Hãy sống linh hoạt trong suy nghĩ? để giúp bạn thành công hơn

Chúng ta đều tự đặt ra những hình mẫu trong cuộc sống. Chúng ta tự gán cho mình cái nhãn mác thế này hay thế khác và có vẻ tự hào về quan điểm và niềm tin của mình. Chúng ta đều thích đọc những tờ báo in sẵn, xem cùng chương trình truyền hình hay phim truyện giống nhau, mua đồ cùng cửa hàng, ăn cùng những thức ăn mình ưa thích, mặc cùng loại quần áo. Cũng tốt thôi. Nhưng rồi chính chúng ta đã tự làm thui chột những khả năng khác của mình, chúng ta trở nên buồn tẻ, nhạt nhẽo và vô vị và vì thế chúng ta bị đánh bật.

Hãy sống linh hoạt trong suy nghĩ? để giúp bạn thành công hơn
Hãy sống linh hoạt trong suy nghĩ? để giúp bạn thành công hơn

Đừng xem cuộc đời như kẻ thù địch, hãy xem nó như đối thủ thân thiện trên sàn đấm bốc

Hãy nhìn cuộc sống như một chuỗi những cuộc phiêu lưu. Mỗi cuộc phiêu lưu như thế là một cơ hội để vui thú, để học hỏi, khám phá thế giới, mở rộng kinh nghiệm và mối quan hệ bạn bè, để kéo dài đường chân trời của bạn. Chấm dứt chuỗi phiêu lưu đó đồng nghĩa với việc bạn cũng chấm hết.

Ngay giây phút ai đó đề nghị cùng phiêu lưu, để thay đổi suy nghĩ, để thoát khỏi chính mình, thì hãy nhập cuộc và xem chuyện gì xảy ra. Và nếu nó làm bạn sợ, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể quay lại vỏ ốc của bạn ngay khi mọi chuyện kết thúc, tất nhiên là nếu bạn muốn.

“Linh hoạt cảm xúc có nghĩa là nhận thức và chấp nhận tất cả các cảm xúc của bạn, thậm chí rút ra được bài học từ những cảm xúc khó chịu nhất”, một câu nói rất hay trong Vượt Bẫy Cảm Xúc của tiến sĩ Susan David, để tỏ ra tích cực mà phải phớt lờ đi cảm xúc thật của mình thì đó không phải là một cách hay. Thói quen “dán mặt cười” này khiến người ta dễ dàng trở nên hời hợt và đóng băng cảm xúc

Để sống rộng mở với cuộc đời, bạn hãy để ngỏ cho mình những lựa chọn, hãy tiếp tục suy nghĩ và linh hoạt trong những suy nghĩ ấy, hãy sẵn sàng bất cứ khi nào giông bão nổi lên và thề có Chúa, những cơn bão luôn ập đến vào lúc bạn không ngờ tới. Ngay giây phút bạn để mình sa vào khuôn mẫu, bạn đã tự để mình bị loại khỏi cuộc chơi.

Xây dựng tính linh hoạt cho bản thân

Điều kiện tiên quyết để xây dựng sự linh hoạt là không ngại va chạm. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cởi mở và can đảm đón nhận những thay đổi trong cuộc sống, sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn để xoay sở trong nhiều tình huống.

Chúng ta cũng cần rèn luyện khả năng quan sát, tuy duy và đúc kết sự việc. Điều này cải thiện sự hiểu biết của bản thân đối với nhiều sự vật, sự việc khác nhau. Rèn luyện được khả năng này cũng sẽ xây dựng cho chúng ta một nền tảng lý luận vững chắc cho bản thân để dễ dàng ứng phó trong mọi tình huống khó khăn xảy ra, đặc biệt là với những cá nhân công tác trong những lĩnh vực yêu cầu có cái nhìn bao quát về bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế…

Yếu tố thứ ba là bớt cầu toàn. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì khi bạn quá cầu toàn, thì bạn dễ bị đóng khung, bó buộc trong những quy tắc cứng nhắc của bản thân mình, làm khả năng thích ứng của bạn bị kém đi. Một mặt khác, người cầu toàn thường tạo cho người đối diện có cảm giác bị áp lực bởi những mong muốn, những quyết định của họ trong tập thể, vì thế mà người cầu toàn dễ bị tập thể e ngại, không chia sẻ những kế hoạch và dự định chung.

Làm mới mình mỗi ngày cũng là một bước để tạo nên con người linh hoạt. Chúng ta nên có ý thức thay đổi mình trước khi bị thay đổi bởi những yếu tố tác động của môi trường xung quanh.

Có nhiều người cho rằng, linh hoạt thường đồng nghĩa với việc thỏa hiệp, nhượng bộ với người xung quanh trong các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè. Vì thế, họ lo sợ họ sẽ bị mất đi một số nét tính cách, hoặc cao hơn nữa là sự quyết đoán trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, sự linh hoạt không hoàn toàn đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, nó chỉ đơn thuần là khả năng cởi mở và thích nghi khi những điều kiện xung quanh thay đổi. Nghĩa là sự thích nghi đó là sự thay đổi về mặt phương pháp hay chiến thuật ứng xử trong mọi việc, tuy nhiên không thay đổi mục tiêu hoặc hệ giá trị của bản thân.

Có một mối liên hệ lớn giữa người bảo thủ và người không linh hoạt. Người bảo thủ chắc chắn không thể linh hoạt, tuy nhiên, người không linh hoạt không phải là người bảo thủ, chính vì thế nhà lãnh đạo cũng không nên vội vàng kết luận điều này ở nhân viên khi chưa có sự tìm hiểu rõ ràng. Khi một người bảo thủ, họ sẽ triệt tiêu tất cả những ý kiến đóng góp xây dựng hoặc chính kiến của người khác, còn người không linh hoạt thì chúng ta có thể thay đổi họ, bằng cách tạo cho họ có một điều kiện tốt để thích nghi và điều chỉnh tác phong của mình trong điều kiện đó.

Như vậy, ở đây chúng ta thấy vai trò của sự thay đổi là quan trọng nhất trong quá trình rèn luyện sự linh hoạt. Nhưng khi thay đổi, ta nên nghĩ đến việc thay đổi tác phong một cách chủ động, chứ không thay đổi để đối phó với những yếu tố chi phối, cụ thể như : đi học một lớp nâng cao nghiệp vụ trái ngành để hiểu biết thêm về thị trường, chứ không phải đến điểm danh đủ buổi để có được bằng cấp để thăng tiến khi có nhu cầu.

Và đễ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình trong bối cảnh thay đổi thích nghi với hoàn cảnh, mỗi người cần nhận thức rõ được lý do mình thay đổi (chuyên môn, phòng ban…) để có một lộ trình thích hợp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tránh tình trạng nhảy việc một cách vội vàng, hoặc vướng giữa nhiều lựa chọn công việc không phù hợp.