CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ PHỎNG VẤN DU HỌC MỸ 2019

Chia sẻ kinh nghiệm về phỏng vấn du học Mỹ 

Để đủ điều kiện sang Mỹ du học thì ngoại trừ vốn tiếng Anh phải tốt thì trước khi đi du chọ thì phải trải qua một đợt phỏng vấn đậu thì mới được qua. Nhưng bạn lại không biết họ sẽ hỏi gì trong quá trình phỏng vấn. Sau đây là chia sẻ kinh nghiệm về phỏng vấn du học Mỹ của 1 bạn Nguyễn Đức Tài – 1 du học sinh đã từng phỏng vấn 7 lần (6 lần rớt và lần 7 đậu) :

Tư vấn trung tâm nào tốt ?

Trước hết về các trung tâm dịch vụ, các bạn thường hỏi tư vấn trung tâm nào tốt. Trước đây mình cũng thử qua 3 trung tâm (chỉ nhớ tên 1 trung tâm là Thái Bình Dương) thì đều như nhau cả thôi các bạn à. Việc của họ là giúp mình xin giấy nhập học của trường bên Mỹ (I-20), giúp bạn điền hồ sơ, hoàn thành thủ tục đăng kí phỏng vấn & hướng dẫn những câu hỏi có thể gặp & cách trả lời mẫu cho các bạn. Đó là 3 việc chính của các trung tâm dịch vụ du học Mỹ. Họ chỉ giúp bạn quá trình đưa bạn tới phỏng vấn, còn việc đc chấp nhận & cấp VISA qua Mỹ hay ko là thuộc về lãnh sự quán nhé các bạn. Ko cần suy xét kĩ chuyện chọn trung tâm lắm. Ngoài ra nếu bạn nào làm ko qua dịch vụ (tự làm, tự hoàn thành hồ sơ) mà có thắc mắc gì thì có thể inbox hỏi mình, mình sẽ trả lời.

Những câu hỏi thường gặp nhất :

1. Why do you choose this school/How do you know this school?

Câu hỏi tại sao bạn lại biết tới trường này, tại sao lại chọn trường này. Ở câu hỏi này bạn nên trả lời theo hướng mình tự tìm hiểu như qua internet chẳng hạn. Nêu thêm một số điểm mạnh về trường mà bạn biết để củng cố câu trả lời của bạn. Để người ta có cảm giác bạn chọn trường này là có lý do chính đáng của bạn.

2. Why do you want to study in the US?

Câu hỏi về tại sao bạn lại chọn du học tại Mỹ. Bạn phải nêu đc những điểm thu hút bạn ở nước Mỹ, vd: là một trong những nước phát triển nhất trên thế giới, có nền giáo dục chất lượng, môi trường học tập quốc tế, tiếp xúc đc với nhiều thành phần khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, sẽ học tập đc nhiều thứ…

3. Do you want to have a part-time job while studying in the US?

Câu hỏi bạn có muốn kiếm việc làm khi đang học ko. Theo luật của Mỹ thì du học sinh đi làm thêm là phạm pháp, nếu bị phát hiện sẽ bị trục xuất về nước. Tuy nhiên, bạn làm việc trong trường học của mình thì là hợp pháp & thậm chí đc khuyến khích. Ở câu này bạn nên trả lời là nếu có thể, tôi sẽ kiếm việc làm thêm tại trường của tôi học, tham gia các câu lạc bộ để trau dồi kiến thức, kết bạn với mọi người & tạo điểm tốt cho CV của tôi sau khi tốt nghiệp.

4. What does your parents do?

Câu hỏi về tài chính gia đình. Khi đi phỏng vấn các bạn nên mang theo các giấy tờ chứng minh tài chính như giấy xác nhận tài khoản trong ngân hàng, giấy tờ kinh doanh, sổ đỏ . . . chứng minh đc tài chính càng mạnh thì càng thuyết phục nhé các bạn.

5. Do you have any English certification?

Câu hỏi về bằng cấp tiếng Anh. Khi du học bạn cần 1 trong 2 bằng sau đây: IELTS (5.5 trở lên) hoặc TOEFL iBT (61 trở lên). Điểm càng cao thì càng tốt nhé các bạn.

6. Do you have any relative in the US?

Câu này bạn nên trả lời thật, có họ hàng người thân gì bên Mỹ thì cũng nên nói thật vì ko nói người ta cũng biết. Bạn có thể trả lời theo dạng sau: tôi có dì ở bang Washington, đã lâu ko gặp. Có thể tôi sẽ qua thăm dì ấy trong các kì nghỉ Spring Break của tôi.

7. What is your future plan?

Câu hỏi về kế hoạch trong tương lai của bạn. Trước khi đi phỏng vấn bạn nên vạch sẵn 1 kế hoạch tương lai như học trong bao lâu, sau đó làm gì, . . . bạn nên nêu thêm cả dự định kết hôn với bạn gái/bạn trai sau khi trở về, mang theo cả hình của người đó để người ta có cảm giác tin tưởng. Câu này cũng nhằm giúp bạn chứng minh là bạn sẽ quay lại Việt Nam sau khi học xong chứ ko định cư lại luôn.

