Kinh nghiệm sống, học tập và định cư tại BC British Columbia khi du học Canada

Kinh nghiệm sống, học tập và định cư tại  BC British Columbia khi du học Canada
Bước sang một môi trường mới ở một đất nước mới, phong tục và lối sống mới, các bạn du học sinh sẽ rất bỡ ngỡ. Chính vì thế kinh nghiệm từ những người trước sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn
Bài viết dưới đây là những chia sẻ của một du học sinh, mình chia sẻ lại để các bạn tham khảo.
Mong thông tin sẽ hữu ích đối với các bạn.

Lời chia sẻ:

Hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm sau hơn 3 tháng mình sống, học tập & làm việc ở BC British Columbia, cụ thể là Surrey, Vancouver & New Westminster theo tinh thần “pay it forward”:

1/ Về việc làm:

a/ Khái niệm lay off chắc nhiều bạn đã biết & có 1 khái niệm khá Mới (ít ra với mình) là “Cut off” (nếu bạn làm part-time cho nhà hàng, cho dù trước đó đã thỏa thuận “1 tuần đủ 20h, 1 ngày 5-6h…” thì khi nhà hàng Vắng khách, họ vẫn sẽ cho bạn về sớm, đó gọi là cut off, không cần biết lúc thỏa thuận đã như thế nào, hiện nay những nhà hàng mình đã làm qua đều vậy, bạn mình làm cũng thế, có thể đó là nét đặc trưng cho các nhà hàng ở Van).

b/ Để giải quyết vấn đề cut-off thì mình recommend các bạn có ít nhất 2 jobs & nói thẳng với họ là mình làm 2 jobs để khi bị cut-off bên nhà hàng A thì chuyển ca bớt qua nhà hàng B & ngược lại.

c/ 99% những chỗ làm Hợp pháp (dùng số SIN) ở BC sẽ pay bạn 1.5 – 2x lần wage vào những ngày statutory holidays -> lúc làm contract nên hỏi họ + tranh thủ đăng ký shift làm vào những ngày đó (vì lương cao hơn, hiển nhiên).

2/ Bằng lái:

a/ Các bạn ở Vn có lái xe 2 bánh nhiều hơn 2 năm thì nên đổi bằng qua bằng Song ngữ (Anh – Việt) để qua Van các bạn khỏi phải tốn $35-45 dịch thuật bằng đó, lý do dịch thuật nằm ở mục #b dưới đây.

b/ Dịch thuật bằng lái 2 bánh VN (hiệu lực hơn 2 năm) để giúp các bạn sau khi pass Knowledge Test ($15 ở BC) sẽ Không phải chờ 1 năm để thi bằng Class 5 như new driver (trình tự của new driver là: Pass Knowledge Test -> chờ 1 năm để thi Class 7 với nhiều hạn chế khi lái xe -> chờ 2 năm để thi Class 5).

c/ Nên có bằng lái asap, không phải để lái xe mà là để sau 2-3 năm nữa lúc bạn mua xe sẽ được giảm tiền mua insurance (bên Insurance giảm tiền tính từ ngày bạn có bằng lái hợp pháp ở BC, không quan tâm việc bạn đã lái xe bao nhiêu giờ).

3/ Textbook đi học:

a/ Nên mua sách cũ & recommend giá trong khoảng $25-35 cho sách trị giá $120-140 (khi còn Mới).

b/ Nếu bạn lỡ xui gặp sách Mới xuất bản, Không có sách cũ thì Nên vào library mượn sách để Chụp hình 1 số trang có câu hỏi ôn thi Mid-term or Exam rồi về nhà đọc sau.

c/ Đa phần sách Mới thì sau 2-3 tuần sẽ có bản pdf “đâu đó” trên mạng, khoản này tùy năng lực google của các bạn.

4/ BCID:

Khi chưa có driver license thì bạn Nên có BCID ($35), sẽ thay thế cho Passport & Study Permit, Nghĩ xa là: mất BCID thì ra làm lại $35 không sao, còn mất Passport & Study Permit là so much trouble.

5/ Thói quen giao tiếp

Nếu bạn chưa quen với Thói quen giao tiếp qua email thì nên tập dần, vì việc Tới Tận Office (ở trường, bank, city hall…) để Hỏi 1 số câu Nhất định phải hỏi… là Rất waste time (vd như ICBC thì các bạn sẽ phải line up để lấy số thứ tự, sau đó lại wait để chờ số của mình được gọi), thêm nữa là khi email thì các bạn có sự confirm bằng email, nó Tốt hơn là Verbal.

6/Thẻ tín dụng

Nếu bạn chưa quen xài credit card, app bank online, security cho account… thì nên Tập làm quen vì sẽ save time Rất nhiều cho cuộc sống du học sinh ở BC, chưa kể xài credit card thì sẽ build được line credit (dành cho sau này vay tiền mua xe, mua nhà…)

7/ Lựa chọn việc làm thêm

Làm gì cũng nên nghĩ xa 1 chút: vd giữa 2 việc bưng phở toàn người Việt, nói tiếng Việt $14/h với làm việc ở nhà hàng Tây, toàn Tây & nói tiếng Anh $13/h thì mình Khuyên các bạn nên chọn việc thứ 2, lương thấp hơn nhưng khả năng Anh Văn, slang & communication skill của các bạn tăng rất nhanh (thời gian đầu sẽ khó khăn).

a/ Mình đã thử đi làm cho 2 nhà hàng phở VN ở BC trong vòng 2 tuần (mỗi nhà hàng làm tầm 1 tuần) thì thực tế Không khác lắm những gì các bạn mình đã nói: hầu hết nhà hàng VN ở BC không quan tâm khái niệm Minimum wage (với BC là $11.35) & khi họ trả cho bạn thấp hơn mức này ($8, 9$/h với case mình) thì họ sẽ có vô vàn lý do: bạn đang ở thời kỳ traning, vì đây là tiền làm hơn 20h/ tuần của bạn… + họ hầu như chỉ muốn trả cash (vì viết cheque thì họ sẽ phải nâng mức lương các bạn lên ít nhất minimum wage) -> bạn sẽ Không thể khai thuế sau này (để build line credit & các thứ liên quan) -> tựu trung lại là cá nhân mình thấy hoàn toàn Không nên làm cho nhà hàng VN ở BC nếu b đi làm qua SIN.

8/ Cách xin việc làm

Khi apply resume thì nên định hướng tỷ lệ 10%: b apply 50 chỗ thì chỉ 5 chỗ xem resume của b, trong 5 chỗ xem đó thì chỉ 2-3 chỗ reply lại để interview -> nên việc apply 20-30 chỗ mà Chưa có job là Bình Thường (ít ra với mình).

9/ Thuê nhà ở

Khi mướn nhà thì nên Đọc Kỹ hợp đồng thuê nhà, mình đã thấy case chủ nhà Indian (1 người Indian Không đại diện cho toàn bộ dân tộc India) ghi trong contract là Không được mở heat quá 15 độ -> bạn mướn nhà đã chuyển hơn $800 (½ tháng cọc) qua & không đọc -> gần như không lấy lại được cọc & cũng không thể cư trú ở đó.

10/ Việc đi lại

Skytrain: do hệ thống skytrain của BC khá nhiều tuyến đi chung 1 số đường ray, nên hãy Cẩn thận kẻo đi Nhầm tàu, nhầm tuyến or lố trạm (nếu chưa rõ nên hỏi ng nào đã qua tầm 1 tuần sẽ ok hơn).

/Nếu để quên đồ trên skytrain ở BC, hãy liên hệ Lost & Found sau 48h (không nên liên hệ trước 48h vì có thể đồ của bạn chưa về đến office Lost & Found (nếu thật sự có được đưa về)) để nhận lại, Không nên để quá 15 days vì L & F sẽ chuyển đồ của bạn đi nơi khác (mình ko rõ nơi nào). Mình từng để quên jacket, trong đó có thẻ Compass & key, sau 5 ngày thì mình nhận lại được.

11/ Địa điểm mua sắm

Sau 1 cơ số lần mua & xem giá… thực phẩm & nhu yếu phẩm ở BC thì mình thấy giá ở CostCo là tốt nhất (so với T&T, Canadian Superstore, Shopper Drugmart …), nên nếu có điều kiện thì những bạn ở chung nhà mỗi tháng đi CostCo 1 lần (đồ ở đó họ toàn bán theo package lớn nên xài khá lâu) -> tiết kiệm chi phí ko nhỏ.

12/ Kinh nghiệm chi tiêu

Nếu nhà bạn kinh tế bình thường (chỉ vừa đủ tiền đóng cho b học phí 2 sem đầu + 10k GIC), mọi thứ còn lại b tự lo -> hãy Tự Hỏi bản thân bạn khao khát đến CA (để có cơ hội định cư, để hưởng nền văn minh tốt hơn, để nâng cao trình độ, anh văn…) Lớn đến cỡ nào. Vì với case như b thì qua đây b sẽ đối mặt rất nhiều thứ uncomfortable (tự đi mua sim có Data, tự tìm đường đến trường bằng google map, tự email trường hỏi 1 số vấn đề, tự làm giấy tờ, tự nấu ăn giặt đồ sấy đồ, đi làm…), nói chung là Tự giải quyết 99.99% vấn đề cá nhân… hãy Hỏi đi hỏi lại bản thân những câu trên & Cân nhắc thật kỹ vì với kinh tế như nêu trên, qua đây sẽ có rất nhiều Thử thách (có mặt tốt & ko tốt) cho bạn.

13/ Mua đồ điện tử

Đồ điện tử ở BC giá cao hơn ở Seattle (mặc dù mình chưa đi Seattle nhưng mình chắc chắn điều đó thông qua nhiều ng nói & mình check giá Amazon.ca & Amazon.com), chất lượng thì hầu như là the same, chủ yếu do BC đánh thuế cao hơn (để bù vào medical care… rẻ hơn US nhiều).

Một vài lưu ý thêm :

14/ Liên quan vấn đề #1, sau 1 time tìm kiếm & hỏi thăm, mình nhận ra có rất nhiều jobs available, chủ yếu b có tìm đúng chỗ ko <link #3 ở comment> or <link #4 ở comment> , có những jobs ko có siêu cực như dishwasher mà wage lại cao hơn @@

15/ <Chỉ dành cho những bạn muốn tiết kiệm chi phí cho kế hoạch du học & lấy PR ở CA>: 1 lần nữa, hãy đọc Kỹ lại các posts #9 & #12 -> suy ngẫm về nó + thêm điều sau đây: mình nhận được feedback của 1 số bạn (mình quen) về chương trình học ESL, đa phần đều cho rằng nó Chưa Đáng với số tiền bỏ ra ($3k -> $7k/ sem), bản thân mình cũng có làm chung với 1 bạn học ESL 4 tháng xong ($7k) & mình thấy phát âm bạn đó còn cỡ như Ielts 5.5 ở VN.

16/ Đừng Bao Giờ chuyển VND từ VN sang BC với hình thức sau đây: ở vn dùng VND mua CAD (cho dù tỷ giá thấp đi nữa) -> đưa ng thân cầm sang US -> transfer từ US qua BC, b sẽ bị lỗ vì US bank bắt đổi qua USD & exchange rate sẽ thấp so với mức mong đợi.

17/ Liên quan #9, hãy Nghĩ Kỹ về Nơi mình sẽ ở trong gần 2 năm (có thuận tiện đi học, đi làm, đi những chỗ cần…ko) + Người mình sẽ ở cùng (nếu share phòng) xem tính tình ra sao (có vệ sinh như mình mong đợi ko, ý thức như nào, có đủ chín chắn … ko)…, b Sẽ ở đó có thể 2 năm cho tới khi tốt nghiệp, ko phải chỉ 2 3 ngày or vài tuần.

