Tâm lý đám đông

Tâm lý đám đông

Thí nghiệm với đám đông

1. Nhà sinh vật học người Pháp Henri Fabre đã từng làm một thí nghiệm với sâu róm, ông đặt một đàn sâu róm lên rìa của một bồn hoa, con nọ nối đuôi con kia thành vòng tròn, cạnh rìa bồn hoa. Sau đó Henri Fabre rải một ít lá thông mà sâu róm rất thích ăn vào trong bồn hoa. Đàn sâu róm bắt đầu nối đuôi nhau bò vòng quanh bồn hoa hết vòng nọ đến vòng kia. Chúng đi liền 7 ngày 7 đêm, và rồi đàn sâu róm đã chết dần do mệt và đói. Một điều đáng thương là, chỉ cần một con sâu róm trong đàn thay đổi một chút lộ trình là có thể ăn được lá thông ở ngay bên cạnh.

2. Nhà tâm lý học Solomon Asch cũng đã tiến hành một thí nghiệm về tâm lý đám đông mang tên Asch. Cụ thể 1 nam thanh niên được chọn tham gia trả lời câu hỏi cùng 4 người khác. 4 người kia đã được sắp đặt chọn đáp án sai. Kết quả, mặc dù chọn đáp án đúng nhưng khi thấy số đông chọn câu sai, chàng thanh niên đã chọn đáp án giống 4 người kia..

 Nguyên nhân

1. Tâm lý đám đông:Con người bình thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo số đông nhằm phù hợp với đám đông, từ đó tạo nên sự an toàn thống nhất, chỉ một số ít cá thể đặc biệt có thể tách mình ra và có suy nghĩ độc lập.Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”.Nếu cá thể đó suy nghĩ và hành động ngược với số đông, cá thể đó dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập thể.

2. Tín nhiệm tập thể: Người ta thường cho rằng phán đoán của đa số bao giờ cũng đúng hơn của cá nhân. Nếu có biểu quyết gì đó, nếu không có quan điểm vững vàng, chúng ta thường “nghe ngóng” quan sát xung quanh và chọn theo số đông!Thực tế cho thấy suy nghĩ và hành động theo số đông tạo cảm giác an toàn và tăng khả năng đúng, nhưng lại không tạo sự đột phá mới vì đều đi theo lối mòn của người trước.Chính vì thế thiên tài là những người có thể tạo sự đột phá vì họ không suy nghĩ và hành động theo số đông mà theo suy nghĩ cá nhân.Họ thường bị cô lập và tự tách mình ra khỏi đám đông, nên bị cho là lập dị khó hiểu hay thậm chí điên khùng!

3. Khuất phục tập thể:Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động của cá nhân vấp phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó.

4. Tính mơ hồ của hoàn cảnh: Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự thống nhất an toàn bên trong tập thể.

CẢM NGỘ CHÂN LÝ

– Những xu hướng phổ biến trong đám đông, những niềm tin mà nhiều người chúng ta đang có được trong hiện tại, chưa chắc đã là điều đúng, là chân lý. Cần đặt câu hỏi NGHI NGỜ để tìm cầu ĐẠO LÝ