8. Will you come back to Vietnam after finish studying?

Đại loại là những câu hỏi thăm dò xem bạn có trở lại Việt Nam sau khi học ko. Ở câu này bạn phải thuyết phục làm sao để người ta tin bạn sẽ trở lại Việt Nam. Một số bằng chứng thuyết phục như ba mẹ, người thân đều ở Việt Nam, gia đình có cơ sở kinh doanh đợi bạn học xong về quản lý, có bạn gái/trai dự định sẽ cưới…

9. What do you know about the State where your school located?

Câu này mình bị hỏi 2 lần. Bạn nên tìm hiểu về một số kiến thức căn bản về bang mà bạn sắp ở. Như vị trí địa lý, bang đó có luật gì đặc biệt, khí hậu thời tiết quanh năm thế nào . . . nếu bạn có thể thêm vào một số ý vui như: bang đó có hợp pháp mại dâm, chấp nhận kết hôn đồng tính (nếu có) . . .

10. What are you doing in Vietnam.

Câu hỏi về bạn đang làm gì tại Việt Nam, hỏi về tình hình hiện tại của bạn (học hành, nghề nghiệp…). Ở câu này, bạn phải nói làm sao cho người ta thấy bạn ko bỏ lỡ thời gian, phải luôn học hoặc ít ra là đi làm (vừa làm vừa học thêm). Nếu như bạn vừa thi rớt đại học thì bạn nên đăng kí vào một trung tâm tiếng Anh để lấy giấy chứng nhận mình đang học tiếng Anh trong thời gian rảnh rỗi để chuẩn bị du học. Nhớ là phải sắp xếp làm sao để người ta có cảm giác bạn ko bỏ lỡ thời gian rảnh.

Một số mẹo khi đi phỏng vấn :

1. Bạn nên ăn mặc lịch sự, đẹp. Nam thì nên mặc quần tây, áo sơ mi trắng tay dài, thắt cravat đàng hoàng (6 lần rớt mình ko thắt cravat, lần 7 thắt & đc khen mặc đồ đẹp), nữ thì có thể mặc đồ công sở, váy đen, áo sơ mi tay dài, tóc búi cao ráo, trang điểm nhẹ.

2. Khi bước vào cửa sổ phỏng vấn bạn phải luôn vui vẻ, mỉm cười. Chủ động chào hỏi lãnh sự và hỏi thăm sức khỏe. Đây là một cách chào thông dụng của người Mỹ: gật đầu, giơ 1 tay lên nói

Bạn: Hi Sir/Madam, nice to meet you! How are you doing?

Lãnh sự: I’m great, thank you. How about you?

Bạn: Oh, I’m great too Sir/Madam. Thanks for asking.

3. Trong quá trình phỏng vấn bạn phải luôn vui vẻ, mỉm cười. Tự tin trả lời. Ráng thêm vào những câu nói vui, hài hước khi có thể, nếu bạn làm người ta cười đc thì tỉ lệ đậu của bạn gần như là chắc chắn rồi.

4. Trong quá trình phỏng vấn, nếu nghe ko đc câu hỏi hoặc ko hiểu, bạn phải hỏi lại chứ đừng im im rồi trả lời bậy nhé. Đừng sợ, hãy bình tĩnh hỏi lại. Một số câu dùng để hỏi lại 1 cách lịch sự:

I’m sorry Sir/Madam, I can’t hear what you just said. Can you say it again?
I’m sorry, I beg your pardon please! I can’t hear the question.

5. Quá trình chờ đợi trước mấy cửa phỏng vấn thường rất lâu. Bạn nên chọn vị trí ngồi làm sao mà có thể nhìn thấy càng nhiều lãnh sự càng tốt để xem cách người ta phỏng vấn & chuẩn bị. Ngoài ra bạn nên cố gắng nhìn vào mặt các lãnh sự & mỉm cười, gật đầu chào khi chạm mắt nhau. Nếu bạn may mắn vào đc cửa của lãnh sự đó, bạn sẽ chiếm đc cảm tình trước. Tăng tỉ lệ đậu của bạn lên rất nhiều

6. Trước khi đi phỏng vấn bạn nên sắp xếp hồ sơ mang theo cho hợp lý, để khi cần lấy giấy tờ gì là có liền. Ko đc làm mất thời gian, ko đc để lãnh sự đợi lâu.

7. Nếu ko may bạn bị đánh rớt, hãy mạnh dạn hỏi lại lý do tại sao. Giải thích lại một lần nữa để bác bỏ lý do người ta đưa cho mình. Có rất nhiều trường hợp win vào phút cuối như vậy 🙂 Người ta thấy mình mạnh mẽ, sẽ chấm lại cho mình đậu. Nếu ko đc, ít ra bạn cũng biết lý do vì sao mình rớt để lần sau cải thiện.

Đó là một số kinh nghiệm bản thân mình muốn chia sẻ với các bạn. Mong các bạn có một buổi phỏng vấn thật thuận lợi.

Tags: