NOC code là gì? KHÓ KHĂN ĐỊNH CƯ CANADA | LÀM VIỆC MÌNH KHÔNG THÍCH ĐỂ ĐỊNH CƯ HAY LÀM VIỆC MÌNH ĐAM MÊ?

NOC code là gì? KHÓ KHĂN ĐỊNH CƯ CANADA | LÀM VIỆC MÌNH KHÔNG THÍCH ĐỂ ĐỊNH CƯ HAY LÀM VIỆC MÌNH ĐAM MÊ? Nhiều người hay hỏi là: Tại sao ở Canada người ta không làm những công việc người ta thích / đam mê để định cư (ko đánh đồng tất cả)? Tại sao nhiều người phải làm những công việc mà người ta không thích? Tại sao phải chuyển tỉnh bang để định cư? Tại sao người ta phải thế này thế kia sao cực quá vậy? Well, nhiều lúc có những thứ sẽ ko theo những gi chúng ta muốn…

NOC code là gì?

Cơ bản nhất, nhắc đến hai chữ định cư, các bạn cũng biết nó rất là nhiêu khê, rất là kinh khủng và nhiều thứ phải biết. Nhưng mà ở đây mình chỉ bàn về những vấn đề cực kỳ cơ bản thôi. Các bạn phải tìm đến một người có bằng cấp chuyên môn, lisence (giấy chứng nhận, giấy phép) để tư vấn về định cư cho các bạn. Ở đây mình không hành nghề tư vấn định cư, mình không có bằng cấp và giấy phép về mảng này cho nên mình sẽ nói về những vấn đề đơn giản về mặt trải nghiệm.

Hiểu đơn giản, công việc bên này chia ra nhiều trình độ hay còn gọi là NOC code mà ai cũng biết:
_ NOC O (management jobs): restaurant managers, retail manager, warehouse manager, general manager, etc.
_ NOC A (professional jobs): doctor, dentist, architects, supervisor, etc. (mỗi ngành sẽ có thể sẽ có những title khác nhau cho NOC A)
_ NOC B (technical jobs and skill trades): chefs, plumbers, electricians, etc.
_ NOC C (intermediate job): servers, etc.
_ NOC D (labour jobs): cleaning staff, etc.

Nói dễ hiểu hơn sinh viên ra trường thường sẽ bắt đầu đi từ NOC C,D để đi lên vì muốn nhảy vào NOC B liền khá khó. (phổ biến là làm nail, bưng phở, retail assosictae, labour/warehouse jobs, cashier, etc. là NOC C/D) . Để được định cư, thường thường (không phải là tất cả nha) các bạn cần phải đạt một trong ba trình độ 0, A hoặc B.
Mình may mắn là khi ra trường đến giờ được làm công việc nhóm O và vẫn may mắn là còn có job trong mùa dịch. Thật ra có một nhóm cao nhất nữa là OO, dành cho mấy vị trí vice president, etc. Trong phạm vi định cư thì 3 nhóm ngành này là nhóm thường thường phải có (tuỳ vào chương trình định cư của mỗi tỉnh bang khác nhau) và đây chỉ là thông tin cơ bản mình giới thiệu sơ để mọi người nắm trước. Bây giờ mình sẽ đưa ra 3 ví dụ để các bạn hiểu tại sao nhiều người phải dấn thân vào những công việc mà người ta không thích để có thể định cư được, hoặc là những công việc không phải chuyên ngành của người ta, trái ngành và không đam mêm gì vẫn làm.

Ví dụ thứ nhất.

