Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B là gì? Trong chứng khoán bạn thường nghe về giá trị thị trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Vậy đó là các giá trị gì? Liên quan tới nhau ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Chỉ số P/B là gì
Chỉ số P/B là gì

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Công thức tính như sau:

P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)

Công ty sử dụng P/B để so sánh thị giá của công ty với giá trị sổ sách (BVPS). Giá trị sổ sách của một công ty thì bằng giá trị ghi sổ trên bảng cân đối kế toán, và giá trị sổ sách được tính bằng lấy giá trị tài sản ròng đó trừ đi tổng giá trị khấu hao.

Giá trị sổ sách cũng là phần tài sản hữu hình ròng trừ đi giá trị vô hình của công ty (ví dụ như bằng sáng chế, goodwill) và nợ.

Ví dụ về P/B

Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

P/B = 75.000/25.000 = 3

Cụ thể hơn là với công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, P/B tại ngày 08/09/2021 là 5.25 lần.

Chỉ số P/B thể hiện điều gì?

P/B thể hiện giá trị mà những nhà đầu tư cổ phiếu sẵn sàng trả cho cổ phiếu của doanh nghiệp. Thị giá của cổ phiếu của một công ty thể hiện cái nhìn tương lai về dòng tiền mà công ty đó có thể mang lại cho nhà đầu tư.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu là cách tính kế toán dựa trên nguyên tắc giá gốc và thể hiện giá trị phát hành cổ phiếu của công ty trong quá khứ cộng với lợi nhuận/lỗ luỹ kế và trừ đi cổ tức và giá trị cổ phiếu quỹ mà công ty đã mua lại.

P/B so sánh thị giá của công ty với giá trị sổ sách của nó. Thị giá là giá của của một cổ phiếu nhân vấn số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty đó.

Nói một cách khác, giá trị sổ sách là tài sản ròng của một công ty. Hay nhìn một cách đơn giản hơn, nếu công ty bán toàn bộ tài sản, trả hết nợ, thì những gì còn lại, được coi là giá trị sổ sách của công ty.

P/B là chỉ số có cái nhìn thực tế với những nhà đầu tư giá trị tìm kiếm sự tăng trưởng và thường được xem xét cùng với chỉ số ROE . Sự khác biệt quá to lớn giữa ROE và P/B thường cảnh báo nguy hiểm trong khoản đầu tư.

Một cổ phiếu bị định giá cao thường thể hiện giá trị ROE thấp và tỷ số P/B cao. Nếu tỷ suất sinh lời trên vốn ròng (ROE) tăng trưởng, chỉ số P/B cũng sẽ tăng theo.

Công ty niêm yết và chỉ số P/B

Rất khó để chỉ ra một khoảng tốt cho chỉ số P/B để đánh giá cổ phiếu là đắt hay rẻ. P/B có thể thay đổi tuỳ theo ngành nghề của công ty. Ví dụ ở Việt Nam, VNM và MWG có P/B rất cao 3-5 lần. Ở chiều ngược lại, có những công ty bất động sản chỉ có P/B dưới 1 lần. Như vậy, không nên so sánh P/B giữa các công ty không hoạt động trong cùng ngành nghề.

Thường thì các nhà đầu tư cổ phiếu cơ bản sẽ coi 1 là giá trị P/B tốt để tiếp cận đầu tư. Cổ phiếu có P/B = 1 là cổ phiếu có thể có định giá tốt, hoặc nói một cách khác là đang rẻ và có tiềm năng tăng giá cao.

Thị giá cổ phiếu và Giá trị sổ sách

Thường thì do cách ghi nhận kế toán, nên giá trị sổ sách của cổ phiếu thường thấp hơn thị giá. Ví dụ như, công ty mua một mảnh đất từ 2019, được ghi số với giá vốn mua, nhưng đến 2021 thì giá trị mảnh đất đó tăng giá. Do đó, giá trị sổ sách có thể chưa đánh giá đúng giá trị tài sản của công ty.

Ở một góc nhìn khác, nếu công ty có các khoản phải thu, cho vay nợ, được ghi ở giá trị cho vay, tuy nhiên không thu hồi được, thì giá trị thực tế có thể là 0 đồng. Như vậy, giá trị sổ sách có thể cao hơn giá trị thực tế của công ty.

Cách sử dụng P/B để đầu tư chứng khoán

Khi nhìn vào phân tích cơ bản, hay đọc báo cáo của công ty, thường các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến chỉ số P/E và chỉ số P/B. P/E thể hiện giá của cổ phiếu trên năng lực tạo ra lợi nhuận của công ty, và P/B thể hiện giá của cổ phiếu so với giá trị sổ sách.

Việc so sánh P/B với nhau để tìm ra cơ hội công ty có định giá rẻ thường được so sánh theo tương quan trong các công ty trong cùng ngành. Ví dụ cổ phiếu Ngân hàng thì so với Ngân hàng, chứ không so P/B của một ngân hàng với một công ty bất động sản.

 

Như vậy, Chỉ số P/B là chỉ số định giá cơ bản của một doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên so sánh chỉ số P/B giữa các công ty trong cùng ngành. Thường thì chỉ số P/B nhỏ hơn hoặc bằng 1 là một cơ hội đầu tư đáng xem xét.

Link bài viết liên quan

Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? EPS cao hay thấp thì tốt? – Cà …

Chỉ số PE là gì? Vì sao P/E âm? Xem chỉ số P/E ở đâu, – Cà phê du …