Du học – Định cư Canada: Hành trình từ Study Permit

Du học – Định cư Canada: Hành trình từ Study Permit – Work Permit – Provincial Nominee Program (PNP) – Express Entry – Permanent Resident (PR).

– Background:

+ 36 tuổi

+ Bằng đại học Tài Chính – Ngân Hàng ở VN và Bằng Thạc sỹ Tài Chính ở Australia.

+ 8 năm kinh nghiệm làm việc ngành ngân hàng ở VN.

– Kế hoạch đặt ra là trong vòng 2 năm sẽ nhận được chỉ định tỉnh bang (Provincial Nominee Program – PNP) để apply PR:

+ Học 1 năm để có được PGWP thời hạn 1 năm sau khi học xong.

Du học – Định cư Canada: Hành trình từ Study Permit
Du học – Định cư Canada: Hành trình từ Study Permit

+ Sử dụng 1 năm PGWP để tìm việc và đi làm: mục tiêu trong vòng 1 năm này sẽ tìm dc việc và đi làm fulltime 6 – 12 tháng để đủ điều kiện xin chỉ định tỉnh bang (PNP) của tỉnh Manitoba.

– Thực tế thực hiện:

+ Tháng 6/2017: Nhận Study Permit học khóa Postgraduate về Management 1 năm tại tỉnh Manitoba.

+ Tháng 1/2018: Từ bỏ vị trí quản lý tại ngân hàng ABC để cùng vợ (cũng đi học) sang Canada du học.

+ Tháng 1/2019: Học xong, xin Post Graduation Work Permit (thời hạn 1 năm từ tháng 4/2019 – 4/2020).

+ Tháng 2/2019: Xin được việc và bắt đầu đi làm fulltime job NOC nhóm B tại ngân hàng XYZ.

+ Tháng 3/2019: Tạo profile Express Entry.

+ Tháng 4/2019: Tạo profile xin chỉ định tỉnh bang Manitoba – Manitoba Provincial Nominee Program (MPNP).

+ Tháng 5/2019: Nhận Invitation để apply xin MPNP.

+ Tháng 9/2019: Nhận được chấp thuận MPNP, link MPNP lên Express Entry profile, được cộng thêm 600 điểm trên Express Entry profile.

+ Tháng 9/2019: Nhận Invitation để apply PR thông qua Express Entry.

+ Tháng 10/2019: Apply PR thông qua Express Entry.

+ Tháng 2/2020: Nhận được chấp thuận PR.

Như vậy là so với kế hoạch là sau 24 tháng sẽ nhận được MPNP thì thực tế là chỉ sau 20 tháng đã nhận được MPNP và sau 25 tháng thì có luôn PR.

Quan trọng nhất là làm thế nào để nhận được chỉ định tỉnh bang (PNP). Khi nhận được PNP, nếu link dc lên Express Entry profile thì apply PR online thông qua Express Entry trong vòng 6 tháng sẽ có PR, còn nếu ko thì apply PR hồ sơ giấy thông qua PNP vẫn chắc chắn sẽ có PR sau 12 – 18 tháng.

Mỗi tỉnh bang có điều kiện cấp chỉ định tỉnh bang (PNP) khác nhau. Các tỉnh lớn như Ontario hay thời tiết ấm hơn như British Columbia sẽ yêu cầu khó hơn về điều kiện công việc, thời gian làm việc tối thiểu hoặc chỉ chấp nhận một số ít ngành nghề rất hạn chế đồng thời sự cạnh tranh để nhận được một suất định cư (một chỉ định tỉnh bang trở thành thường trú dân) ở những tỉnh lớn này cũng rất gay gắt. Trong khi các tỉnh nhỏ như Manitoba, Saskatchewan thì yêu cầu dễ hơn – chỉ cần có việc làm ổn định 6 – 12 tháng là đã đạt được điều kiện đủ để được cấp chỉ định tỉnh bang (PNP) trở thành thường trú dân. Như vậy thì có thể thấy là kế hoạch trong vòng 12 tháng (thời hạn 1 năm của PGWP sau khi học xong) để xin được việc và làm việc fulltime 6 -12 tháng (điều kiện cơ bản để có được MPNP) là hoàn toàn khả thi.

Ngoài ra nếu cả gia đình cùng qua Canada, vợ/chồng có Study Permit để học thì người còn lại được cấp Open Work Permit để đi làm và các con (nếu có) được học trường công miễn phí. Tại Manitoba, trong thời gian vợ/chồng đang học, người còn lại sau khi đi làm fulltime tối thiểu 6 – 12 tháng thì cũng đủ điều kiện xin được MPNP để apply PR cho cả gia đình trong khi người kia có thể vẫn còn chưa học xong. Đây là phương án xin MPNP và PR rất hiệu quả và tiết kiệm dc rất nhiều thời gian.

So với các nước phát triển khác như USA, England, Australia va New Zealand hiện nay đã hạn chế nhập cư thì Canada đang dc đánh giá là dể nhập cư hơn, do đó việc nhập cư Canada sẽ ngày càng cạnh tranh và điểu kiện định cư sẽ khó khăn hơn. Cũng như so với khoảng hơn 5 năm trc thì hiện nay nếu chỉ ngồi ở VN mà muốn có dc PR Canada thì hoặc là phải giỏi rất xuất sắc (apply trực tiếp EE với điểm CRS phải tối thiểu 470+ thì mới có hi vọng) hoặc là phải rất giàu (apply 1 số ít còn lại các chương trình định cư đầu tư với chi phí dịch vụ và ký quỹ rất cao vì hiện nay phần lớn các chương trình định cư đầu tư cũng đã và đang chuyển qua hình thức chỉ cấp Work Permit để qua Canada mở doanh nghiệp chứ ko cấp luôn PR trực tiếp như trc đây). Do đó con đường tìm kiếm PR Canada thông qua du học vẫn là lộ trình khả thi và hiệu quả nhất.

Câu hỏi hiện nay rất nhiều bạn quan tâm nhất là nếu hi sinh công việc/sự nghiệp hiện có ở VN để qua Canada bắt đầu lại từ việc du học để tìm kiếm cơ hội định cư thì có khả thi ko??? Như mình đã đề cập ở trên, có khả thi hay ko phụ thuộc hoàn toàn vào việc mình có vạch ra được một lộ trình du học – định cư rõ ràng và phù hợp với bản thân/gia đình mình hay ko. Vì Canada hiện nay có hơn 50 chương trình định cư từ cấp liên bang đến tỉnh bang, mỗi tỉnh bang cũng có nhiều chương trình định cư cho từng đối tượng khác nhau như sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại tỉnh bang, người lao động tại tỉnh bang, người lao động nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đến tỉnh bang mở doanh nghiệp… nên phải tìm hiểu xem tỉnh bang nào và chương trình nào là phù hợp nhất đối với năng lực cá nhân/gia đình cũng như điều kiện tài chính của mình. Hiện tại tất cả các tỉnh bang Canada đều có các chương trình định cư ưu tiên riêng cho du học sinh tốt nghiệp tại chính tỉnh bang đó.

Rồi nhiều bạn cũng đang phân vân là nếu đi du học Canada như thế thì có thể sẽ được gì và mất gì???

– Những cái được: Đối với bản thân mình thì sau hơn 2 năm ở Canada mình đã có được thêm những cái sau:
+ 1 cái bằng Postgraduate về quản trị kinh doanh của Canada.
+ hơn 1 năm kinh nghiệm làm việc fulltime tại ngân hàng thương mại lớn nhất Canada và 1 năm kinh nghiệm làm việc partime ở vài lĩnh vực khác.
+ 1 cái Canadian citizenship cho con mình – cái này thì mình rất khuyến khích những couples nào đang có kế hoạch sinh con thì nên tận dụng cơ hội du học này để sinh con ở Canada nhé.
+ 2 cái Canadian PR cho vợ chồng mình.

– Những cái mất: Theo mình thì mỗi người có background, hoàn cảnh gia đình và sự nghiệp khác nhau cũng như quan điểm cá nhân khác nhau nên mỗi người sẽ có đánh giá khác nhau về những cái mất của riêng mỗi người.

Các bạn có thể search group “Đường đến Canada” để tham khảo thêm thông tin và kinh nghiệm của chính bản thân mình về du học, định cư và cuộc sống thực tế tại Canada.