Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế là bao nhiêu?

Bạn là học sinh – sinh viên quan tâm đến lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế. Cafeduhoc sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành. Trước khi tìm hiểu về mức lương của ngành kinh doanh quốc tế, bạn phải hiểu rõ ngành kinh doanh quốc tế là gì. Đồng thời bạn cũng phải hiểu rõ học ngành kinh doanh quốc tế ra làm gì.

Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế
Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế

1. Lương trung bình của một người đi làm 

a. Với bộ phận tạo ra sản phẩm và bộ phận hỗ trợ:
Tại hai bộ phận này, thì lương được tính như sau: Lương được trả = Lương cơ bản + (Phụ cấp/ngày x Số ngày công) + Phụ cấp khác

b. Với bộ phận bán sản phẩm – dịch vụ:
Tại bộ phận bán hàng thì lương được tính như sau: Lương được trả = Lương cơ bản + (Phụ cấp/ngày x số ngày công) + (Doanh thu tạo ra x tỷ lệ %).

Nhận xét: Nhìn chung lương của bộ phận bán hàng thường cao hơn hai bộ phận còn lại. Thật tuyệt vời, khi ngành Kinh doanh quốc tế nằm ở bộ phận bán hàng trong doanh nghiệp.

2. Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế là bao nhiêu ?

Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế
Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế

Trong ngành kinh doanh quốc tế sẽ có nhiều vị trí công việc khác nhau. Gồm các vị trí như sau: Trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng và giám đốc. Ứng với mỗi vị trí sẽ có mức lương phù hợp theo năng lực.

a. Vị trí Trợ lý kinh doanh quốc tế:
Vị trí trợ lý KDQT là vị trí thấp nhất của một phòng Kinh doanh quốc tế. Là vị trí mà ai cũng phải trải qua. Đó là vị trí học việc của mọi ngành. Với vị trí này mức lương thường thấp. Hay gọi là mức lương học việc dành cho sinh viên nằm cuối hoặc mới ra trường. Vì gần như thời điểm này bạn không có kỹ năng. Bạn không có giá trị trao đổi nhiều ở vị trí này.
Tại vị trí này bạn làm việc và hỗ trợ với các anh chị đi trước nhằm mục đích là học việc. Đối với vị trí này, mức lương dao động từ 4 triệu – 5 triệu/ tháng.

b. Vị trí Chuyên viên kinh doanh quốc tế:
Nấc thang thứ hai trên con đường sự nghiệp của bạn là vị trí chuyên viên. Chuyên viên KDQT là người đã thành thạo các kỹ năng của ngành kinh doanh quốc tế. Là người thực thi kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Vị trí này, gần như bạn được coi là nhân viên chính thức. Do vậy mức lương dao động ở vị trí này từ 8 – 10 triệu/tháng. Nhiều người có kinh nghiệm lâu năm có thể đạt tới 15 triệu/tháng.

c. Vị trí Trưởng phòng Kinh doanh quốc tế:
Trưởng phòng là vị trí quản lý chung một phòng của doanh nghiệp. Cụ thể ở đây là phòng kinh doanh quốc tế. Vị trí này dành cho những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm (tối thiểu là 5 năm). Người này nắm được toàn bộ quy trình hoạt động của phòng kinh doanh quốc tế. Và là người chịu trách nhiệm cho năng suất làm việc của phòng KDQT. Do vậy, mức lương của trưởng phòng kinh doanh quốc tế sẽ dao động từ 15 – 20 triệu/tháng. Thậm chí có cơ hội có mức thu nhập là trên 20 triệu/tháng.

d. Vị trí Giám đốc Kinh doanh quốc tế:
Giám đốc là cấp độ cao nhất trong con đường sự nghiệp của bạn. Giám đốc Kinh doanh quốc tế có thể cũng là người đồng sáng lập doanh nghiệp. Do vậy, với vị trí này thu nhập sẽ tăng theo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Vì người này thường có cổ phần trong công ty. Do vậy, không có mức lương cụ thể cho một giám đốc. Tính lương dựa theo thu nhập của doanh nghiệp, khi đó thu nhập là rất lớn.
Bạn đã hiểu rõ mức lương của ngành kinh doanh quốc tế. Vấn đề là bạn học thế nào để có mức lương cao ngay sau khi ra trường ?

3. Làm thế nào có mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế cao sau khi ra trường?

Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế
Mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế

a. Lựa chọn trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế:
Vì sao bạn lại cần phải lựa chọn nơi học kinh doanh quốc tế chuẩn. Bởi vì, nếu học không chuẩn, bạn sẽ cần được đào tạo lại từ đầu sau khi ra trường. Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế trên cả nước. Nhưng chủ yếu vẫn đào tạo chủ yếu lý thuyết. Sinh viên không được thực hành. Đặc thù của ngành KDQT cần phải thực hành như ngành Y – Dược. Nếu không cẩn thận bạn sẽ phải đào tạo lại tại doanh nghiệp. Hay cần phải bắt đầu với vị trí trợ lý KDQT sau khi ra trường.

b. Bản thân bạn phải có ý thức học – làm việc tốt:

Bạn là học sinh – sinh viên. Chắc bạn còn chưa biết phẩm chất là điều vô cùng quan trọng, là ưu tiên số một tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần người có phẩm chất – tính cách tốt. Điều này bạn đã được giáo dục từ cấp 1, 2 và 3. Những người có phẩm chất tốt, sẽ có khả năng tự học tự rèn luyện tốt. Họ sẽ có ý chí phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Điều này đóng góp rất lớn cho kết quả làm việc của bạn. Mà kết quả làm việc tốt chắc chắn bạn sẽ có mức lương tốt.