18/ Với email student ở BC thì các bạn có thể đăng ký account Prime trên Amazon.ca (nhiều ưu đãi cho Prime) Free trong 6 tháng -> mình rất recommend xài Amazon vì nó sẽ save time rất nhiều cho các bạn.

19/ Update #10 ở post trước:

a/ Về khuya tầm sau 11:30 thì skytrain hay có mấy couple, họ tự nhiên thể hiện tình cảm -> có thể ko tốt cho các cháu nhỏ.

b/ Nếu đi skytrain vào giờ đi làm ( Mon – Fri, 6am – 8am & 5pm – 6pm) + skytrain nơi bạn đi Không phải tuyến Đầu or tuyến Cuối -> 90% sẽ ko có chỗ ngồi, or có thì b cũng nên nhường cho Senior vì có rất Đông ng đi Skytrain vào h đó -> Đa phần là phải Đứng trên skytrain cho cả quãng đương 5-30 mins

c/ Nếu đi làm về khuya thì cần chú ý chuyến Cuối của Skytrain (thường là 1:17am ngày thường & 12:17am chủ nhật) -> trễ hơn là sẽ phải đi Nightbus về nhà (or tốn tiền taxi khá cao) -> very waste time & frustrated

d/ B thử dùng google map xem quãng đường từ A đến B bạn cần đi như nào, thường là lái car chỉ tốn time = 1/2 so với đi phương tiện công cộng & time is money :v

20/ Học hành:

a/ Vào đầu mỗi semester, Rất Nên set up lịch học vào Alarm & Reminder vì thông thường lịch học đó sẽ lặp lại cho gần 4 tháng tiếp theo.

b/ Sau buổi học đầu tiên, nếu instructor cung cấp Course Outline có kèm các ngày quan trọng (due Assignment, Quiz, Mid-term, Final, Group Project…) thì rất tốt, nên dựa vào đó làm Reminder trên đt để không bị tình huống quá cận ngày thi mà chưa kịp học. Nếu instructor quên/chưa… cung cấp Course Outline thì nên hỏi asap để có thể phân bổ thời gian phù hợp.

c/ Thông thường tất cả tài liệu đi học sẽ post lên Blackboard, trên đó sẽ có chức năng gửi notification qua email khi có material mới, Rất nên activate chức năng này lên để không bị miss những announcement, course material… quan trọng.

d/ Nên thường xuyên chắc chắn trong balo mình có 2 thứ căn bản (nước + đồ ăn (đồ ăn để no and/ or đồ ăn vặt) vì nếu đi bộ ở BC thì cũng ko tiện tìm ra tạp hoá nhỏ (như Circle K ở VN) + giá cả cũng khá đắt đỏ.

21/ Thời tiết và trang phục

Áo khoác (jacket), áp dụng cho Surrey, New Westminster, Burnaby & Vancouver:

a/ Tháng 12 -> tháng 4 năm sau: lạnh nhất trong năm (ở khu vực này), nhiều khả năng có tuyết + mưa (nhỏ & dai) + gió -> nên mặc loại áo khoác dày nhất có thể + nhiều lớp áo con bên trong + 1 áo khoác trùm đầu đi mưa.

b/ Tháng 5 -> tháng 8: tương đối ấm nhất trong năm + hầu như không mưa -> chỉ cần mặc áo khoác mỏng nhất là ok.

c/ Tháng 9 -> 11 : nằm giữa 2 nhiệt độ trên + mưa rải rác -> áo khoác loại vừa + vài lớp áo con bên trong + áo khoác trùm đầu đi mưa.

22/ Khai thuế tháng 3 để hoàn thuế (cho những bạn đi làm dùng Sin nhận cheque):

a/ Mỗi năm tầm tháng 3-4 là mùa khai thuế để được hoàn thuế, thuế được hoàn là khi bạn đi làm nhận cheque bạn đã bị deduct Tax vào check -> nhưng tổng income cả năm của bạn không quá $20k (or hạn mức phải đóng thuế) -> khi khai thuế tháng 3 thì chính phủ sẽ trả lại Tax kia cho bạn (thông qua cheque or transfer).
23/ Kinh nghiệm đổi từ Post sang Dip ở BC (cho 1 số trường):

i/ Thường họ sẽ hỏi học bạ cấp 3 có dịch thuật công chứng & yêu cầu 1 số môn khoa học liên quan đến ngành mình học phải có điểm cao hơn 1 chuẩn nào đó.
ii/ Dĩ nhiên là nếu khoá Dip trong sem tiếp theo còn đủ slot cho bạn học (3-4 môn gì đó)
iii/ Bạn ko nên đổi Loa lúc chưa đặt chân qua CA, nhưng Rất Nên contact với trường qua email để họ aware b muốn đổi sang Dip.

23/ 1 việc quan trọng & sẽ ảnh hưởng cuộc sống của bạn cho gần 4 tháng trong 1 sem học là Register Course: register càng sớm thì càng nhiều avaiable slot -> dễ sắp xếp lịch học thuận tiện cho đi làm & giảm thời gian lên trường mỗi tuần.

24 / Để tiết kiệm thời gian tối đa dành cho những việc khác (nấu ăn, bỏ đồ vào máy giặt đồ, rửa chén, đi làm, học bài mid-term/quiz…) thì những Assignment ở lớp Rất Nên được hoàn thành lúc các bạn di chuyển bằng public transportation (skytrain, bus…): nên tranh thủ mở laptop ra làm bài ngay trên đó, hoặc chí ít cũng hoàn tất cũng 80%, vì ở BC mình chưa thấy giựt điện thoại, laptop ngoài đường or móc túi, trấn lột trên bus bao giờ, nên xài rất thoải mái.

25/ Cải thiện Ielts để không phải học ESL:

a/ Với trường mình học ở New Westminster thì Sau khi có visa, LOA thì bạn có thể thi cải thiện Ielts ở Vn & sau đó re-apply cho trường để họ xếp mình vào thẳng khoá chính (sẽ Không phải học ESL $7/ sem / 4 tháng như ở trường mình) -> save time & money nhiều.

b/ VẤN ĐỀ là ở Thời điểm bạn apply Ielts cải thiện, kỳ chính khoá Tiếp theo của Bạn có còn Slot & còn Đủ không? Nếu còn thì mọi việc tốt đẹp và không có gì để nói.

c/ Nếu Không còn slot or Không đủ slot cho 1 kỳ học full time (với trường mình là 9 credits) thì bạn sẽ có những chọn lựa sau đây:

i/ Nếu không còn slot nào thì bạn không thể học cho sem tiếp theo -> sẽ có 4 tháng trống không có gì để học -> tiền nhà + ăn uống + đi lại vẫn phải chi trả + không thể dùng Sin đi làm.

ii/ Nếu chỉ còn đủ slot cho 1 kỳ học Part-time & bạn vẫn học -> sau này sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi lấy PGWP do bạn đã Không duy trì status Full time student.

27/ Tiết kiệm thời gian (thời gian là tiền bạc) với cuộc sống sinh viên ở BC:
a/ 99% các bạn sv sẽ phải (cho dù muốn or không) dùng public transport (bus, skytrain) mỗi ngày (đi học or đi làm) tầm 2h (cho cả đi lẫn về) -> hãy Tập cách học bài/ làm assignment (mình recommend làm assignment vì trên transport khá ồn, khó tập trung học) -> sẽ save time rất nhiều.

b/ 1 điểm nữa là trên public transport ở BC hầu như 99% Safe cho devices (laptop, smartphone, tablet…) của các bạn (không sợ pick pocket, thief or cheating stages…) nên mình recommend mang laptop lên làm bài trên này (laptop nhớ dùng ổ SSD để khỏi bị shock điện (so với ổ HDD) khi xe lắc lư).

Tags: