Đến thăm 3 nhà máy chế biến lúa gạo lớn vùng Sacramento – Mỹ

Đến thăm 3 nhà máy chế biến lúa gạo lớn vùng Sacramento đúng vào mùa lúa chín, cả đoàn đi vài chục người nhưng chắc rằng mình đã là người thu lợi nhiều nhất. Được xem tận mắt người Mỹ gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và chế biến qua đó hiểu tại sao gạo Mỹ lại thống trị thị trường thế giới còn nông dân của họ đều là những đại điền chủ vô cùng giàu có.

Vung Central Valley có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Muaf khô nắng từ tháng 4 cho tới tận tháng 10. Việc gieo trồng lúa bắt đầu từ tháng 5 khi tuyết trên những dãy núi đá granit Sierra Nevada tan chảy xuống theo hai hệ thống sông lớn qua hệ thống kênh rạch rồi vào đến cánh đồng mà trước đó đã được cày bừa phẳng phiu. Nông dân cho nước vào ngập trắng đồng với mực nước khoảng 10 cm, sau đó máy bay sẽ rải đều hạt giống đã được ngâm ủ. Hạt lúa theo trọng lực chìm xuống, nứt nanh, mọc rễ rồi bám chắc vào đất. Khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau chúng sẽ đồng loạt ngoi lên khỏi mặt nước khi đó toàn bộ vùng Sacramento bỗng nhiên trở thành một tấm thảm nhung xanh mướt khổng lồ. Công tác chăm sóc, phun thuốc trừ sâu bệnh đều được thực hiện bằng máy bay và có lẽ đây chính là lý do mà người Mỹ chia ô thửa rất đều, rất vuông, rất thẳng. Từ máy bay nhìn xuống trông y hệt những cái sân được lát gạch tráng men đều chặn chặn.
Những người nông dân ở đây hầu hết là người gốc Châu Âu từ Đức, Pháp, Ý sang định cư cả trăm năm trước, họ đã là những người thuộc thế hệ thứ 4-5. Mỗi hộ gia đình có diện tích khoảng từ 300 đến 5000 acres tức là khoảng 150 hecta đến 2000 hecta. Đất đai rộng, thóc gạo lắm nên họ đẻ nhiều, gia đình nào cũng đông con nhiều cháu, cuộc sống êm đềm trôi đi đời này qua đời khác.

Mùa thu hoạch cũng là mùa bận bịu nhất trong năm do lúa chín đồng loạt và phải thu hoạch xong trước mùa mưa. Nông dân Mỹ thường dùng máy tuốt lúa công suất lớn, giá một cái cả nửa triệu đô la, thu hoạch một ngày được khoảng 50 hecta. Lúa tuốt xong, không đóng vào bao mà xả thẳng vào xe bồn ngay đầu bờ sau đó đưa về nhà máy sấy. Cuối tháng 9 đầu tháng 10 vẫn là mùa khô ở đây, đêm se lạnh nhưng ban ngày nắng hanh, việc thu hoạch lúa cũng được bắt đầu từ khoảng 10h sáng khi cánh đồng đã khô hết sương đêm. Diện tích lớn và thời tiết thuận lợi nên nông dân có thể để lúa tự khô xác trên đồng sau đó mới tuốt mang về, độ ẩm hạt thóc lúc đó là từ 20%-22%.

Cuối tháng 10, thu hoạch lúa xong cũng là lúc bắt đầu mùa mưa, nước trên các sông bắt đầu dồn về những cánh đồng sau gặt. Rơm rạ khô ngâm nước sẽ hoai mục thành phân hữu cơ. Hạt thóc rơi vãi cùng với phần còn lại sau khi đã lấy đi hạt của cây lúa nơi côn trùng sinh sôi nảy nở là nguồn thức ăn vô tận cho họ hàng nhà chim di cư từ miền bắc xuống đây tránh rét. Chim dồn về nhiều đến nỗi làm xáo trộn cả cuộc sống vốn bình yên bởi sự ồn ào náo nhiệt của chúng và lúc này cũng là mùa nghỉ ngơi, mùa săn bắn chim của những người nông dân sau vụ mùa vất vả. Lúa trồng chủ yếu là giống Calrose, đây là giống khỏe, cứng cây, hạt to, cơm dẻo, không có mùi thơm. Năng suất lúa 10-13 tấn/ha. Mình lội vào ruộng lúa chín khô, ruộng nẻ toác, cây chen cây dày đặc, hạt lép lửng nhiều nhưng có vẻ cũng sạch bệnh.

Năng suất lúa cao, quy mô diện tích lớn, áp dụng hoàn toàn cơ giới hiện đại nên gạo Calrose bán ra có giá rất rẻ, cạnh tranh được với gạo của Thái, Nhật trên thị trường thế giới. Đây cũng là loại gạo phổ biến nhất mà người ta sử dụng nó làm cơm cuốn Sushi kiểu Nhật bản.

Nông dân Mỹ rất sướng, họ là người quyết định giá lúa khi bán, nếu được mùa thì giá tốt còn nếu mất mùa, sản lượng thấp do thiếu nước tưới giá bán sẽ bị đẩy lên cao. Ngoài ra họ còn được Chính phủ Mỹ hỗ trợ và bảo vệ thị trường trong nước bằng cách áo dụng hàng rào phi thuế quá như các tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao. Ví dụ những quy định về hàm lượng các chất hoa học tồn dư trong gạo. Đây cũng chính là nguyên nhân để lúa gạo VN khó vào được Mỹ. Vấn đề này lãnh đạo ngành bvtv của VN cần xem xét đưa ra những quy định hay chế tài để kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa việc sản xuất, nhập khẩu, lưu thông thuốc bvtv, đó cũng là một cách song hành cùng với doanh nghiệp xk gạo sản xuất ra sản phẩm tốt, an toàn như vậy chúng ta mới có cơ hội đưa gạo vn vào Mỹ, một thị trường khổng lồ với hơn 300 triệu dân.

Nói thêm về California, đây là bang có dân số và GDP lớn nhất nước Mỹ. California cũng là bang mà sự chênh lệch giàu nghèo thuộc diện lớn nhất nước Mỹ. Có khu vực ở Sanfrancisco, San Jose, Los Angeles nơi các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Apple.. bình quân đầu người khoảng 120 ngàn usd/năm còn những vùng xa trung tâm, người lao động giản đơn thu nhập không đến 10 ngàn usd.
Ở Thành phố có nhiều người vô gia cư, đứng đường xin ăn. Để kiếm một công việc làm tốt không hề đơn giản. Ở California, thạc sỹ, tiến sỹ đi lái xe UBER là chuyện rất bình thường. Nghe nói California có nhiều người nhập cư nhất nước Mỹ. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó số lượng đông đảo là người Philippines, Trung Đông, Trung Quốc và Việt Nam. Những người nhập cư có khuynh hướng sống thành vùng riê

Tags: