Năm 2017, mình tính xin học bổng đi du học Úc, nên đã ôn luyện và thi IELTS Academic để làm hồ sơ xin học bổng. Tuy nhiên sau đó, kế hoạch của mình thay đổi. Con đường định cư Canada năm 2017 dễ dàng và rộng mở hơn, nên mình đã chuyển hướng sang thi IELTS General Training. Mình ôn thi 1 tháng cho Academic và chỉ 1 tuần cho General Training, nhưng vẫn đủ để đạt 8.0 IELTS.

Mình không có khả năng gì đặc biệt, chưa từng đi du học nước ngoài, không luyện tiếng anh ở bất kì trung tâm nào, tiếp xúc với tiếng anh chủ yếu qua nghe nhạc và xem phim. Theo quan điểm của mình, việc “tự ôn IELTS” là hoàn toàn khả thi, bạn chỉ cần có một kế hoạch ôn tập khoa học và phương pháp học tập đúng đắn. Sau khi thi, mình có truyền lại kinh nghiệm và lộ trình tự học IELTS của mình cho một số bạn (trong đó có bạn chồng mình – dân khối A) và bạn ấy đã áp dụng và ôn thi đạt 7.0 IELTS cả Academic và General Training cũng chỉ trong vòng 1 tháng.

Ở đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách học của mình – chỉ với 2h học tập nghiêm túc mỗi ngày để đạt IELTS 8.0 trong 1 tháng.

Dưới đây là 3 bước mà mình đặt ra để follow khi bắt đầu quá trình học IELTS:

  • Tự đánh giá và Đặt mục tiêu
  • Lên lộ trình học
  • Nghiêm túc thực hiện

I. TỰ ĐÁNH GIÁ và ĐẶT MỤC TIÊU

Hồi mình bắt đầu học IELTS, việc đầu tiên mình làm là tự mình nghiêm túc làm 1-2 bài thi thử Listening và Reading (lấy trong bộ Cambridge IELTS) rồi chấm điểm xem mình được bao nhiêu điểm. Riêng phần Writing và Speaking thì khó hơn do mình không thể tự chấm điểm cho mình được. Cách mà mình làm là tìm các bài mẫu của các band điểm và đọc/nghe thử. Sau đó mình tự ngồi viết lại/nói lại bài đó trong thời gian bài cho phép xem khả năng nhớ và diễn đạt của mình đến đâu, rồi nhờ một người có kinh nghiệm về IELTS chấm giúp.

Ngày đó khi làm thử đề lần đầu, do chưa có kĩ năng và kinh nghiệm làm bài mình chỉ được 5.5. Điểm yếu của mình là chưa có phản xạ nghe và take note trong bài Listening, chưa có kĩ năng tìm ý và keyword trong bài Reading, chưa có kĩ năng viết bài luận theo format của bài IELTS writing, và sự thiếu tự tin, bí từ trong bài Speaking. Quy trình tự làm đề để đánh giá bản thân trên theo mình là cực kì quan trọng. Bởi nó giúp bạn biết điểm mạnh/điểm yếu của mình. Đồng thời bạn hiểu được dạng đề thi, cấu trúc bài thi để rồi sau đó có hướng ôn tập đúng hơn. Sau khi biết được trình độ bản thân, mình mới có thể đặt được mục tiêu và lên lộ trình học tập một cách bài bản được.

Xây dựng lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu như thế nào?

1. Hiểu rõ trình độ bản thân

Để xây dựng lộ trình học IELTS phù hợp, bạn cần hiểu rõ trình độ tiếng Anh của bản thân để có phương pháp cải thiện những mặt còn hạn chế, tránh đi lan man mà không hề mang lại kết quả nào.

Thông thường, khi tham gia các khóa học IELTS cho người mới bắt đầu, trình độ học viên sẽ nằm ở 02 nhóm đối tượng phổ biến:

Nhóm 1: Người mất gốc tiếng Anh hoặc chỉ biết chút ít về tiếng Anh, các kỹ năng còn yếu.
Nhóm 2: Người đã có kiến thức nền về tiếng Anh, nhưng chưa từng luyện IELTS.

