Đừng bao giờ kể với ai về vấn đề, khó khăn của bạn. 90% trong số họ không quan tâm. 10% còn lại chỉ vui sướng khi nghe thấy điều này.
Có một câu chuyện vui thế này!
Bò làm mệt, than với chó: “Tao mệt quá”
Chó gặp mèo tâm sự: “Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ 1 chút”
Mèo gặp dê tám chuyện: “Bò nó muốn nghỉ 1 ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức”
Dê gặp gà: “Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải”
Gà gặp heo nói: “Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy”
Heo mách bà chủ: “Bò nó định đổi chủ hay sao, nghe nói nó muốn bỏ việc vì công việc quá nặng”
Bà chủ nói ông chủ: “Bò nó định tạo phản, nó muốn đổi chủ”
Ông chủ tức giận quát: “Ch*t tiệt con bò, đã lười lại định tạ.o ph.ả.n, th.ị.t nó thôi”
Cuối cùng, kết quả là bò bị g.i.ế.t th.ị.t. Nếu bò không kể lể khó khăn của mình với những kẻ nhiều chuyện thêm bớt, nó đã không bị giết. Ở phía ông chủ, nếu không hồ đồ nghe lời thị phi, hỏi rõ trắng đen thì cũng đã không g.i.ế.t ch*t bò.
Sống ở đời, ai ai cũng có khó khăn hay bất mãn. Đó có thể là gia đình không ủng hộ, người yêu phản bội, bạn bè đồng nghiệp ganh đua, những giấc mơ không đạt được hay công việc áp lực, bất mãn với sếp,… Ai cũng có khó khăn, nhưng chọn đối mặt với khó khăn như thế nào là một câu chuyện khác. Có người kể lể than vãn, người thì đi xin lời khuyên, có người chọn ngồi khóc, có kẻ cắn răng chịu đựng,… Cũng chẳng có vấn đề gì với các cách xử lý đó, tuy nhiên chọn không đúng cách thì ta vô tình làm trò mừng cho những kẻ không ưa mình.
Nhà đầu tư tỷ phú người Mỹ Charlie Munger từng nói “Đừng bao giờ kể ai về khó khăn của bạn, 90% trong số họ là không quan tâm, 10% còn lại thậm chí còn vui sướng khi nghe thấy điều này”. Ngay cả chính bản thân bạn còn không bảo vệ được nỗi bí mật, vấn đề của mình thì làm sao trách họ được? Cho nên ta cần hiểu, ai cũng có nhu cầu được trò chuyện, tâm sự với hy vọng được hiểu, cảm thông. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng muốn trở thành “thùng rác”, cũng chẳng ai muốn nghe những điều tiêu cực, nên họ cũng chẳng có trách nhiệm phải quan tâm, giữ kín hay giải đáp và an ủi cho người khác. Xấu hơn, khi chọn kể không đúng người, vô tình lại thành trò chế nhạo và vui mừng cho kẻ khác, họ vui mừng với những khó khăn của người mình ganh ghét, đố kỵ.
Bản chất của khó khăn là việc không ai muốn xảy ra. Việc bạn kể ra để giải thoát hay né tránh thì khó khăn sẽ chuyển sang phần người khác. Và cũng chẳng ai muốn nhận khổ về phần mình. Vậy nên trưởng thành là học cách biết khi nào chấp nhận, khi nào cần sống cô đơn, khi nào cần im lặng và nên âm thầm tự tìm câu trả lời để giải quyết cho khó khăn của mình. Nếu ta đang có bao nhiêu muộn phiền vây quanh, hãy giữ chúng cho riêng mình và tìm cách giải quyết. Hãy suy nghĩ tích cực và nói về những đề tài vui vẻ hơn để cả bạn và những người xung quanh cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng.
Vậy nên, nếu cả ngày chỉ mãi phiền lòng và kể lể về những khó khăn thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc lớn. Bạn là người thế nào sẽ thu hút được những người thế ấy.