Cách học các collocation thường gặp trong đề thi ?

Cách học các collocation thường gặp trong đề thi ? Collocation là sự kết hợp các từ với nhau thành những cụm từ một cách tự nhiên theo thói quen của người bản xứ. Trong mỗi ngôn ngữ đều có một hệ thống collocation riêng biệt. Trong đề thi THPT Quốc gia, câu hỏi về collocations thường xuất hiện trong 3 dạng bài với cấp độ nhận thức khác nhau: Hoàn thành câu (Hiếu), Tìm lỗi sai (Vận dụng), Đọc điền từ (Vận dụng cao). Ví dụ: During peak season, the island is very crowded. Ở đó, collocation là low season/ peak season (mùa thấp điểm/ mùa cao điểm).

Cách học các collocation thường gặp trong đề thi ?
Cách học các collocation thường gặp trong đề thi ?

Các collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia

* MAKE:

make a decision: ra một quyết định
make a call: làm 1 cú điện thoại
make a noise: làm ồn
make a promise: hứa một điều gì
make a complaint: phàn nàn, khiếu nại
make an effort: nỗ lực, gắng hết sức
make a suggestion: đưa ra một đề nghị
make a connection: tạo một kết nối

* DO

do damage: Làm thiệt hại / hư hại
do research: Nghiên cứu
do business: Làm ăn / kinh doanh
do someone a favor: Làm ơn hay giúp ai đó
do the housework: Làm việc nhà
do your best: Làm hết sức mình

* HAVE

have an operation: trải qua phẫu thuật
have breakfast: Ăn sáng
have a break: Nghỉ ngơi
have a problem: Gặp trở ngại, rắc rối
have a headache: Bị đau đầu

* TAKE

take a look: xem xét
take a seat: ngồi
take an exam: làm bài kiểm tra
take notes: Ghi chú

* GET

get angry: Nổi nóng, nổi giận
get married: Kết hôn
get divorced: Ly dị
get home: Trở về nhà
get ready: Chuẩn bị sẵn sàng
get upset: thất vọng, buồn phiền, lo lắng

* CATCH

catch a cold: Bị ốm, cảm lạnh
catch a train: bắt một chuyến tàu
catch a bus: bắt một chuyến xe buýt
catch fire: Bắt lửa, bị cháy
catch the flu: Bị cúm

* COME

come close: đến gần
come early: Đến sớm
come last: Đến sau cùng
come on time: Đến đúng giờ
come to a decision: Đi đến quyết định
come to an agreement: Đi đến thỏa thuận

* GO

go abroad: Đi ra nước ngoài
go bankrupt: phá sản
go crazy: Trở nên khùng; phát điên
go fishing: Đi câu cá;
go out of business: làm ăn thua lỗ, bị đóng cửa

* KEEP

keep a secret: Giữ một bí mật
keep calm: Giữ bình tĩnh
keep quiet: Giữ yên lặng
keep in touch: Giữ liên lạc
keep control: Giữ kiểm soát

Cách học các collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia

Học theo từ cấu thành

Cụ thể, các bạn sẽ học các cụm từ cố định tương ứng với mỗi động từ. Ví dụ, với động từ “break”, ta sẽ học các cụm từ cố định như: break the news (Tiết lộ thông tin), break a habit (Phá vỡ thói quen), Break a record (Phá vỡ kỷ lục), …

Cách học các collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia này giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa các cụm từ và hạn chế sử dụng nhầm lẫn. Tuy nhiên, cách học này dễ khiến học sinh “quá tải” bởi khối lượng các cụm từ đi kèm là rất lớn. Hơn nữa, học sinh thường cảm thấy khó khăn khi ứng dụng khối lượng từ vựng này vào các ngữ cảnh cụ thể.

Học theo chủ đề từ vựng

Các bạn học các cụm từ cố định/ các collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia được sử dụng trong một ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ, trong chủ đề Jobs, các bạn có thể học các cụm từ phổ biến như: do an internship (thực tập), acquire experience (lấy kinh nghiệm), competitive salary (mức thu nhập hấp dẫn), promotion opportunity (cơ hội thăng tiến)

Phương pháp học collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia này giúp bạn không chỉ giúp các bạn NHỚ cụm từ lâu hơn mà còn HIỂU cách dùng chuẩn xác. Từ đó, các bạn có thể luyện tập VẬN DỤNG từ và cụm từ vào các ngữ cảnh và dạng bài đa dạng như đọc hiểu đoạn văn, bài văn.

Sử dụng phương pháp Spaced repetition (lặp lại ngắt quãng) để tăng khả năng ghi nhớ

Đây là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập. “Lặp lại” ở đây tức là ôn tập kiến thức, “ngắt quãng” nghĩa là chia thành các lần ôn tập khác nhau. Ví dụ, việc học các collocations thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia của động từ ‘Get’ sẽ diễn ra trong các buổi học khác nhau, dàn trải theo thời gian, thay vì học và luyện tập liên tục toàn bộ cụm từ, rồi chuyển sang nhóm Collocations khác.

Ngoài ra, học sinh cần ôn tập các cụm từ ở mức độ từ nhớ nghĩa, hiểu cách dùng đến vận dụng vào viết lại câu, đọc hiểu đoạn văn và làm các bài kiểm tra định kỳ để liên tục củng cố kiến thức đã học và sử dụng thành thạo các collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia ở nhiều ngữ cảnh.

Sử dụng phương pháp Mnemonics để tăng sự liên kết thông tin, cải thiện việc ghi nhớ kiến thức

Mnemonics là phương pháp học từ mới bằng cách tạo dựng những mối liên hệ khiến cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Thuật ghi nhớ này sử dụng mẹo để liên kết một thứ có sẵn trong não người học với các thứ bên ngoài – những gì mà họ đang cố gắng để nhớ. Ví dụ, học sinh có thể tự xây dựng một câu chuyện về công việc của bản thân sử dụng những cụm từ đã học được trong chủ đề “Jobs” cũng như các collocation thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia khác.