Ngoài ra, để biết chính xác trình độ và năng lực của bản thân, bạn có thể đăng ký tham gia các bài kiểm tra năng lực đầu vào tại trung tâm có tổ chức các khóa học IELTS, tại đây bạn sẽ được đánh giá các kỹ năng một cách chính xác nhất.

2. Bạn học IELTS để làm gì?

Sau khi hiểu rõ trình độ của mình, bạn cần biết mục đích học IELTS, để từ đó có định hướng tốt hơn. Vì IELTS có 02 dạng:

IELTS Academic: dành cho những học viên muốn trở thành du học sinh, nhằm đánh giá khả năng người học có thể tham gia nghiên cứu và học tập bằng tiếng Anh ở bậc Đại học và sau Đại học hay chưa.
IELTS General: dành cho những học viên mong muốn định cư cũng như phục vụ cho công việc tại nước ngoài.
Dù bạn học IELTS nhằm mục đích gì, hãy luôn nhớ rằng IELTS đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng và bạn sẽ phải nghiêm túc đầu tư thời gian, công sức để đạt được số điểm như ý vì kiến thức IELTS rất rộng, bạn phải thật sự thành thạo cả 04 kỹ năng.

3. Lộ trình để bắt đầu khóa học IELTS cho người mới

luyện ielts speaking

A. Khởi động:
Lúc này bạn chỉ mới ở vạch xuất phát với con số 0 tròn trĩnh, vậy tại sao không thử đặt mục tiêu 3.0 hoặc 4.0 cho mình?

Hãy dành ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày để luyện tập đều đặn tầm 3 – 4 tháng. Tất nhiên, giai đoạn này bạn không cần những kiến thức IELTS chuyên sâu, thay vào đó hãy trang bị những kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản cũng như học cách phát âm. Đặc biệt là ngữ pháp, vì nó sẽ theo bạn xuyên suốt cả 04 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.

Bạn có thể tham khảo quyển “Cambridge – Grammar for IELTS” để tránh tình trạng học lan man những điểm ngữ pháp không cần thiết nhé. Bên cạnh đó, bạn nên tập trung vào các điểm ngữ pháp như: thì tiếng Anh, chức năng và vị trí danh từ, động từ, tính từ và trạng từ, giới từ, mệnh đề quan hệ (relative clause), câu bị động (passive voice), các cấu trúc câu so sánh.

Về phần từ vựng: bạn nên có một cuốn sổ ghi chép của riêng mình với những từ cần học và thường xuyên mở ra ôn lai. Quyển Oxford word Skill hoặc Vocabulary in use sẽ là 02 ứng cử viên sáng giá cho bạn. Một số chủ đề bạn cần lưu ý kỹ là: People, Home, School & Workplace, The World, Leisure, Technology, Social Issues.

Về phát âm: Nếu bạn hoàn toàn mất gốc tiếng Anh, chúng tôi khuyên bạn nên học bảng âm tiếng Anh trước. Có 02 quyển sách phù hợp cho bạn là: Pronunciation in use và American Accent Training (nếu bạn thích giọng Anh – Mỹ).

Tuy nhiên, nếu bạn là người đã có một nền tảng tiếng Anh trước đó, thì nên chuyển sang học phát âm kết hợp với việc luyện nghe để tránh cảm giác nhàm chán. Đối với cách này, bạn có thể chọn một số chủ đề trong quyển “Basic IELTS Listening” như:

Names & Places
Numbers
Survival English
Popular Science
Academic English

Sách không chỉ cung cấp và mở rộng vốn từ vựng, mà còn giúp các bạn làm quen với format đề listening của IELTS.

A1. Luyện kỹ năng Nghe và Đọc

Sau khi hoàn thành bước khởi động, bạn đã tự tin có một kiến thức nền, có thể bắt đầu làm quen với format của IELTS trong giai đoạn này bằng cách giải đề và nên lưu ý một số format thường xuất hiện trong phần IELTS Reading như:

Matching Headings
True/False/Not Given
Matching Paragraph Information
Summary Completion
Sentence Completion
Multiple Choice
List Selection
Choosing a Title
Categorization
Matching Sentence Endings
Table Completion
Flow Chart Completion
Diagram Completion
Short Answer

Đối với Reading, bạn sẽ cần làm quen và trau dồi 02 kỹ năng:

Skimming: kỹ thuật đọc lướt để nắm được ý chính của bài. Thường sẽ tập trung vào các đoạn chủ đề, câu chủ đề để nắm được ý chính, chú ý trả lời các câu hỏi quan trọng như who, what, which, where, when, why cũng như những danh từ riêng, địa điểm, các con số, linking words.
Scanning: kỹ thuật đọc nhanh để nắm được từ khóa, thông tin và dữ liệu cần thiết để trả lời câu hỏi mà không cần đọc hết bài.

Quyển sách giúp các học viên mới làm quen với các dạng bài Listening & Reading trong đề thi IELTS là:

Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5.
Collins Reading for IELTS
Collins Listening for IELTS

Về IELTS Listening, bạn sẽ bắt gặp các dạng bài như:

Multiple Choice Question
Form Completion
Sentence Completion – Summary Completion
Table Completion
Labelling a Map/Diagram
Matching Information
Short Answer Question
Pick from a List

Một điều nữa mà bạn cần lưu ý là hầu như các tài liệu nghe trong bài thi IELTS đều là giọng Anh – Anh nên hãy chọn những nguồn thực hành nói giọng Anh – Anh. Nghe và chép xuống những gì bạn nghe được, kiểm tra với bản script. Lặp đi lặp lại điều này cho đến khi bạn có thể viết được 50% bài nghe vào giấy. Cách thực hành này tuy có vất vả nhưng điểm số sẽ là câu trả lời xứng đáng cho những gì bạn đã bỏ ra.

A2. Luyện kỹ năng Nói

Sau khi thực hành việc nghe và lặp lại và viết xuống theo tài liệu, bạn sẽ thấy kỹ năng phát âm ngữ điệu được cải thiện rõ rệt. Đây là tiền đề để bạn chuyển sang luyện IELTS Speaking.

Trong IELTS Speaking, bạn nên chia thành part 1, part 2, part 3 để dễ dàng thực hành hơn. Bạn nên tìm cho mình một người thầy hay bạn đồng hành trong phần này để kịp thời chữa những lỗi sai cho bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự học IELTS Speaking bằng cách ghi âm lại, nhưng bạn phải đảm bảo mình đã có một nền tảng tiếng Anh tốt.

Ở giai đoạn khởi động, bạn nên bắt đầu với part 1 với các chủ đề phổ biến như:

Work
Study
Hometown
Family & friends
Hobbies
Transport

A3. Luyện kỹ năng Viết

Phần thi viết IELTS gồm hai phần: task 1 và task 2, các bạn cần nắm rõ yêu cầu đề bài, cũng như cấu trúc làm bài của hai phần này. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bạn nên tập trung làm task 1 với số lượng từ ít nhất 150 để miêu tả và so sánh về một bản đồ cho sẵn. Dưới đây là những dạng biểu đồ thường gặp:

Line graph
Pie Chart
Bar chart
Table
Diagram
Map
Process
Mixed chart

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm thêm quyển sách Collins – Get ready for IELTS Writing để giúp nắm được những phần cơ bản nhất của IELTS Writing nhé.

B. Tăng tốc

Sau khi vượt qua phần Khởi Động ở trên, đến đây bạn sẽ cần phải làm quen và luyện tất cả các dạng bài còn lại của IELTS cũng như format của một bài thi. Phương pháp thực hành vẫn sẽ tương tự như phần Khởi Động ở trên.

