Tâm sự của du học sinh về con người và môi trường Canada

Tâm sự của du học sinh về con người và môi trường Canada. Nhiều bạn đang có ý định du học Canada thì dưới đây sẽ là bài viết hay ho và bổ ích với bạn. Nó sẽ đem đến cho bạn cái nhìn khách quan và khái quát về cuộc sống nơi đây để bạn chuẩn bị tâm lý, tinh thần và tài chính để sẵn sàng sống, học tập đạt kết quả tốt nhất.
Bài viết là lời chia sẻ một bạn du học sinh hiện tại đang sống tại Canada. Mời các bạn đón đọc.

Tâm sự của du học sinh về con người và môi trường Canada

Hello các bạn,
Mấy bữa nay mình thấy nhiều bạn review Canada kiểu vỡ mộng các thứ :)) Okay đó là những cảm nhận của riêng các bạn, mình ko tranh cãi.
Còn sau đây là cảm nhận của mình sau 1 năm ở đây, tốt có, xấu có, nhưng nhìn chung mình chưa bao giờ thất vọng khi đặt chân đến đất nước này!

Thứ 1, về sân bay Vancouver

Sân bay Vancouver khá nhỏ so với các sân bay quốc tế khác, khách quan mà nói đúng thật là sân bay ko hoành tráng bằng sân bay Incheon của Hàn hay sân bay của Thái như bài của chị kia review. Tuy nhiên, mình ko nghĩ nó tới độ “xấu hoắc”, vì mình thấy nó rất sạch sẽ, ko xô bồ xô bộn, bố trí khá rõ ràng ko làm hành khách bị quáng, bị lạc đường v.v…, ngoài ra sân bay còn trang trí khá nhiều các tượng đài đặc trưng cho Native Canadian, truyền thống văn hoá Canada, thứ mà khá ít sân bay quốc tế làm đc. Mình nghĩ điều này rất hay vì nó giúp Canada quảng bá hình ảnh với du khách quốc tế.

Thứ 2, về bus

Các bus drivers ở đây đa phần rất nice, mình dám chắc ở vn hiếm bao giờ tài xế hay lơ xe chấp nhận cho hành khách đi free khi họ ko có vé, thậm chí các bạn còn bị đối xử chẳng ra gì nếu đi vé tháng  nhưng ở khu vực Metro Vancouver mình ở thì rất nhiều tài xế chấp nhận cho hành khách đi free, thậm chí họ còn đối xử với thái độ vui vẻ lịch sự, kiểu never mind, cụ thể hơn có 2 lần mình đi bus, tài xế đại khái khởi hành hơi trễ so với giờ định tầm 4-5 phút, và họ đã tự giác free vé cho tất cả hành khách ở trạm đó đồng thời xin lỗi rất đàng hoàng, mình nghĩ điều này sẽ ko bao giờ xảy ra ở Việt Nam

Tuy nhiên, ắt hẳn các bạn sẽ bắt gặp 1 vài tài xế từ chối ko cho hành khách đi free, theo mình quan sát thì hầu hết các trường hợp đó là vì hành khách cố tình trốn vé, họ canh lúc đông khách bước lên rồi lén chen vào và bị phát hiện, hoặc có 1 lần mình nghe tài xế khó chịu nói rằng: tại sao m ko có vé nhiều lần quá vậy, t đã cho m đi 2 lần trc đây rồi tại sao bây giờ lại vậy nữa, sau đó mời ông khách đó xuống. Hiển nhiên cũng sẽ có 1 vài tài xế khó sẽ ko chấp nhận bạn đi free luôn cho dù bạn chỉ mới lần đầu quên vé/thẻ hay vô tình hết tiền trong thẻ, nhưng các bạn nên hiểu rằng điều đó ko chứng tỏ tài xế hách dịch hay khó khăn, mà đó là họ làm đúng luật thôi! Ko phải họ du di cho các bạn vài lần thì họ phải có nghĩa vụ du di cho các bạn nhiều lần tiếp nữa, quên vé/thẻ bus hay quên nạp tiền dù cố tình hay vô ý thì cũng là lỗi của các bạn, tài xế có thể rộng lượng bỏ qua hay từ chối thì đó hoàn toàn là quyền của họ, các bạn ko thể đánh giá họ đc.

Thứ 3, về người vô gia cư

Riêng ở Vancouver, nhất là khu Chinatown, người vô gia cư rất nhiều, khách quan mà nói họ ăn mặc dĩ nhiên ko đc đẹp đẽ, đôi khi cơ thể còn có mùi, hoặc mùi cần sa, 1 số người nhìn còn bặm trợn và khá đáng sợ, thậm chí 1 số còn hung hăng kiểu “wtf are u looking at me?” Tuy nhiên, đó chỉ là thiểu số, phần còn lại mình thấy người homeless bên này vẫn lịch sự hơn ở vn, lý do là họ hiếm khi chèo kéo khách đi đường, ko xin xỏ, mình chưa bao h thấy dàn cảnh xin tiền, ko giả vờ bệnh tật để đc ngta thương cảm, họ chỉ ngồi hoặc nằm 1 góc, để 1 cái bảng là homeless, hy vọng đc giúp đỡ v.v…, như vậy là họ đã rất lịch sự và đàng hoàng rồi, cho dù vẻ bề ngoài của họ có xấu xí đến mức nào!

Thứ 4, về các khu vực phát triển của Canada

Các bạn cần hiểu 1 điều là môi trường sống ở Canada hay thậm chí Mỹ khá là khác với Việt Nam, nhà cửa ở đây hầu như làm bằng ván gỗ, chỉ lẹp xẹp 1-3 tầng và cách nhau 1 khoảng sân tương đối chứ ko phải san sát, tấp nập như Việt Nam, nhìn dĩ nhiên sẽ hơi “quê quê”, nhưng cá nhân mình thích cái sự “quê quê” đó, thanh bình, trong lành, ko ồn ào xô bộn  Riêng các khu vực cao ốc thì cũng ko kém gì các nước quốc tế đâu ha, nói riêng về Vancouver, theo kinh nghiệm 1 năm ít ỏi của mình thì Vancouver có những khu phát triển với phong cách khác nhau, gồm: khu Downtown Vancouver, trong khoảng Granville Station tới Waterfront Station, khá nhiều toà cao ốc với mặt kính bóng loáng và đủ màu sắc rất đẹp; khu Gastown, Yaletown, Vancouver City Centre thì đường phố lại phát triển theo phong cách châu âu hơi cổ điển, còn khu North Vancouver-Burnaby, UBC thì lại theo hướng biệt thự triệu đô, vườn tược cây cối cắt tỉa đẹp đẽ, trồng nhiều hoa cỏ, đại khái nhìn như những toà lâu đài mini rất sang chảnh, đấy cũng là khu “nhà giàu” của Vancouver.

Thứ 5, nói về các văn hoá khác nhau của người dân nơi đây.

Ở đây là xứ đa chủng tộc, dân nhập cư tứ xứ, hiển nhiên sẽ pha trộn rất nhiều nền văn hoá khác nhau chứ ko đơn thuần như Việt Nam. Sẽ có những văn hoá phù hợp với các bạn, và có những văn hoá ko phù hợp, ví dụ văn hoá phù hợp là say sorry and thank you bất cứ hoàn cảnh nào, ngược lại văn hoá hôn hít, ôm ấp giữa đường có lẽ sẽ ko thuận mắt các bạn cho lắm. Tuy nhiên, đừng đánh giá xấu hay kì thị bất kì văn hoá nào, vì đối với bạn có thể ko hợp, nhưng biết đâu đấy lại là 1 điều bình thường, hay thậm chí 1 nét đẹp văn hoá của ngta.

Tóm lại, có bài review ko tốt thì bây giờ cũng có bài review tốt, nhưng mình nghĩ bài review của mình tương đối khách quan. Các bạn mới đến có thể cảm thấy nơi đây khác so với trí tưởng tượng của các bạn, nhưng đừng vội bảo là “thất vọng” hay “vỡ mộng” khi các bạn chưa trải nghiệm được nhiều, còn nếu các bạn đã ở 1 tgian kha khá chừng 1-2 năm trở lên, cảm thấy ko phù hợp cuộc sống Canada, then feel free to move to another country that makes you feel better.

Have a nice weekend guys!

Ý kiến khác:

Một vài bạn du học sinh bổ sung

Thứ 6: Về homeless

Ông thầy của mình người Canada cũng nói rằng chúng ta ít nhất nên nói chuyện với họ một lần. Họ có những câu chuyện khá là thú vị và đáng suy ngẫm về cuộc đời con người, chứ không chỉ đơn thuần là thất nghiệp rồi ra đường ở. Và tự trọng họ cũng khá cao, không phải cho gì họ cũng lấy, một lần trên ô tô mình rất nhiều bánh kẹo và mình gặp một anh homeless, anh ấy chỉ lấy đúng 1 thanh protein và từ chối những thứ còn lại, anh ấy nói “thế là đủ cho ngày hôm nay của tôi rồi”. Một lần khác, ngay cạnh trường mình, mình không dùng đồ ăn trưa hôm đó và còn khá nhiều (thịt bò, cơm, sốt ngon lành). Mình mang cho 1 ông vô gia cư ngay gần trường, ông ấy cảm ơn mình và nói “cứ giữ lấy đồ ăn đi, tôi cũng vừa được 1 người cho nên no rồi, cảm ơn bạn nhiều”

Thứ 7: Về nhà cửa

Nói về nhà cửa, điều mình cảm thấy hay ho nhất là không hoá điên mỗi sáng vì loa phường hay mấy cái tiếng dị hợm của nhà bên cạnh như ở Việt Nam. Nói thật là sáng cuối tuần nào ở Việt Nam mình cũng thức dậy với câu cửa miệng “Đ*t m* loa phường”

Tags: