Vấn đề xe cộ tại Canada

Chia sẻ với các bạn một bài viết rất hay về một vấn đề vô cùng thiết thực – giao thông – được đăng trên group “Du học sinh Canada”.

Chuyện xe cộ ở Canada
Nhân tiện mới trải qua một loạt thủ tục về bảo hiểm xe cộ, nay mình muốn chia sẻ với mọi người về vấn đề xe cộ ở Canada.
Note: Hiện tại mình đang ở Nanaimo, British Columbia nên chỉ nói về luật ở BC thôi nhé. Ở các bang khác thì không chắc, các bạn nên tự tham khảo để so sánh.

1. Bằng lái

• Mình không thấy tên Canada trong danh sách các nước chấp nhận bằng quốc tế IDP, và trên trang chủ của chính phủ cũng không thấy đề cập, nên kết luận là không dùng được.
• Đối với những bạn “international student” đã có bằng lái ở Việt Nam, thì bạn được quyền lái xe thoải mái ở Canada, miễn là bạn còn là full time student và bằng lái của bạn còn hiệu lực.
• Còn nếu bạn không thích dùng bằng Việt Nam hoặc bạn học xong ra đi làm muốn đổi sang bằng lái của BC, sẽ có hai trường hợp:
– Bằng của bạn trên 2 năm: Bạn chỉ cần thi lý thuyết (40-50 câu) và thực hành (Class 5 road test) là có full license.
– Bạn chưa có bằng hoặc dưới 2 năm: Chia buồn là bạn sẽ phải trải qua khóa học dài 2 năm với rất nhiều hạn chế và ràng buộc rồi mới được lái xe thoải mái. Nên bạn nào có dự định du học thì tốt nhất là nên lấy bằng lái xe từ sớm.
• Thêm một tin buồn nữa là trong cả hai trường hợp. Bạn đều sẽ bị thu lại bằng lái Việt Nam của mình, too bad.

2. Tìm mua xe tại Canada

• Nếu là đại gia mua xe mới thì không có gì để nói. Giá xe mới bên này chỉ bằng nửa so với Việt Nam. Bằng giá tiền một chiếc Innova là bạn đã có thể cưỡi Merc, Audi, BMW… rồi :O
• Nhưng nếu bạn là sinh viên nghèo đi tìm mua xe cũ thì đây đúng là thiên đường. Với số tiền bằng với một chiếc Wave (<1000 Trudeau ) là đã mua được xe rồi (dù hơi tã). Còn nếu nâng lên tới tầm Nouvo hay Air Blade (<3000), các bạn sẽ kiếm được rất rất nhiều xe rất rất ngon
• Vậy làm sao để tìm mua xe cũ?
Craiglist hoặc Kijiji hoặc Facebook hoặc cú pháp Used car + Thành phố bạn ở
Tips:
• Nên tìm xe đời từ 2004 đổ lên, trước đó thì cũ quá.
• Nên ưu tiên các dòng xe Nhật (Honda, Toyota, Mazda..) vì bền và phụ tùng rẻ. Né gấp mấy bác xe sang như Merc hay Audi, mua xong lỡ bị gì tìm đỏ mắt cũng không ra phụ tùng đâu mà sửa, mà có thì có khi giá bằng cái xe (xem phần bonus để biết thêm chi tiết ^_^)
• Nên mua xe ở private seller hay dealer?
Tùy, mỗi kiểu có cái hay riêng:
– Mua ở dealer thì nhàn, xe đã được kiểm tra, có bảo hành khỏi lo lắng chuyện chất lượng, có cả mớ xe ở cùng một chỗ, coi chiếc này không ưng thì dạo qua chiếc khác coi tiếp. Chọn được xe rùi thì tự bảo hiểm chạy tới làm việc. Chuyển tiền rẹc rẹc cái là lấy xe đi. Thích nhé, mỗi tội …đắt.
– Mua của private seller thì ngược lại, giá mềm hơn khá (rất) nhiều (có khi tầm 20-30%), nhưng chất lượng hên xui, bạn phải tự coi và kiểm tra. Nếu không an tâm thì có thể thỏa thuận đem xe tới garage cho họ kiểm tra (phí khoảng 100$), ok rùi thì mới lấy xe. Lấy được xe rồi thì phải tự đem xe tới bảo hiểm để làm thủ tục.
• Đấy, chọn mua ở đâu là phụ thuộc vào túi tiền và máu liều của bạn.

3. Chuyện bảo hiểm.

• Nếu bạn không mua ở Dealer để được phục vụ tận răng, mà chọn mua của chủ xe cho rẻ thì việc tiếp theo là đi mua bảo hiểm.
• Giao dịch với chủ xe xong bạn sẽ có 2 tờ giấy: Giấy chứng nhận sở hữu của chủ cũ và giấy sang nhượng từ chủ cũ sang cho bạn.
• Các công ty bảo hiểm xe (auto plan) sẽ kiêm luôn nhiệm vụ đăng ký (register) chủ sỡ hữu và cấp biển số (cấp tại chỗ chứ ko phải chờ mòn mỏi như ở VN ^_^. Tất cả các thủ tục từ lúc bạn bước vô tới lúc cầm biển đi ra chỉ mất khoảng nửa tiếng…
• Phí bảo hiểm dao động tùy theo giá trị xe, kiểu bảo hiểm, kinh nghiệm lái xe của bạn… nhưng sẽ rơi vào tầm 100-150$/tháng. Ngoài ra thì còn phải trả thêm thuế 12% giá trị xe nữa.
• Tip: Tuyệt đối không lái xe không biển số ra đường, bị bắt phạt 1500 Trudeau lận. Bí quá thì lấy giấy tờ xong vứt xe lại đi lấy bảo hiểm (biển số) xong rùi hãy quay lại nhận xe.