B1. Nâng cao kỹ năng Nghe và Nói

05 quyển Cambridge Practice Test for IELTS sẽ là trợ thủ đắc lực để đồng hành cùng bạn trong chặn đường này. Đối với bài Nghe, sau khi hoàn thành, đừng vội check ngay đáp án mà hãy kiểm tra Transcript, gạch chân hoặc note lại các từ khóa chính của bài. Tiếp tục nghe lại để tìm ra đáp án.

B.2 Nâng cao kỹ năng Viết

Đến giai đoạn này, bạn đã nắm vững những dạng cơ bản ở task 1, do đó hãy thử tìm hiểu sang task 2 là viết một bài tiểu luận ít nhất 250 từ về một vấn đề cụ thể nào đó. Bài luận này chiếm ⅔ tổng điểm bài thi Writing nên hãy trang bị cho mình những kiến thức cũng như từ vựng xoay quanh những chủ đề sau:

Health
Environment
Education
Development
Globalisation
Criminal
Technology
Government
Animal
Society
Teenage issues

Nhằm củng cố và làm quen với task 2, bạn có thể tham khảo cuốn sách Collins – Get ready for IELTS Writing. Ngoài ra, đối với những bạn đã biết về IELTS thì luyện thêm quyển Collins – Writing for IELTS nữa nhé.

B.3 Nâng cao kỹ năng Nói

Khi đã nắm vững các dạng câu hỏi và trả lời ờ part 1, chuyển đến part 2 bạn vẫn nên tiếp tục luyện song song với part 1. Tuy nhiên, part 2 sẽ có 1 phút cho bạn chuẩn b5 và 1- 2 phút để bạn trình bày ý tưởng cho chủ đề của mình. Do đó, hãy bám vào những chủ đề phổ biến trong phần này và trang bị cho mình kiến thức thật tốt nhé:

Person
Event
Things
Favorite
Activities

Để tìm hiểu về những chủ đề phổ biến trong part 2, quyển 31 High-scoring formulas to answer the IELTS speaking questions sẽ giúp bạn cũng như cung cấp những từ vựng đắt giá cho mỗi chủ đề.

C. Về đích

Giai đoạn này được tính khoảng 2 tháng trước khi bạn chính thức bước vào kỳ thi IELTS.

C1. Luyện kỹ năng Nghe và Đọc

Để luyện 02 kỹ năng này trong giai đoạn tăng tốc, bạn nên tiếp tục luyện đề, tổng hợp những lỗi sai mà bạn thường gặp để cải thiện. Quyển sách phù hợp cho bạn lúc này là Cambridge Practice Test for IELTS, IELTS Fighter, mỗi bài nghe trong đây sẽ tập trung vào các dạng khác nhau như: Tìm đáp án, Thì của động từ, phát âm, nghĩa của đoạn văn,…

C2. Luyện kỹ năng Viết

Shot of young woman taking down notes in diary. Female university student preparing note for the exam at library.

Ở giai đoạn chuẩn bị trước khi thi, các bạn nên tiếp tục luyện thật nhiều đề để viết, có thể xem các bài mẫu tham khảo để cải thiện bài viết của mình.

Đặc biệt đối với đề Task 2, để đạt được band điểm cao, các bạn cần phát triển càng nhiều ý tưởng càng tốt, nội dung viết cũng phải sâu hơn, “chất” hơn, đặc biệt vốn từ vựng cũng phải đủ rông và đủ phong phú.

Cuốn sách hữu ích giúp các bạn có thể tăng band điểm nhanh chóng chính là Write Right. Cuốn sách được thiết kế hướng dẫn viết theo sườn bài, bố cục chuẩn, rõ ràng. Ngoài ra sách còn cung cấp rất nhiều từ vựng ăn điểm, bài tập giúp củng cố kiến thức, ngoài ra còn có thêm bài mẫu ở hai band điểm 5.0 và 7.0+ để các bạn dễ thấy được sự khác biệt.

C2. Luyện kỹ năng Nói

Các câu hỏi part 3 trong bài thi IELTS Writing sẽ liên quan đến part 2. Mỗi câu trả lời sẽ gồm từ 3 – 5 câu. Do đó, bạn hãy thực hành những chủ đề phổ biến trong phần part 2 để chuẩn bị thật tốt cho part 3 nhé.

II. LÊN LỘ TRÌNH HỌC

Sau khi xác định được khả năng bản thân, mình bắt đầu lên lộ trình học. Đối với những người không có thời gian học như mình, mỗi ngày đầu tư ra 2h đồng hồ là cả một vấn đề. Tuy nhiên vì mục tiêu lớn, 2h mỗi ngày ấy mình học tập thực sự nghiêm túc. Mình lên lộ trình học một cách hợp lí cho cả 4 kĩ năng như sau:

Tuần 1: Học Kĩ năng Listening + Reading và làm thực hành hai kĩ năng này (mỗi ngày 1 đề)

Tuần 2: Học Kĩ năng Writing task 1 và thực hành Listening + Reading

Tuần 3: Học Kĩ năng Writing task 2 và thực hành Listening + Reading + Writing task 1

Tuần 4: Học Kĩ năng Speaking và thực hành Listening + Reading + Writing task 1+2

Lộ trình ở trên là dành cho người chỉ có 1 tháng để ôn thi như mình. Còn với các bạn có xuất phát điểm thấp hơn, thời gian đầu tư các bạn bỏ ra dài hơn thì có thể tự phân phối lại cho các kĩ năng theo tỉ lệ như trên. Nên nhớ là hãy tập trung vào học “cái mình yếu” chứ đừng tập trung vào “cái mình thích”.

Tại sao mình chọn cách phân phối thời gian học như trên? Cách ôn từng kĩ năng cụ thể thế nào?

1. Kĩ năng Listening và Reading:

Ưu tiên học kĩ năng làm bài trước, rồi dành thời gian luyện tập thường xuyên

Theo mình thấy, hai kĩ năng Listening và Reading là hai kĩ năng khó “đào tạo” nhất bởi lẽ hai thứ này phụ thuộc rất nhiều vào vốn từ tiếng anh của người thi. Mà vốn từ thì chỉ có thể trau dồi thông qua việc tích cóp, ôn luyện hàng ngày mà thôi. Dù có đi học ở đâu, người dạy cũng chỉ có thể hướng dẫn cho bạn được các mẹo làm bài chứ không ai có thể cho bạn công thức để hóa giải 100% bài thi.

Với các bạn mình từng dạy qua, việc học 5-7 công thức mẫu câu ngữ pháp 1 ngày là hoàn toàn khả thi, nhưng không ai có thể ngày một ngày 100 từ mới vào đầu. Chính vì vậy bạn nên đặt việc học kĩ năng Listening và Reading lên làm việc ưu tiên trước nhất. Rồi trong suốt quá trình học về sau, hãy làm các bài thực hành để áp dụng các kĩ năng mình đã học đồng thời nâng cao vốn từ của mình.

Hơn thế nữa, theo mình đây là hai kĩ năng dễ nâng điểm nhất cho toàn bài thi. Vậy nên việc đầu tư thời gian ban đầu để học kĩ năng làm bài và kiên trì thực hành trau dồi cho Listening và Reading trong suốt giai đoạn về sau là cách tốt nhất để tối đa hóa điểm IELTS.