Một người em của mình đã định cư dc từ rất sớm (khi chỉ mới 22-23 tuổi), chỉ sau 1 năm đi làm sau khi tốt nghiệp (định cư diện skill trade ở ON). Em ấy học cùng ngành Logistics với mình nhưng đi làm baker (thợ làm bánh đúng nghĩa, không phải baker kiểu cơ bản như ở Tim Hortons chỉ bỏ bánh vào lò chờ nướng ra). Diện này được tỉnh bang Ontorio ưu tiên lúc ấy, nên em ấy đã chọn đi theo diện này vì đã làm bán thời gian mảng này trong lúc còn đi học rồi. Sau khi ra trường tìm cố vấn di trú thì biết là chức vụ Baker được ưu tiên định cư hơn nên em ấy đi theo luôn, và đã định cư được sau 1 năm. Thực chất thì em ấy không thích ngành baker nhưng thực sự vì định cư, càng định cư sớm càng tốt, bởi vì sau khi định cư thì em ấy đã đăng ký đi học lại luôn, được giảm học phí liền thì tại sao không phải không ạ? Định cư xong rồi tính. Thứ hai, mình có hỏi tại sao em ấy ko thích mà vẫn có thể theo đuổi được trong vòng 1 năm, thì câu trả lời vẫn chủ yếu là vì định cư, hơn nữa em ấy cảm thấy có một sự cảm kích trân trọng công việc ấy hơn là cảm giác “địa ngục”. Công việc này giúp em ấy định cư dễ hơn, nhanh hơn và có thể chi trả tiền nhà chi phí sinh hoạt được thì tại sao ko? Chỉ một năm sau tốt nghiệp thôi nên định cư xong thì đi học lại. Mỗi người sẽ có 1 lý do như vậy. Sau đấy thì em ấy đi học lại ngành của mình và học lên cao để có những cơ hội tốt hơn, đúng chuyên ngành hơn. Và dĩ nhiên là mình không nghĩ sau này em ấy có thể theo hoài cái nghề mà bạn ấy không thích, nhưng mà cứ định cư trước đã.

Ví dụ thứ hai.

Lúc trước mình làm quản lý trong sân bay và có rất nhiều nhân viên. Các bạn nhân viên ấy cũng biết làm những vị trí ở dưới sẽ không định cư được (như mình đã nói, vị trí ở những cấp bậc C,D sẽ khó mà định cự được). Chính vì vậy các bạn ấy phải qua những chỗ làm (quen biết) khác có các vị trí như supervisor (giám sát) trở lên để dễ định cư hơn, mặc dù làm cũng không thích đâu. Ví dụ như người Vn làm nhà hàng Vn, TQ hay Ấn thì làm cho nhà hàng TQ, Ấn. Như mọi người cũng biết, các công việc này sẽ cực hơn, đi làm dễ bị bất công, dễ bị bóc lột hơn (tất nhiên không phải là tất cả nhưng các bạn cũng biết đã có rất nhiều câu chuyện phốt về làm nhà hàng VN nhất là ở Toronto xảy ra ở đất nước này rồi, trong cộng đồng mình có rất nhiều lời qua tiếng lại, thị phi, sự bóc lột etc).

Mặc dù người ta không thích, vị trí supervior mang danh nghĩ vậy thôi nhưng công việc của các bạn nhân viên cũ của mình cũng rất là cực, cũng phải rửa chén rồi làm tất cả các thứ quét nhà lau nhà đủ thứ trò, đủ thứ việc. Đổi lại là các bạn ấy được cái gì? Được cái danh, cái tên chức vụ để nộp chính phủ để định cư, vậy thì tại sao không làm phải không ạ? Rất nhiều người phải ngậm đắng nuốt cay, phải cố chịu đựng vì một tương lai có thể định cư được. Cũng như 1 người em khác của mình đã thành công rất là sớm. Trong lúc đi học đã trở thành Supervisor của Tim Hortons chả hạn. Nhưng mà em ấy lại học một ngành khác (có thể là Desinger, Accounting, etc. dĩ nhiên mình ko thể nói rõ ra dc vì bảo mật) và không thích làm về mấy cái fast food khá cực ấy. Mình có hỏi vì sao em ấy không chuyển job nếu không thích (khi chính em ấy cũng muốn đổi), thì câu trả lời là vì rủi ro định cư. Nếu đổi ngành học, liệu công việc tiếp theo em ấy đổi có lọt vào NOC O, A, B hay không hay lại rớt xuống trình độ C, D. Khi người ta đã vào vùng tạm gọi là an toàn (0, A, B) thì người ta rất cân nhắc để ra, vì ra thì cực kỳ nguy hiểm.

Các bạn thử nghĩ xem, tốt nghiệp ra kiếm được một công việc từ B, A đến 0 thì rất là khó. Thường người ta phải tiếp cận công việc từ C,D rồi tầm 1 năm mới bắt đầu mon men cố gắng lên chức B hoặc A này kia. Nếu các bạn đang học mà có được công việc đúng NOC cần rồi, chỉ cần tốt nghiệp ra, trở thành full-time chính thức thì cứ thế mà làm thôi, vậy là bạn bạn thì bạn có muốn nhảy ra không? Bạn có dám nói công việc này mặc dù NOC A,B,0 đó nhưng bạn không thích, bạn ra trường sẽ làm cái khác từ đầu? Bao nhiêu người sẽ có khả năng làm vậy? Đặc biệt là trong mùa dịch như thế này, các bạn có dám nhảy ra vùng an toàn đó không?

Mình cũng hiểu nhiều bạn thường bám víu vào các nhà hàng, tiệm nails của VN để hi vọng mình làm cho người ta lâu thì sẽ được một chức danh là supervisor, manager để định cư dễ hơn (mang danh là Supervisor/Manager nhưng thực chất chả có ai để giám sát hay quản lý cả). Thường người ta sẽ nghĩ người Việt sẽ giúp người Việt các kiểu, người ta sẽ bám víu để “hi vọng” vào lời nói của những người chủ (mà không có một lời cam kết nào chắn chắn cả) rằng sẽ cho một danh hiệu để nộp lên chính phủ để định cư. Dẫn tới là đã có rất nhiều câu chuyện đáng buồn bên này là khi gần hết PGWP rồi mà chả có ai thực hiện “lời hứa” đó cho nhiều bạn đó cả và dẫn đến hậu quả chỉ những bạn đó gánh vì quá tin tưởng mà thôi…(dĩ nhiên, nếu giữ lời hứa hay làm được thì các bạn cũng hiểu tại sao ngta phải bám víu vào “vùng an toàn” đó rồi ^^ )

Ví dụ thứ 3.

Mình có một người anh học chung ngành với mình, thiên về cảng biển xuất nhập khẩu (còn mình thiên về mảnh vận hành nhiều hơn). Anh ấy là người đã cố gắng đi theo công việc anh ấy thích nhưng mà thật sự nó đã không mang lại một kết quả nào cả. Lúc đầu ra trường anh ấy đi theo công việc anh ấy thích, nhưng nó bắt đầu bằng C, D (như mình đã nói). Anh ấy làm công việc ấy khá lâu rồi nhưng mà chủ muốn anh ấy chuyển qua một hướng khác để trở thành B luôn nhưng anh ấy lại thích vị trí đó hơn mặc dù chỉ là level C, D thôi. Như các bạn cũng biết, ra trường các bạn có 3 năm PGWP để làm việc, thường các công việc sau tốt nghiệp của bạn nếu đúng NOC mới được tính vào điểm tích luỹ kinh nghiệm cho hồ sơ định cư, thì anh ấy đã mất cho công việc 6 tháng mà không đi đến đâu được. Kinh nghiệm 6 tháng đó không thể cộng vào điểm định cư vì nó không phải là trình độ B trở lên. Anh ấy chỉ còn 2,5 rưỡi và anh ấy đã nhận ra là nên nhảy vào công việc nhóm B và A hơn nên anh ấy đã cố gắng chuyển công ty và nhảy vào công việc đúng NOC để ko tốn thời gian…

Cũng có những trường hợp giống như mình, cố gắng apply định cư theo diện tỉnh bang như ONIP International Student Stream. Diện ấy khá là dễ. Vdu như công ty cũ của mình lúc mình còn làm ở sân bay, bảo đảm thoả mãn về mặt quy mô doanh thu, danh nghiệp đã thành lập lâu, lợi nhuận cao, nhân viên nhiều các thứ thì nó sẽ có thể hỗ trợ giúp mình đi theo diện đó được. Nhưng mấu chốt là chủ có “chịu” hỗ trợ bạn hay không, chủ có chịu giúp đỡ bạn hay không, đó là vấn đề. Thì đối với trường hợp của mình là mình không được giúp đỡ từ chủ doanh nghiệp. Đó chính là một trong những lý do vì sao mình đã rời bỏ công việc ngon lành (cũng như rất nhiều nhân viên khác của mình đã rời đi) để qua một tỉnh bang khác dễ định cư hơn. Mình không nói là tỉnh bang vắng heo hút gì mà tỉnh bang khác vẫn ok như thường và nó sẽ dễ định cư hơn. Nhưng mà dĩ nhiên làm một công việc mà mình thấy là ok, mình khá là ưa thích và nhàn hạ thì cũng rất là tiếc. Nhưng mà vì để định cư, vì cuộc sống, các bạn phải đánh đổi và biết mình phải làm gì. Không phải lúc nào chủ cũng chịu bảo lãnh cho bạn hay ký giấy để hỗ trợ cho bạn theo các diện định cư đâu, nên các bạn cần tỉnh táo trước đã.

Nhiều người nói với mình làm quản lý sao không được chủ hỗ trợ, chức vụ quan trọng mà? Các bạn à, câu đầu tiên mình học được khi lúc mới đến Canada này, đó là “Bất kỳ ai ở Canada này cũng có thể bị thay thế cả, kể cả director, vice president, những người ở trên đều có thể thay thế được”. Cho nên cái chức quản lý, cái chức nhân viên của bạn cho dù bạn nghĩ là bạn quan trọng thế nào, thì bạn cũng không thật sự quan trọng như bạn nghĩ đâu. Dù công ty bạn lớn hay nhỏ, dù bạn chức cao hay bạn chức thấp thì không đồng nghĩa với việc là chủ sẽ đồng ý hỗ trợ bạn hoặc là bảo lãnh bạn. Công ty public hay private, quy mô nào, chức vụ nào cũng như vậy. Vậy nên các bạn hãy tỉnh ra. Mình chỉ có 3 năm bên này để làm việc. Cho những bạn mà chưa qua bên này, chưa biết bên này cam go khó khăn thế nào, các bạn cũng hãy hiểu là kiếm được một công việc từ trình độ B trở lên khá là khó ở bên này. Không phải bạn học cái gì cũng làm được cái đấy và không dễ để có trình độ B, A và còn khó nữa nếu bạn muốn lên được NOC O.

Đấy là một trong những ví dụ điển hình để các bạn thấy là không phải công việc mình thích, công việc mình đam mê lúc nào cũng có thể mang lại một giá trị nhất định cho mình. Dĩ nhiên những ai mà học sinh quốc tế như mình ở bên này thì rất là cực. Không phải như ở Việt Nam, các bạn có thể làm việc gì các bạn thích thì cứ làm rồi chờ vài năm rồi lên chức. Bởi vì mỗi người như mình bên này đều có một quỹ thời gian nhất định (1 năm, 2 năm, 3 năm) để ở lại sau tốt nghiệp để đi làm. Và trong quá trình ấy phải tự tìm cách để định cư, và nếu công việc không ổn và các bạn không có một trình độ nhất định thì khó lòng mà có thể định cư được. Nên nhiều người nhất định phải tỉnh ra cái việc đấy, để tính đường đi nước bước cho chuẩn sát.

Một lần nữa, các bạn thử tưởng tượng một đất nước mới, một nền văn hoá mới, một ngôn ngữ ko phải là tiếng mẹ đẻ, những văn hoá làm việc khác nhau, các bạn phải am hiểu rất nhiều thứ để các bạn có thể leo lên được. Cho nên những bạn nào còn thắc mắc ngoài kia thì vì cuộc sống, vì định cư mà rất nhiều người đã chọn những công việc mà người ta không thích cho dù đó là những công việc khó khăn mệt mỏi hơn, thì người ta cũng chấp nhận để lấy một danh hiệu nhất định, để lấy một cái tấm vé định cư ổn hơn, chứ không phải tự nhiên mà người ta chọn hướng đi mà người ta không thích đâu các bạn. Nhiều người cũng khổ lắm mình biết, và nhiều người cũng cực lắm.

Cho nên hi vọng những bạn nào đã có những con đường riêng, có những công việc đủ để các bạn định cư được thì mình rất mong các bạn gặp nhiều may mắn và thành công trên con đường định cư của bạn. Cũng giống như mình là những người đang rất chật vật để định cư bên này. Chúc các bạn thành công!

Ý kiến khác:

Hồng Ánh
Mình cũng stress khá nhiều vì cv hiện tại. Phần lớn là do mình ko hề có đam mê gì nhưng vì thẻ định cư nên đành cắm chốt chờ đợi rùi sau này sẽ đi học lại theo cái mình thích. Nhiều ng ko hiểu cũng hay chỉ trích kiểu tốn tiền, tốn time khi mình tâm sự muốn quay lại học ngành khác nhưng thật sự 3 năm pgwp nó trôi qua cái vèo nếu cứ ngang bướng với cái đam mê thì con đường định cư sẽ gian nan hơn nhiều. Thôi vì cái thẻ mà chịu đựng vài năm nếu đó là mục tiêu tiên quyết