Chứng minh tài chính khi đi du học tại Mỹ 2019

Chứng minh tài chính du học Mỹ là yêu cầu bắt buộc để có được visa du học Mỹ. Đây cũng là một trong những nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ với đặc thù kinh tế tại Việt Nam, việc chứng minh đầy đủ giấy tờ đôi khi sẽ khó khăn, phức tạp. Dưới đây là những lưu ý về chứng minh tài chính du học Mỹ các bạn nên tham khảo để có thể chuẩn bị tốt nhất cho dự định của mình nhé.

Chứng minh tài chính khi đi du học tại Mỹ 2019
Chứng minh tài chính khi đi du học tại Mỹ 2019

Chứng minh tài chính du học Mỹ cần đảm bảo gì?

Để chứng minh tài chính du học Mỹ  2019, trước tiên bạn và gia đình phải chuẩn bị tiền cho các khoản chi phí du học Mỹ cần cho quá trình làm hồ sơ cũng như học tập tại Mỹ cũng như chứng minh tài chính để xin được cấp visa du học. Chi phí mà du học sinh cần chi trả bao gồm 2 phần chính là học phí học tập tại trường và tiền sinh hoạt phí tại Mỹ.

Cùng với đó khi chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính, bạn và gia đình sẽ cần có sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng. Trong đó, số tiền trong số tiết kiệm cần đủ để chi trả cho 1 năm đầu tại Mỹ, chi phí cho những năm tiếp theo sẽ dựa vào thu nhập hàng tháng của bố mẹ hoặc người bảo trợ cho bạn. Ngoài ra, một số thông tin, giấy tờ về tài sản của gia đình sẽ giúp làm đẹp hơn cho hồ sơ của bạn.

Chứng minh tài chính du học Mỹ 2019 cần bao nhiêu tiền?

Trên thực tế, không có một con số chính xác nào có thể áp dụng cho tất cả các bạn du học sinh về khoản tiền mà các bạn cần đóng cho một năm học tại Mỹ. Học phí của mỗi trường khác nhau, chi phí sinh hoạt tại mỗi vùng là khác nhau, cùng với thói quen chi tiêu và cách quản lý tiền bạc sẽ dẫn đến những mức chi phí khác nhau với từng du học sinh.

Các bạn có thể tham khảo về tổng chi phí một năm khi đi du học Mỹ, bao gồm học phí và sinh hoạt phí theo mức trung bình sau:

  • Trung học: từ 15.000 đến 45.000 USD;
  • Cao đẳng cộng đồng: từ 15.000 đến 22.000 USD;
  • Đại học tư: từ 40.000 đến 65.000 USD;
  • Đại học : từ 25.000 đến 42.000 USD.

Tài khoản sổ tiết kiệm nên có ít nhất từ 850 triệu đến 1 tỷ đồng. Các gia đình có thể mở tài khoản tiết kiệm tại bất kỳ ngân hàng nào, thời hạn từ 12 tháng và gửi đơn vị tiền VND hoặc USD. Không có quy định bắt buộc về thời gian mở sổ khi nộp hồ sơ hoặc đi phỏng vấn tại lãnh sự quán, tuy nhiên cũng có nhiều trường yêu cầu thời gian mở tài khoản phải trước khi nhận I-20 từ 6 tháng trở lên. Nhìn chung thì sổ mở càng lâu thì càng tốt và càng có tính thuyết phục.

Bên cạnh đó, mức thu nhập hàng tháng của gia đình học sinh cũng cần đạt mức đủ khả năng chi trả cho những năm sau tại Mỹ. Thu nhập phải thỏa mãn, sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt của gia đình tại Việt Nam, phần tích lũy đủ để lo cho du học sinh và mức an toàn cho khoản thu nhập hàng tháng của gia đình cho con em đi du học Mỹ là từ 60 triệu vnd.

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ 2019 gồm những gì?

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ bao gồm ba phần chính là sổ tiết kiệm, thu nhập hàng tháng và tài sản. Theo đó, các giấy tờ cần thiết là sổ tiết kiệm và những giấy tờ chứng minh thu nhập theo từng ngành nghề riêng được liệt kê dưới đây:

Đối với cá nhân làm công ăn lương:
1: Hợp đồng lao động trên 3 năm, ghi rõ chức vụ, thời hạn làm việc, hình thức lương, quyết định bổ nhiệm nếu có.
2: Bảng lương hoặc sao kê lương 3-6 tháng gần nhất. Trong đó tổng thu nhập vào khoảng 500 triệu/năm.
3: Tờ khai nộp thuế cá nhân và xác nhận đóng bảo hiểm y tế.
Đối với hộ kinh doanh cá thể
1: Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương;
2: Chứng từ nộp thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng;
3: Giấy giải trình thu nhập cá nhân;
4: Hình ảnh minh họa về công ty, hoạt động kinh doanh (nếu có).
Đối với chủ công ty, doanh nghiệp
1: Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
2: Tờ khai thuế 3-6 tháng gần nhất;
3: Hình ảnh minh họa hoạt động kinh doanh của công ty (nếu có);
Tất cả các hồ sơ như hợp đồng giao dịch, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… nếu bạn cần dùng đến làm tư liệu cho cuộc phỏng vấn với CO.
Tuy nhiên, khi làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ, cần đặc biệt nắm rõ các thông tin, yêu cầu về chứng minh tài chính đối với từng loại hồ sơ. Khó khăn đối với các hồ sơ tài chính tại Việt Nam là thu nhập khi kê khai thuế không trùng khớp với thu nhập thực tế.