Quy trình bảo dưỡng máy xúc cơ bản hiện nay cho cá nhân và doanh nghiệp

Quy trình bảo dưỡng máy xúc cơ bản hiện nay cho cá nhân và doanh nghiệp. Hướng dẫn bảo dưỡng máy xúc cơ bản mà ai cũng phải biết. Bảo dưỡng máy công trình – Xe xúc lật là yếu tố quan trọng và hết sức lưu ý đối với các công ty sử dụng, vận hành các loại máy xúc đào bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của công ty, chủ nhà thầu.

Quy trình bảo dưỡng máy xúc cơ bản hiện nay cho cá nhân và doanh nghiệp
Quy trình bảo dưỡng máy xúc cơ bản hiện nay cho cá nhân và doanh nghiệp

Máy xúc là gì?

Máy xúc là thiết bị cơ giới được dùng trong công trình xây dựng cầu đường, khai thác khoáng sản, đào xúc đất đá… Và các loại máy này hầu hết trong một hoặc hai năm đầu khi mua máy nhập khẩu hay lắp theo hãng đều được hưởng chế độ hỗ trợ bảo dưỡng theo giờ hoặc theo ngày. Thông thường sẽ là 2 năm vận hành, có đội thợ kỹ thuật với kinh nghiệm lâu năm và được đào tạo bài bản hỗ trợ trong quá trình vận hành nếu có xảy ra hỏng hóc hoặc trục trặc nào đó. Chúng ta cũng nên cho các nhân viên kỹ thuật công ty tham gia đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên sâu hơn từ hãng về các loại máy công trình, công nghệ mới ra để kịp phục vụ công ty.

Quy trình bảo dưỡng máy xúc lật là cực kỳ cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp và cá nhân nào nào đã và đang sử dụng máy xúc lật. Việc bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp người sử dụng nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thời gian chết máy do hỏng hóc.Để hướng dẫn chi tiết khách hàng cách bảo dưỡng và bảo chì máy xúc lật đúng cách, bài viết này sẽ hướng dẫn bảo dưỡng máy xúc lật một cách chi tiết cho các bạn.

Vậy bảo dưỡng máy xúc là gì? Bảo dưỡng như thế nào ?

Riêng với một số loại máy xây dựng thì khác, do hoạt động với công suất cực lớn cho nên việc bảo dưỡng máy xúc cần diễn ra theo khoảng thời gian làm việc nhỏ hơn so với các loại máy khác. Việc bảo dưỡng cho máy xúc được quy định theo thời gian mà máy xúc làm việc và người ta tính theo giờ làm việc của máy xúc. Có thể là 10 giờ, 50 giờ, 125 giờ, 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ và 2000 giờ.

Xem thêm : Tổng hợp các dòng máy xúc mini tốt nhất 2020

Đầu tiên các vấn đề cần lưu ý khi bảo dưỡng máy xúc là cần có kỹ sư trưởng điều hành quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm thử sau quá trình bảo dưỡng, kiểm tra chảy dầu, máy nóng, hoạt động ra sao. Chu trình bảo dưỡng thì tùy theo hãng sẽ có chu trình bảo dưỡng khác nhau. Thông thường, quá trình bảo dưỡng định kỳ sẽ theo 7 giai đoạn gồm các công việc cụ thể sau:

Công việc bảo dưỡng cụ thể:

Sau 10 giờ máy xúc hoạt động

Để máy xúc hoạt động được bình thường thì sau mỗi 10 giờ máy hoạt động thì những việc bạn cần phải làm là:

– Kiểm tra mức dầu động cơ, mức dầu nhiên liệu

– Kiểm tra đèn và dụng cụ báo hiệu

– Kiểm tra rò rỉ, các bộ phận bên ngoài

– Kiểm tra lốp (độ căng và tình trạng lốp),

Sau 50 giờ máy xúc hoạt động

Càng hoạt động nhiều thì máy xúc càng cần phải bảo dưỡng, sau khi máy hoạt động được 50 giờ thì bạn cần phải làm những việc này:

– Siết chặt các bu lông trước và sau trục truyền động.

– Cần kiểm tra mức dầu của trợ lực phanh, hộp số

– Kiểm tra phanh tay, áp suất lốp

– Bơm thêm mỡ vào các trục truyền động, vào gầm phụ và bơm vào các ổ bi.

Tuy nhiên nếu bạn làm thường xuyên những việc trên hàng tuần là tốt nhất.

Sau 125 giờ máy xúc hoạt động

125 giờ thì bạn phải làm những việc sau để giúp cho máy xúc làm việc ổn định là: kiểm tra mức dầu thủy lực, ắc quy, nắp máy và hệ thống làm mát.

Sau 250 giờ máy xúc hoạt động

Lúc này là lúc cần phải kiểm độ chặt của bu lông vành bánh xe và bu lông phanh đĩa, mức dầu của cầu trước và cầu sau. Tiếp đó cần siết chặt lại các bu lông của bộ phận điều khiển cơ khí và các trục trước sau.

Việc kiểm dây đai của động cơ, các bộ phận như máy nén khí và máy nạp là rất cần thiết. Sau đó là việc hiệu chỉnh lại phanh (bao gồm cả phanh chân và phanh tay). Cuối cùng là thay dầu nhớt cho động cơ để hoạt động được trơn tru.

Sau 500 giờ máy xúc hoạt động

Các việc bạn cần làm là:

– Kiểm tra độ sạch của hộp số, làm sạch lọc dầu (có thể thay thế nếu cần thiết)

– Bổ sung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.

– Thay nhớt cho động cơ và lọc tách nước (nếu cần thiết).

– Siết chặt các bu lông nối cầu trước và cầu sau.

– Kiểm tra khe hở cần ga.

Sau 1000 giờ máy xúc hoạt động

Khi máy xúc làm việc được khoảng thời gian là 1000 giờ thì cần:

– Kiểm tra độ sạch của dầu truyền động. Nếu thấy vẩn đục thì phải thay dầu và làm sạch lọc tách nước.

– Thay lọc dầu diesel.

– Kiểm tra các loại đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.

– Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.

Hình ảnh các thợ sửa máy đang bảo dưỡng máy xúc

Sau 2000 giờ máy xúc làm việc

2000 giờ là một khoảng thời gian làm việc dài nếu như máy xúc của bạn làm việc liên tục. Do đó cần phải:

– Thay dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.

– Thay dầu cầu trước và sau.

– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo. Kiểm tra điều kiện làm việc của các gioăng và lò xo thành phần. Kiểm tra phanh có bị mòn không, có nhạy không?.

– Kiểm tra sự kín khít của van phân phối và các xi lanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không ?

– Cuối cùng là kiểm tra độ nhạy của hệ thống lái.

Kết luận

Trên đây là quy trinh bảo dưỡng theo chu kì cho máy xúc lật của bạn mình đã tham khảo ở trên nhiều diễn đàn uy tín nếu các bạn bảo dưỡng theo chu kì và quy trình này máy xúc của bạn sẽ có tuổi thọ cao hơn và bền hơn theo thời gian.