  • Xem chi tiết các kĩ năng làm Listening
  • Xem chi tiết các kĩ năng làm Reading

2. Kĩ năng Writing:

Tìm một nguồn học chuẩn – Learn from the best

Nếu các bạn lên google và gõ từ khóa “IELTS writing” thì chắc hẳn bạn sẽ phải choáng ngợp với hàng trăm nghìn kết quả, các website, các bài mẫu, hướng dẫn về writing cho sĩ tử IELTS. Đây chính là lí do mà vô số các bạn không tập trung được vào một cách học đúng đắn và mất thời gian lan man vào những website/nguồn học chưa được kiểm chứng.

Lúc đầu mới bắt đầu học, mình cũng “bơi” trong bể tài liệu. Mỗi ngày mình đều phí thời gian đi tìm, đọc rồi download hàng chục cuốn sách dạy về IELTS WRITING. Rồi mình nghiệm ra rằng mỗi thầy dạy có một cách dạy viết luận khác nhau bởi mỗi người có một văn phong riêng. Không có một cách viết nào là đúng trong mọi trường hợp cả bởi giám khảo chấm điểm IELTS cho bạn cũng có “khẩu vị” khác nhau. Có những giám khảo thích cách viết văn hoa, màu mè, nhưng có những người chỉ thích kiểu súc tích, rõ ràng.

Với mình, nguồn học “chuẩn nhất” và dễ áp dụng nhất là từ website của giám khảo Simon và Liz – hai trong những giám khảo IELTS nổi tiếng nhất hiện nay. Mình thích cách viết đơn giản và hiệu quả của họ. Do vậy, mình học cách viết của hai giám khảo này, tự viết ra những công thức dựa vào bài mẫu của họ, rồi thêm các từ trong topic để lắp ghép áp dụng thành bài viết của mình. (Mình cảm thấy người Việt Nam nói chung và các bạn học khối A nói riêng, việc ghi nhớ các công thức và thay thế các thành phần trong câu khiến việc viết văn dễ dàng hơn rất nhiều).

Quy trình chung học writing của mình là:

  • Học để biết phân biệt các dạng bài, cách phân tích đề bài
  • Học cấu trúc bài luận: biết cách phân bổ bài viết hợp lí, chỗ nào cần nói gì…
  • Học các mẫu câu “dễ dùng” và “đắt giá”
  • Học các từ vựng theo từng chủ đề
  • Học ý tưởng cho từng chủ đề của Simon
  • Thực hành cho từng dạng bài
  • Nhờ người chấm và sửa cho một vài bài mẫu
  • Đọc bài mẫu của giám khảo mà mình tin tưởng rồi tập viết theo

3. Kĩ năng Speaking

Đây có lẽ là kĩ năng mình và cả các bạn không sống ở nước ngoài yếu nhất trong cả 4 kĩ năng. Mình học kĩ năng này sau cùng bởi sau một thời gian tìm hiểu, mình được biết là hầu hết “dân tình” trong nghề đều có bộ đề tủ để ôn. Mỗi quý/ năm Hội đồng IELTS “chỉ” ra khoảng 50-60 topics và hỏi đi hỏi lại những topic này thôi. Cách học tủ của một số thầy cô dạy IELTS ở Việt Nam là viết dàn ý câu trả lời sẵn cho bộ câu hỏi ở trên, và yêu cầu các bạn học thuộc, học vẹt những câu trả lời đó.

Nếu bạn nhồi nhét được một quyển đề đầy chữ dày 3cm vào đầu trong vòng 1 – 2 tháng thì hoan hô, bạn có khả năng sẽ đạt điểm 6.0-6.5 dễ dàng, thậm chí 7.0-7.5 nếu phát âm của bạn tốt. Tuy nhiên mình không có khả năng nhồi nhét như vậy, nên mình học cách phát triển bài nói dựa trên một khuôn mẫu – cái này mình học theo Simon. Mình tự xây dựng 6 bài nói mẫu về 6 topic chính (a person, an object, a place, an event, an activity và your favourites) rồi từ 6 bài đó mình biến đổi nội dung, lái vào topic mà đề bài cho. Cách làm này mình sẽ giải thích cụ thể trong bài Tips tự học IELTS Speaking.

III. NGHIÊM TÚC THỰC HIỆN

Công thức thành công cho IELTS của mình là: Kĩ Năng Làm Bài + Vốn Từ + Thực Hành

Kĩ Năng Làm Bài

Mẹ mình là giáo viên dạy văn, và ngày xưa mình học đội tuyển văn của mẹ. Mẹ luôn dạy mình rằng Nguyên tắc số 1 để đạt điểm cho một bài luận là trả lời đúng ý câu hỏi. Nếu lạc đề, đề hỏi A mà bạn trả lời B thì dù bạn có là Shakespear, văn chương lai láng đi nữa thì điểm của bạn vẫn là Con số Không.

Kĩ năng làm bài không chỉ áp dụng cho bài Writing, mà còn quan trọng vô cùng trong Listening, Reading và Speaking. Nếu bạn có kĩ năng làm bài đúng, bạn sẽ có thêm thời gian chuẩn bị và thời gian tập trung động não vào những việc quan trọng hơn trong phần thi. Rất may mắn cho các sĩ tử đi thi IELTS là phần này hoàn toàn có thể “đào tạo” được. Học kĩ năng làm bài đúng chỉ mất một thời gian ngắn. Nhưng nếu áp dụng đúng các kĩ năng này vào các bài luyện tập hàng ngày thì các bạn sẽ thấy tự tin hơn khi làm bài, và thấy điểm số của mình từ từ tăng lên theo thời gian.

Vốn Từ

Đối với bất kì ngôn ngữ nào, vốn từ cũng là nền tảng, là yếu tố quyết định bạn có sử dụng được thứ ngôn ngữ đó hay không. Và đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với những người không có thời gian tiếp xúc đủ với Tiếng Anh để thu thập tích góp vốn từ cho bản thân. Dù bạn biết đầy đủ ngữ pháp, mẫu câu, nhưng không có vốn từ thì bạn không thể đủ phương tiện để hoàn thành tốt bài thi IELTS. Đặc biệt là trong phần READING. Giám khảo Simon đã nói “IELTS reading là một phần thi kiểm tra từ vựng”. Nếu bạn không có từ vựng thì dù có dùng công thức nào, thực hành bao nhiêu, điểm cũng không thể tăng được.

Cách trau dồi vốn từ cho bản thân tốt nhất là tiếp xúc với tiếng anh càng nhiều càng tốt. Hồi ở Việt Nam, mình xem phim, đọc sách, nghe nhạc tiếng anh tìm hiểu về những chủ đề mà mình thích (mình xem show truyền hình Ellen Show, xem phim bộ, nghe nhạc và xem các chương trình phỏng vấn những nghệ sĩ mà mình yêu thích…). Với mình như vậy là một công đôi việc, mình vừa học được thêm từ mới, tiếp xúc với tiếng anh và vừa được giải trí.

Sang sống ở Canada, mình thích chơi với các bạn nước ngoài, nói chuyện thường xuyên để học cách họ sống và giao tiếp. Nếu bạn đang sống ở một nước nói tiếng anh mà bạn chỉ gói gọn bản thân chơi trong hội người Việt, nói tiếng Việt thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để thực sự “học”, “sống” và “trải nghiệm” những nền văn hóa khác nhau.

Thực Hành

Câu nói muôn thuở “Học đi đôi với Hành”, hay “Practice makes Perfect” chắc ai cũng nghe nhiều rồi. Hãy nhớ rằng nếu bạn chỉ học mà không Hành thì không có tác dụng gì cả. Luyện tập là cách để bạn tăng thêm phản xạ với tiếng anh, tăng thêm vốn từ và trau dồi thêm các kĩ năng làm bài. Đây là quá trình tốn thời gian, công sức nhất. Tuy nhiên nếu bạn có Kỉ luật với bản thân, tự mình nghiêm túc tuân theo lộ trình và học đúng hướng, mình tin chắc bạn sẽ thành công.