Cổ phiếu ngành bán lẻ 2022 tiềm năng. Cổ phiếu ngành bán lẻ là một trong những ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ khi nền kinh tế phục hồi. Nếu đang tìm kiếm ý tưởng đầu tư thì bạn không nên bỏ qua ngành này. Danh sách các cổ phiếu ngành bán lẻ có thể đầu tư sẽ được liệt kê dưới đây.
Nội dung chính
Cổ phiếu ngành bán lẻ là gì? Cổ phiếu ngành bán lẻ 2022
Cổ phiếu ngành bán lẻ là cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối. Một số mặt hàng bán lẻ thường thấy là thực phẩm, thuốc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng,….
Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ mua những mặt hàng này từ nhà sản xuất, sau đó bán lại cho khách hàng qua hệ thống các kênh phân phối của họ. Có nhiều loại hình kênh phân phối như cửa hàng bách hóa, máy bán hàng tự động, hoặc bán hàng trực tuyến.
Một số cổ phiếu ngành bán lẻ tiêu biểu được niêm yết có thể kể tới MSN, trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm. Với mặt hàng thiết bị điện tử, những cái tên tiêu biểu là MWG hay DGW. Ngoài ra FRT cũng là một doanh nghiệp bản lẻ đa ngành với các sản phẩm điện thoại, thuốc. Cuối cùng, không thể không nhắc đến PNJ với chuỗi cửa hàng bán lẻ trang sức.
Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn HSX
Dưới đây là sanh sách các cổ phiếu ngành bán lẻ được niêm yết trên sàn HSX
STT | Mã chứng khoán | Tên doanh nghiệp |
1 | BTT | CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành |
2 | CMV | CTCP Thương nghiệp Cà Mau |
3 | CTF | CTCP City Auto |
4 | DGW | CTCP Thế Giới Số |
5 | FRT | CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT |
6 | HAX | CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh |
7 | MWG | CTCP Đầu tư Thế giới Di động |
8 | MSN | CTCP Tập đoàn Masan |
9 | PNJ | CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận |
Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn HNX
Trên sàn HNX cũng có rất nhiều công ty thuộc ngành bán lẻ tiềm năng. Sau đây là danh sách các cổ phiếu ngành này được niêm yết trên sàn HNX
STT | Mã chứng khoán | Tên doanh nghiệp |
3 | HTC | CTCP Thương mại Hóc Môn |
4 | TMC | CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức |
Danh sách cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn UPCOM
Cuối cùng, không thể bỏ qua sàn UPCOM với những doanh nghiệp mới nhưng có triển vọng tăng trưởng tích cực. Cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ trên sàn này là:
STT | Mã chứng khoán | Tên doanh nghiệp |
1 | MCH | CTCP Hàng tiêu dùng Masan |
Tiêu chí chọn lựa cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng
Có thể thấy có rất nhiều cổ phiếu ngành bán lẻ được niêm yết. Tuy nhiên, sẽ có những tiêu chí để lựa chọn ra cổ phiếu có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao. Các tiêu chí đó như sau:
Tình hình kinh tế chung
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi thực trạng kinh tế vĩ mô. Nếu tình hình kinh tế chung tốt sẽ tạo điều kiện cho doanhn nghiệp tăng trưởng doanh thu. Từ đó ảnh hưởng tốt đến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Ví dụ, trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, các doanh nghiệp bán lẻ xe hơi sẽ gặp khó khăn do nhu cầu chủ yếu của người tiêu dùng là thực phẩm, thuốc men.
Thông thường, các doanh nghiệp bán lẻ thường được hưởng lợi vào quý 4 và quý 1 hàng năm. Lý do là bởi nhu cầu mua sắm vào dịp cuối năm, lễ tết của người dân tăng cao, doanh thu của doanh nghiệp cũng giá cổ phiếu nhóm ngành này cũng sẽ tăng mạnh.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Giá trị hàng tồn kho bình quân
Ví dụ: Công ty A có giá vốn hàng bán là 20 triệu đồng. Hàng tồn kho của đầu kỳ là 4 triệu đồng và hàng tồn kho cuối kỳ là 6 triệu đồng. Vậy ta có:
Vòng quay hàng tồn kho = 20/((4+6)/2) = 4 lần
Tức là trong một năm, hàng tồn kho của doanh nghiệp A quay được 4 lần.
