y KHOA

– Ở Canada thì không cần hoang mang lên group hỏi các mẹ bỉm sữa bị vầy phải làm sao nhé . Có hẳn professional service free of charge cho bạn đây.
Option 1: gọi cho dịch vụ Telehealth (mỗi tỉnh có số riêng, mình chỉ biết Ontario là +1 (866) 797-0000, Quebec là 811) để gặp registered nurse. Họ giống triage nurse – là y tá đầu tiên bạn gặp khi vô emergency, họ sẽ hỏi sàng lọc để coi tình trạng bạn nên xếp vô nhóm nào, cần làm gì tiếp theo. Mình có thể hỏi họ mọi concerns về sức khoẻ lẫn tâm thần, dinh dưỡng … họ sẽ cho mình lời khuyên, tiếp theo cần làm gì: có thể ở nhà theo dõi? Đi walkin? Cần nhập viện ngay?… cũng như chỉ mình các resourses hữu ích để liên hệ. Lưu ý là họ chỉ là nurses nên không kê đơn hay đưa lời khuyên chữa bệnh được đâu nhé.
– Option 2: ít ai biết đó là mình có thể gọi cho random pharmacy và xin gặp dược sĩ để tư vấn mà ko nhất thiết là customers của họ . Dược sĩ thuộc nhóm most easily accessible Health Professionals, ko có professional service nào mà lại dễ tiếp cận và free of charge như dược sĩ cả!. Tuy nhiên chỉ nên hỏi thật ngắn gọn, khi cần thiết đừng lạm dụng hỏi tỉ tê cho đã nư như tổng đài 1080 nhé, tội nghiệp họ nhất là mùa Covid .

F. QUÁ TRÌNH LẤY THUỐC TẠI PHARMACY (FILL/REFILL)

– Một điều không fai ai cũng biết đó sau khi gặp BS, bạn chỉ cần đưa số fax hoặc phone của pharmacy mình muốn cho BS/thư ký -> Bs sẽ fax/verbal order thẳng đơn tới nhà thuốc đó! Pharmacy sẽ auto nhận đơn và fill thuốc cho mình luôn.
Mình có thể gọi trước cho tiệm để báo họ nếu cần lấy thuốc gấp (1 số tiệm đông quá, nếu BN ko call nghĩa là ko gấp, thì đơn thuốc dạng fax sẽ được fill trong 24h). Nhất là nếu mình là new patient. Vì nhiều khi nhà thuốc họ hold ko fill nếu không contact dc BN vì ko chắc BN có tới lấy ko? Nhất là đơn quá nhiều thuốc, thuốc đắt tiền mà BN ko có bảo hiểm, fill cho đã xong BN báo ko lấy
Nhưng phần lớn ko gọi cũng ko sao. Riêng bảo hiểm thì khi tới lãnh thuốc mình show ra, họ rebill lại cho mình vẫn được!
ĐI LẤY THUỐC:
– Các tiệm hiện đều có free delivery nếu trong phạm vi cho phép và chỉ 1 số ngày nhất định, phù hợp khi ko cần gấp. Các online pharmacy như pocketpill, well.ca sẽ có deliver same day hay next day.
– Một cái mọi ng hay lo lắng là pickup thuốc dùm người khác được không?!: ai đi pickup dùm mình đều dc hết, ko có gì phức tạp đâu!  Nhiều ng không biết nên cứ sốt sắng giải trình, ko dám nhờ lấy hộ, rồi show giấy tờ tùm lum tội lắm . VD mình pickup dùm chồng, chỉ cần nói đúng tên – ngày sinh – địa chỉ – số điện thoại của chồng để verify là dc. Cầm thêm ID càng chắc ăn (nhưng 99% ko hỏi đến). Trừ pickup cho narcotics thì cần show ID.
– Đơn thuốc có thể dễ dàng transfer giữa các nhà thuốc. Vd đơn thuốc mình đang ở tiệm A (cũ), muốn chuyển sang tiệm B (mới). Thì mình báo tiệm B (mới) là tui muốn transfer thuốc qua tiệm họ. NHỚ LÀ GỌI TIỆM B THÔI, ĐỪNG GỌI CHO TIỆM A NHÉ!!. Vì luật ngầm cũng như courtesy mình phải hiểu tiệm A là chỗ bị mất khách, mà bạn còn bắt họ gọi điện “dâng” qua cho tiệm khác nữa thì họ ko chịu đâu . Tiệm B sẽ tự động gọi cho tiệm A lấy đơn của mình về. Phù hợp khi đi xa, muốn fill thuốc gấp ở tiệm khác gần hơn, tiệm A không có thuốc mình cần vv…
———————————————————
– Tóm lại: con đường dễ dàng nhất cho cả nhà từ khi gặp BS đến khi lấy thuốc đó là:
👉Book virtual care với BS lấy đơn
👉 kêu fax đơn thuốc tới nhà thuốc mình chọn
👉 Nếu chọn online pharmacy thì chỉ cần ngồi nhà chờ delivery same day hoặc next day! Coi như cả quá trình chỉ cần ngồi nhà rung đùi thôi . Tất nhiên ko áp dụng cho các tình trạng bệnh mà cần physically exam với BS ạ.
Như vậy chỉ cần biết cách thì mình tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại và chờ đợi. Ai cần hỏi thêm gì m biết sẽ chia sẻ nhé.