Gà hay trứng có trước? Câu chuyện về gốc gác,họ tộc

Gà hay trứng có trước? Câu chuyện về gốc gác,họ tộc .Liệt kê những câu hỏi hooc búa nhất , và đây cũng nằm trong những câu hỏi hooc búa nhất . Câu hỏi kinh điển này đã gây rất nhiều tranh cãi , và cuối cùng thì các nhà nghiên cứu học đã có giải đáp câu trả lời .Từ trước đến nay, việc gà hay trứng có trước thì nghe có vẻ đều hợp lý nhưng không thể có câu trả lời sau cùng. Nếu gà có trước trứng thì ai “sinh” ra gà? Nếu trứng trước gà thì ai đẻ ra trứng? Sau đây cafeduhoc sẽ chia sẻ tới các bạn độc giả những thông điệp hay và cảm xúc thú vị nhất .

Gà hay trứng có trước? Câu chuyện về gốc gác, họ tộc

Gà hay trứng có trước?
Gà hay trứng có trước?
 
Tôi viết bài này nhân dịp vài chuyện liên quan tới cá nhân tôi về vấn đề nguồn gốc, đại khái là cái họ tôi đang mang có gốc từ đâu, tuy nhiên nó là một câu chuyện tổng quát
và có lẽ cả ví dụ mà tôi sử dụng (như đã nêu trong tiêu đề là chuyện con gà và quả trứng) cũng là vấn đề nhiều người quan tâm.
 
Để câu chuyện bắt đầu một cách dễ chịu và đỡ nhàm chán, tôi xin đi luôn vào cái ví dụ thú vị tôi mới nhắc trên.
Ví dụ này, nói một cách chính xác và hàn lầm thì người ta gọi là Nghịch lý quả trứng và con gà. Chắc ai cũng đã biết nội dung của nó nên tôi chỉ nhắc sơ qua:
Trứng nở ra gà, gà đẻ ra trứng. Vậy trứng và gà cái nào có trước?
 
Nghịch lý này tỏ ra thú vị vì biết bao nhiêu năm vẫn chẳng sao mà người ta giải được nó.
Nhiều nhà sinh vật học sau này vào cuộc với mục đích tìm hiểu xem quả trứng được tạo thành từ những thành phần buộc phải có từ con gà nhiều hơn (gà có trước)
hay ngược lại (trứng có trước) nhưng xem ra vẫn chẳng có kết quả cụ thể mặc dù ban đầu nhiều người đã hùng hồn tuyên bố rằng gà có trước vì trong vỏ trứng có ovocleidin-17 là protein cơ bản của gà. Nhưng tất nhiên, bất cứ người phản bác nào cũng có thể nói “Còn tôi thì biết chắc cả con gà chui ra từ bên trong cái vỏ trứng cơ.” …
 
Vậy thì câu chuyện bao giờ mới kết thúc?
Tất nhiên nó chẳng bao giờ kết thúc …, trừ khi người ta xem lại lịch sử tiến hóa, dùng một chút tư duy logic để nhận ra bản chất của câu hỏi … ngu ngốc này!
Ngày nay ai được học hành tử tế một chút cũng biết loài chim tiến hóa từ loài bò sát, cụ thể là từ một nhánh khủng long thời xưa. Và hiển nhiên gà cũng
là một trong những hậu duệ thuộc một nhánh sau này tách ra
 
Nói cách khác, tạm chưa xét đến trước cả khi cá lên bờ tiến hóa thành bò sát và xa xưa hơn nữa khi tổ tiên của cá là những động vật sơ đẳng nhất,
thì tạm lấy mốc là con gà (đại diện của loài chim) đã được tiến hóa mà thành từ một con khủng long (đại diện của bò sát).
 
Trong hình bạn thấy, hình trên là mô phỏng các giai đoạn tiến hóa cơ bản do các nhà khoa học cho bạn biết, một con thằn lằn đã tiến hóa ra sao để sau hàng chục triệu năm có được những con chim như ngày nay. Trong khi đó hình dưới là một hình vui tôi … lấy trên Google, nó mô tả sự sự biến đổi từ một con khủng long để thành một con gà.
 
Mặc dù hình dưới mang tính vui vẻ thôi, nhưng nó phản ánh 1 thực tế mà nhiều người có thể quên mất nếu chỉ nhìn hình trên.
Đó là: con khủng long không thể đẻ ra ngay con gà, mà phải qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Hàng chục triệu năm … tôi sẽ để các bạn tự ước tính có bao nhiêu thế hệ khủng long/gà để có sự biến đổi đó.
 
Điều đó có nghĩa là mỗi thế hệ, sự biến đổi là cực kì nhỏ. Nhỏ tới mức bạn không thể nhìn thấy được nếu so sánh hai thế hệ liền nhau, giống như bạn tự so sánh mình với cha mẹ mình vậy, ngoài vẻ ngoài như nét mặt, chiều cao thì cấu tạo sinh học chẳng có tí khác biệt nào cả
(trong khi thực ra chúng ta vẫn có sự tiến hóa và vài triệu năm nữa các con cháu của bạn chắc chắn rất khác bạn bây giờ).
 
Nếu bạn đã hiểu ý, thì vậy đấy, vấn đề là qui ước.
Chúng ta sẽ chọn tổ tiên bao nhiêu đời của con gà ngày nay và gọi nó là gà? Vì như trên đã nói, nên nhớ rằng một con …
rất giống gà ngày nay thì có nghĩa là bố mẹ nó cũng rất giống, bạn khó mà gọi nó là gà và gọi bố mẹ nó là khủng long.
 
Thôi thì cứ cho là bạn sẽ chọn bừa một điểm mốc và gọi một con vật nào đó khá giống gà ngày nay là con gà và cha mẹ nó dù giống nỏ gấp 1 tỷ lần con gà ngày nay, bạn vẫn cứ bắt nó phải làm khủng long.
Vậy thì nghịch lý đã được giải chưa? Xin thưa là vẫn chưa!
 
Mẹ khủng long đẻ ra trứng. Trứng nở ra gà. Vậy quả trứng đó bạn gọi là trứng khủng long hay trứng gà?
 
Nếu là trứng khủng long thì con gà không liên quan, trứng của nó mới gọi là trứng gà => con gà có trước quả trứng gà.
Nếu là trứng gà thì quả trứng đó nở ra con gà đầu tiên => quả trứng gà có trước con gà.
 
Vậy vấn đề thật đơn giản: Hãy chọn qui ước theo cách mà bạn thích!
Dù vậy, nếu xét một cách thật sâu xa đến tổ tiên xa xưa nhất của bò sát và chim là các loài cá tiền sử, khi chúng bắt đầu biết đẻ trứng thì chúng ta biết rằng chúng cũng vốn tiến hóa từ các động vật sơ khai (đơn bào rồi đa bào) mà thành. Khi có động vật rồi thì nó mới đẻ trứng được chứ không ai gọi mấy cái tế bào đầu tiên là trứng cả. Xét theo cách đó thì có thể nói động vật có trước, trứng có sau.
 
Dù vậy, áp dụng xuyên thời gian đến mấy tỷ năm sau để nói là gà phải có trước trứng thì e là không phải ai cũng thấy thuyết phục. Thế nên tôi chỉ dẫn ra cái cơ sở vậy. Tôi thì không phải chuyên gia về sinh vật học, nhưng những kiến thức cơ bản này thì tôi biết, và nhiều người khác cũng biết, chỉ là chúng ta sử dụng logic ra sao thôi.
 
 
 Nhưng nói thật là tôi không quan tâm nhiều lắm xem các cụ đời <1 (tạm gọi theo Toán học thế vì cụ tổ đầu tiên có họ Đặng Vũ được coi là đời 1) có họ chính xác là gì.
Cho đến gần đây, qua các phương tiện mà chủ yếu là mạng xã hội tôi mới thấy người ta nói xa xư các cụ đó là họ Vũ,
và thế là tôi nghiễm nhiên thường xuyên “vô tình” được đọc các phát biểu, các bài viết về họ Vũ dù tôi … chả quen ông nào ở những cái nơi đó. Đã thế, gần đây lại mới thấy người ta bảo họ Vũ và họ Võ vốn cùng một gốc (chắc giữa chừng có một cụ nào đó nói ngọng chăng) và thế là lại thêm rất nhiều câu chuyện thú vị khác nữa xuất hiện.
 
Lẽ ra thì tôi cũng không quan tâm và có quan tâm cũng chỉ cho biết, nhưng cái việc người ta nói họ mà tôi, bố tôi, ông nội tôi, các chú bác, cụ kị nhà tôi đều mang là không đúng gốc gác làm tôi thấy khó chịu. Vì thế nên tôi mới nhớ lại câu chuyện quả trứng và con gà.
 
Con người cũng tiến hóa nhiều triệu năm (tính từ khi xuất hiện những động vật linh trưởng đầu tiên) và bản thân văn minh loài người cũng hàng nghìn năm nay.
Ngày trước, làm gì có những họ như bây giờ. Vì nhu cầu tổ chức xã hội nên cái họ mang trên người của chúng ta trở nên cần thiết
và tất nhiên tôi không phủ nhận là nó mang đến sự gắn kết của những người cùng huyết thống.
 
Thế nhưng khi cái sự gắn kết trở nên gượng gạo, cái sự nhận họ không còn để mà nhận ra người thân, mà yêu mến nhau
(xa đến hàng chục đời và chưa từng gặp thì vị nào dám hiên ngang nói là quí mến nhau thật là cái mặt dày chắc phải như vỏ Trái Đất),
mà là để tìm vài “người sang” mà “làm họ” hay để tụ tập theo kiểu cục bộ thì lúc đó cái sự chung gốc gác chẳng còn ý nghĩa nữa.
 
Trong cuộc sống hiện đại, quan trọng là bạn làm gì cho xã hội, chứ không phải bạn có ông chú, ông bác bảy đời nào đó làm gì cho xã hội.
Tôi có thể kính trọng bạn nếu bạn là một nhà giáo, một kĩ sư, một anh xe ôm, … có lương tâm và biết đóng góp cho đời,
chứ chả mảy may thán phục vì bạn có ông anh họ được phong anh hùng hay cái con khỉ gì tương tự. Nếu cứ nhận tổ chung để thờ, để nhận nhau và … đi khoe, thì tua ngược về vài triệu hay hơn 1 tỷ năm trước, sẽ thấy ngày nay cả thế giới này đều là chung huyết thống cả.