Vòng quay hàng tồn kho lớn cho thấy doanh nghiệp đang bán hàng nhanh hơn. Bạn có thể so sánh chỉ số này giữa các doanh nghiệp cùng ngành bán lẻ với nhau. Doanh nghiệp nào có vòng quay càng lớn thì càng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho tăng qua các thời kỳ cũng là dấu hiệu tốt. Nó cho thấy sự cải thiện trong việc bán hàng, có thể do nhu cầu cho sản phẩm của doanh nghiệp đang cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng do tiềm năng của các doanh nghiệp bán lẻ phục thuộc nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng tăng hay giảm.
Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán rồi chia cho doanh thu. Biên lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp đang quản lý chi phí tốt hơn. Bạn có thể so sánh tỷ suất biên lợi nhuận gộp trong quá khứ. Nếu chỉ số này ổn định và tăng dần qua thời gian là một dấu hiệu tốt. So sánh biên lợi nhuận gộp giữa các doanh nghiệp cùng ngành với nhau cũng là một cách. Nếu doanh nghiệp nào có biên cao hơn thì họ đang có lợi thế.
Khả năng làm chủ chuỗi cung ứng
Một số doanh nghiệp bán lẻ có khả năng làm chủ chuỗi cung ứng. Ví dụ như PNJ, họ không chỉ phân phối trang sức, mà còn là nhà sản xuất mặt hàng này. Điều này giúp họ chủ động hơn trong phần chi phí đầu vào của mình. Khi giảm được chi phí đầu vào, giá vốn hàng bán của PNJ cũng giảm. Dẫn đến doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Danh sách mã cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng,
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Thông tin về cổ phiếu:
- Mã cổ phiếu: FRT
- Sàn niêm yết: HOSE
- Vốn hóa: 10,485 tỷ
FRT là một doanh nghiệp bán lẻ đa ngành, bao gồm các mặt hàng điện thoại di động, laptop (với chuỗi cửa hàng FPT Shop); và chuỗi nhà thuốc Long Châu. Lợi thế của FRT là một trong những công ty top đầu trong mảng phân phối điện thoại di động, laptop và là nhà phân phối chính hãng của iPhone. Trong giai đoạn dãn cách xã hội, doanh thu từ laptop tăng mạnh do nhu cầu học và làm việc tại nhà.
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
Thông tin về cổ phiếu:
- Mã cổ phiếu: PNJ
- Sàn niêm yết: HOSE
- Vốn hóa: 27,824 tỷ
PNJ là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bán lẻ trang sức. Lợi thế là làm chủ chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất trang sức đến khâu phân phối tới các cửa hàng trang sức của PNJ. Biên lợi nhuận gộp của PNJ luôn có sự tăng trưởng trong nhiều năm. Sau khi dịch Covid kết thúc, doanh thu và lợi nhuận của PNJ dự kiến sẽ tăng trở lại do các cửa hàng bán trang sức đã được mở cửa trở lại
CTCP Tập đoàn Mansan (MSN)
Thông tin về cổ phiếu:
- Mã cổ phiếu: MSN
- Sàn niêm yết: HOSE
- Vốn hóa: 159,742 tỷ
Tập đoàn Masan sở hữu chuỗi cung ứng hoàn thiện, với sản phẩm là các loại nước tương Chinsu, mì ăn liền Omachi. Đồng thời, doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ Winmart mua lại từ VinGroup. Dịch covid 19 lại là cơ hội với doanh nghiệp, khi nhu cầu mua thực phẩm tăng lên.
Cổ phiếu ngành bán lẻ thường có sự bứt phá mạnh mẽ khi nền kinh tế vĩ mô phục hồi sau dịch Covid-10. Tuy nhiên, cần có sự chọn lọc dựa trên các yếu tố biên lợi nhuân, lợi thế cạnh tranh, để tìm ra doanh nghiệp có nhiều tiềm năng. Qua bài viết này, mong rằng bạn đã tìm ra cho mình những ý tưởng đầu tư vào các cổ phiếu ngành bán lẻ.