Kinh nghiệm săn học bổng toàn phần chính phủ Úc (AAS)

Kinh nghiệm săn học bổng toàn phần chính phủ Úc AAS.  Sau nhiều năm ấp ủ, mình đã nộp hồ sơ apply học bổng AAS vào đầu năm 2014 và mình đã đạt được 1 suất học bổng để học Master vào năm nay. Quá trình chuẩn bị hồ sơ và apply học bổng của mình khá đơn giản, xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm đê biến giấc mơ du học thành hiện thực

Trước khi apply học bổng

– Hoàn thành bậc đại học và tích lũy kinh nghiệm làm việc: Đa số các học bổng chính phủ dành cho bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ và yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên, GPA phải thuộc loại khá và giỏi. Mình đã gặp một số bạn ở vòng phỏng vấn AAS có GPA 7.0, vì vậy các bạn có bằng khá thì cũng nên mạnh dạn nộp hồ sơ. Kinh nghiệm làm việc sẽ giúp các bạn có định hướng tốt hơn về ngành nghề mình sẽ học ở bậc Thạc sĩ cũng như dễ dàng kết nối những kiến thức sẽ học với thực tiễn công việc. Đối với một số học bổng dành cho các nước đang phát triển, những ngành nghề liên quan đến sự phát triển của đất nước sẽ được ưu tiên, ví dụ: phát triển cộng đồng, kinh tế phát triển, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường, nhiên liệu sạch…
– Học tiếng Anh: Chứng chỉ tiếng Anh là điều kiện bắt buộc của học bổng. Nhưng các bạn không nên học tiếng Anh chỉ với những nội dung và skill để đạt được các chứng chỉ. Vì IELTS hay TOEFL cũng chỉ là điều kiện cần, sau ngưỡng cửa này bạn cần dùng tiếng Anh để học chuyên môn và giao tiếp. Bạn phải chuẩn bị cho việc học Thạc sỹ/ Tiến sỹ ngay từ khi học tiếng Anh với việc luyện tập cả 4 kỹ năng ở nhiều topic, không nên học vẹt hay chỉ học skill làm bài.
– Các hoạt động ngoại khóa: mình không có điều kiện tham gia công tác xã hội nên trong hồ sơ của mình kinh nghiệm về phần CTXH là zero. Tuy nhiên, CTXH theo mình chỉ là một phương diện để người cấp học bổng đánh giá khả năng bạn hòa nhập vào cộng đồng. Chính phủ nước cấp học bổng muốn biết rằng bạn có thể hòa nhập vào cộng đồng mới, chứ không chỉ học học và học. Nếu bạn ít tham gia các hoạt động CTXH (như mình 😃
), có thể tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc nghệ thuật v.v… Mình có chơi thể thao hồi học Đại học nhưng mình cũng “quên” nêu đến trong hồ sơ, vì chơi ẹ wa 😛 . Giải pháp chữa cháy là tại buổi phỏng vấn mình trò chuyện rất vui vẻ với giám khảo để thể hiện là mình có thể hòa nhập tốt vào môi trường mới.
– Phát triển kĩ năng mềm: gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng leader. Các kỹ năng này sẽ làm nâng điểm hồ sơ của bạn và giúp gây ấn tượng trong vòng phỏng vấn. Bạn có thể luyện tập các kĩ năng trong quá trình học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động ngoại khóa.

Chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn

– Nội dung cần thể hiện của hai bước này là như nhau. Đó là một trong những lý do vì sao bạn nên tự làm hồ sơ và bài luận của mình. Trong phần này, điểm cốt lõi là ‘Be your self’. Mình có sao thì nói vậy, không nên nói quá, nói về các điểm mạnh và cả điểm yếu (mà có thể khắc phục khi đi du học ). Nội dung cần ngắn gọn, súc tích và logic, không nên dài dòng văn vẻ vì người ta đọc mấy ngàn hồ sơ. Trong hồ sơ, các bạn cần nêu rõ những gì mình có thể đóng góp cho xã hội trước, trong và sau khi du học. Đối với các học bổng phát triển, nên nhấn mạnh các đóng góp cho địa phương nơi bạn sinh sống và làm việc, nêu lý do tại sao người ta nên chọn bạn thay vì người khác. Ngoài ra, nên nói một chút về các đóng góp cho nước sở tại và vai trò của các bạn việc giúp thắt chặt mối quan hệ giữa 2 nước.
– Học bổng chính phủ thường cấp cho Giảng viên vì kiến thức mà các bạn ấy học ở nước ngoài sẽ được truyền cho nhiều người khác. Nếu các bạn không phải là Giảng viên có thể nêu về kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới, thực tập sinh, hoặc là kinh nghiệm tham gia các buổi trao đổi thông tin, kiến thức.
– Trong hồ sơ apply và khi phỏng vấn, người ta có thể hỏi về sở thích của bạn và các khó khăn mà bạn đã gặp trong công việc hay những khó khăn mà bạn nghĩ mình sẽ gặp phải khi đi du học. Các bạn nên nói về các sở thích như chơi thể thao, tham gia CTXH hơn là các sở thích như reading hay listening music vì nó có vẻ active hơn và “hòa nhập với cộng đồng” hơn. Đối với các khó khăn thì chỉ cần nói ngắn gọn là bạn đã giải quyết nó như thế nào, đừng kể lể cụ thể.
– Khi kết thúc phỏng vấn, người ta sẽ hỏi bạn còn muốn nói gì nữa không. Lúc này chỉ nên cám ơn và hy vọng sẽ nhận được tin tốt từ họ, không nên và sẽ không “được” nói nhiều nữa. Trước khi mình phỏng vấn, cô giáo tiếng Anh của mình có bày cho mình 1 câu kết thúc là “Tôi hy vọng sẽ nhận dc học bổng vì tôi sẽ đóng góp cho sự phát triển của xã hội, cho .… (nêu 3 đóng góp)”, nhưng đến khi phỏng vấn, mình chưa kịp nói lý do thì đã bị thank you, bye bye đuổi ra ngoài. Có lẽ vì người ta phỏng vấn nhiều người nên quen quá rồi 
Nguồn: Phương Huyền