HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE

Trở thành người biết lắng nghe là một trong những kĩ năng sống quan trọng nhất cũng như có ảnh hưởng lớn nhất mà bất cứ ai cũng có khả năng sở hữu được. Tại sao tất cả chúng ta lại không có chứ?

HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE
HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE

Trong xã hội, chúng ta sống trong xu hướng tham lam được nói hơn là lắng nghe, bởi điều đó thỏa mãn nhu cầu bản năng ẩn sâu trong mỗi chúng là: được thể hiện, được tôn trọng. Tuy nhiên đây chính là vấn đề, bởi chúng ta nghĩ vậy nhưng thực tế không phải vậy, khi ai cũng muốn được gặp người khác trong xã hội và lại luôn miễn cưỡng lắng nghe họ. Các mối quan hệ trở nên ích kỷ.


Người biết lắng nghe sẽ thúc đẩy, động viên những người khác. Chúng ta thường khó hiểu rõ được suy nghĩ của chính mình, những thứ tưởng mình hiểu rõ nhưng đi sâu vào lại không phải. Trong hầu hết trường hợp với mục tiêu nào đó ta không biết trước được khó khăn hay phần thưởng của nó đưa đến. Lúc này khoảng cách giữa thành công và thất bại chỉ là một sự chia sẻ, góc nhìn khác và một lời động viên: hãy tiếp tục thử một lần nữa – của một người biết lắng nghe.

Người lắng nghe giỏi luôn tách rời sự bất đồng và chỉ trích. Có một lối suy nghĩ rằng bất đồng đồng nghĩa với thù địch, và đôi khi điều đó đúng. Nhưng người biết lắng nghe luôn cho thấy họ thích bạn những cũng đồng thời có thể không đồng ý với bạn, bởi vậy mọi lúc họ đều mang đến nhiều niềm vui. Những điều họ đang làm rất đơn giản nhưng vô cùng giá trị.

Lắng nghe để thấu hiểu:

Thấu hiểu người khác không đơn giản là một thử thách về mặt nhận thức, mà còn là thử thách về mặt cảm xúc, vì nó mâu thuẫn với những động lực dựa trên bản sắc của chúng ta. Khi bạn cảm thấy khó chịu với những người có quan điểm khác mình trong một vấn đề nào đó, và bạn tự hào nghĩ mình là người có quan điểm đúng về vấn đề đó, thì việc thấu hiểu những người đó sẽ khiến bạn thấy không thoải mái, như thể đã phạm phải một điều cấm kỵ nào đó. trích một đoạn trong sách “ Tư duy truy tìm sự thật” , mot


Trong cuộc sống nếu không biết lắng nghe, chúng ta không thể nhận ra cái sai của mình để khắc phục. Mỗi người cần phải hạ thấp “cái tôi” của mình xuống, phải chấp nhận những ý kiến trái chiều, đừng biến mình thành người ích kỉ, bị mọi người xa lánh. Hãy dùng sự chân thành để lắng nghe, đó là cách giúp chúng ta có thể xây dựng lòng tin từ người khác.

Người biết lắng nghe

– Sử dụng giao tiếp bằng mắt hợp lý.

– Chú ý đến những biểu hiện bằng lời và không lời của người nói.- Kiên nhẫn và không ngắt lời người nói (chờ cho đến khi người nói dứt lời).

– Có sự phản hồi, thông qua biểu hiện bằng lời và không lời.

– Đặt câu hỏi bằng giọng điệu không mang tính đe dọa.

– Tóm tắt hoặc diễn đạt lại ý của người nói.

– Cung cấp những thông tin phản hồi mang tính xây dựng.

– Có sự đồng cảm (hiểu được ý của người nói).

– Thể hiện sự thích thú đối với người nói bằng cảm xúc chân thật

– Thể hiện thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe.

– Không chỉ trích, mà cũng không nhận xét gì.

– Cởi mở.

Người không biết lắng nghe

– Ngắt lời người nói (không kiên nhẫn).

– Không giao tiếp bằng mắt (mắt nhìn quanh quất).

– Lo ra và không chú ý đến người nói.

– Không có hứng thú đối với người nói (không quan tâm; ngồi mơ màng).

– Không có hoặc có rất ít thông tin phản hồi (bằng lời hoặc không lời).

– Luôn thay đổi đề tài.

– Luôn phê bình.

– Suy nghĩ khép kín.

– Nói quá nhiều.

– Thường xuyên bận tâm về việc riêng.

– Đưa ra những lời khuyên không được mong đợi.

– Quá bận rộn nên không thể lắng nghe.