Kinh nghiệm đi dịch thuật công chứng gửi các trường tại Mỹ

Kinh nghiệm đi dịch thuật công chứng gửi các trường tại Mỹ. Sau đây là kinh nghiệm đi dịch thuật công chứng gửi các trường tại Mỹ mà các du học sinh cần lưu ý về dịch thuật công chứng.

1. Các tài liệu hay được dịch thuật công chứng

– Học bạ, bảng điểm lớp 9, cấp 3.

– Thư giới thiệu thầy cô giáo, người giới thiệu.

– Giấy tờ chứng minh tài chính: xác nhận thu nhập, giấy xác nhận tài khoản ngân hàng. Thông thường hai loại giấy tờ này sẽ có mẫu song ngữ, nhưng cũng có các cơ quan chỉ có bản tiếng Việt các em cần dịch thuật phần này.

– Một số giấy tờ liên quan khác đang chỉ có bản tiếng Việt.

2. Tại sao cần dịch thuật công chứng?

Apply tới các trường tại Mỹ thì điều cần thiết là các em cần phải truyền đạt toàn bộ những kết quả, thông tin, thông điệp, ý tưởng sao cho trọn vẹn bằng ngôn ngữ mà nhân viên tuyển sinh có thể hiểu và đương nhiên đó là tiếng anh. Những tài liệu nêu tại mục 1 nếu bằng tiếng Việt – họ đọc không hiểu thì việc truyền tải coi như thất bại --> hồ sơ của các em có thể tốt nhưng cũng có thể mất cơ hội nếu đưa tới họ những tài liệu mà đọc cũng không hiểu?

Do vậy, dịch thuật các tài liệu là cách mà chúng ta chuyển tiếng việt thành tiếng anh – ngôn ngữ để họ có thể hiểu được.

3. Hiểu đúng về dịch thuật công chứng tài liệu khi làm hồ sơ học bổng du học Mỹ.

Công chứng thực sự không có giá trị lắm đối với hội đồng tuyển sinh trường tại Mỹ bởi họ còn không biết là dấu, tư cách pháp nhân của những người được ký và đóng dấu công chứng viên như thế nào ở Việt Nam, họ thực sự chỉ quan tâm đến nội dung viết tại các giấy tờ này ra sao mà thôi.

Chỉ biết rằng:

– Các thông tin khi các em khai trên Common app, CSS… các em đều phải đồng ý về điều khoản các thông tin đều xác thực, nếu sai thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sau này kể cả là em được nhận rồi, trường cho tiền rồi hay kể cả là học ở trường rồi mà có bất kỳ một report nào liên quan đến gian lận trong quá trình apply thì trường đều có thể đình chỉ học, thu học bổng…

– Các thông tin gửi tới trường, các em cần ưu tiên việc: làm thế nào để nhân viên tuyển sinh (những người đọc hồ sơ của mình họ hiểu được ý tứ, ý tưởng mà các em đang muốn trình bày tới họ), tất nhiên gửi riêng tiếng việt thì họ sẽ không đọc tài liệu đó rồi, mà dịch công chứng nhưng công chứng viên họ dịch không đúng ý (vì thực tế chuyên môn của họ cũng không hẳn giáo dục) thì bản công chứng đó đôi khi còn là điểm trừ bộ hồ sơ. Nên làm cách nào để đảm bảo thông tin chính xác + thuận tiện tới trường thì sẽ lựa chọn.

4. Lưu ý khi dịch thuật công chứng tài liệu:

– Tìm đơn vị dịch thuật công chứng có trình độ, dịch truyền tải được hết ý tưởng cần trình bày thông qua câu chữ. Tốt nhất vẫn là cùng soát & điều chỉnh nội dung cùng với người dịch của đơn vị này.

– Các file đã công chứng thì các bạn cần scan bản gốc tiếng việt + bản dịch + phần xác nhận công chứng vào cùng 1 file pdf và gửi đi.

5. Lời khuyên:

Các em chỉ cần làm đúng với thực tế hồ sơ của các em, gửi nguyên bản dịch tiếng anh cũng được, gửi bản gốc kèm bản tiếng anh cũng được. Vì có vấn đề gì liên quan đến xác minh thông tin, trường sẽ thông báo ngay qua email/portal của trường để yêu cầu thêm học sinh bổ sung. Gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm cũng là 1 trong các cách confirm thông tin, bên cạnh đó cũng có trường còn đặt lịch phỏng vấn học sinh trước khi ra quyết định mà (như Dickinson, Yale…nói chung là Alumni của các trường các bạn làm ở VN cũng nhiều)

Nguồn: Trịnh Diệu Ly.