4. Lái xe

• Vậy là bây giờ bạn đã được quyền chạy xe ra đường. Nếu đã lái xe ở Việt Nam thì chuyện làm quen với giao thông bên này chỉ là muỗi. Người dân đi rất đúng luật, chỉ cần để ý biển báo, đèn hiệu và làn đường là được.
• Một vài điểm khác biệt cho các bạn khỏi bỡ ngỡ:
– Nhường đường cho người đi bộ trong mọi tình huống. Cứ thấy vạch dành cho người đi bộ thì phải để ý. Dân bên này được nhường quen rồi nên ko có chuyện họ nhường xe đâu ^_^.
– Bạn sẽ rất hay bắt gặp biển “Stop” sign màu đỏ đặt trước các giao lộ mà bạn bắt buộc phải dừng lại khi thấy trong mọi tình huống. Biển này cũng chia làm 2 loại:
o “Stop sign” trơn: Phải dừng lại và nhường đường cho làn cắt ngang, đến khi nào đường trống mới được quẹo.
o “Stop sign”, bên dưới có đề 4-WAY (có thể là 3, 5 hoặc nhiều hơn, nhưng 4 là phổ biến nhất): dừng lại và đi theo thứ tự. Xe nào tới trước đi trước. First come first serve.
– Có thể quẹo phải khi đèn đỏ, nếu có làn quẹo, nhưng phải ưu tiên cho xe đi thẳng, đường trống mới được nhập làn. Nếu không có ràn lẽ riêng? Cũng được quẹo luôn, nhưng phải đảm bảo là đường trống và an toàn hẵng đi. Nếu có tai nạn xảy ra khi đèn đang đỏ thì không cần biết lỗi của ai, tội nợ đâu bạn chịu tất.
– Hầu như mọi ngã ba, ngã tư đều có làn riêng để quẹo trái. Nếu có đèn mũi tên bật xanh thì mình được ưu tiên quẹo, nếu không thì phải nhường đường cho xe đi thẳng, bao giờ đường trống mới được quẹo.
– Speed limit: nói hơi khó tin nhưng bên này chả thằng nào nó theo đúng luật cả. Limit 90 nhưng cả làng toàn đi từ 110-120. Nên để an toàn thì nên chấp nhận speeding để giữ tốc độ chung với các xe khác, không thì sang làn bên phải mà chạy tầm 100 (thế là chậm lắm rồi…). Cái này là kinh nghiệm cá nhân, lỡ bạn có bị bắt vì quá tốc độ thì mình ko chịu trách nhiệm nhé.
– Ở các xa lộ (sorry em ở miền núi nên toàn nói chuyện xa lộ), trước các đèn đỏ khoảng 200m đều có một đèn báo hiệu chuẩn bị dừng (prepare to stop), nếu đèn không sáng thì cứ tự tin mà speed up vượt qua ngã tư, cho dù lúc mình vượt qua là đèn đã chuyển sang vàng. Còn nếu thấy đèn này sáng thì tốt nhất là giảm tốc độ, đừng cố quá nó mà chuyển sang đỏ bị camera chụp là thành quá cố đấy.
5. Bonus part: Làm gì khi bị người khác đâm hư xe…
• Mình chưa tông ai bao h nên cũng không biết làm gì khi gây tai nạn. Ở đây chỉ kể lại chuyện mình bị người khác tông…
• Chuyện kể rằng, mới lấy xe đi được 2 ngày, lúc đang đi trong bãi xe của trường thì mình bị xe khác húc từ phía sau (mình là KIA mỏng manh yếu đuối mà thằng kia đi bán tải, đít xe mình bẹp dúm mà đầu xe nó còn không thèm trầy, đúng nghĩa bị rape…).
• Sau khi xuống xe dàn xếp và em kia nhận lỗi, hôm sau mình và nó gọi lên ICBC (kiểu như bộ giao thông của BC) report. Mình được claim toàn bộ chi phí sửa xe, và chỉ cần đem xe đến một cửa hàng bất kỳ trong hệ thống của ICBC để sửa.
• Đắng lòng là, cái cửa hàng sửa xe quote giá sửa cái đít là 5000 Trudeau, trong khi mình mua cả xe có 2500 =)).
• Do giá sửa xe quá bựa, nên ICBC gọi cho mình hỏi là “Thôi ko sửa nữa, anh trả chú tiền mua xe, cộng thêm bonus nữa, cho chú đi mua xe khác, ý chú sao?”
• Do kèo quá thơm nên tất nhiên là mình đồng ý. Thế là hôm sau xách xe lên ICBC giao xe và cầm cheque về mua xe mới.
Trên đây hầu hết là kinh nghiệm cá nhân do mình tìm hiểu được. Nếu có thông tin nào các bạn thấy không đúng thì pm lại để mình sửa nhé.

Tags: