03 sai lầm lớn nhất của quản lý trẻ

03 sai lầm lớn nhất của quản lý trẻ. Người ta thường nói rằng sai lầm là cơ hội tốt để học tập. Tuy nhiên, nếu không mắc sai lầm ngay từ đầu thì tốt hơn! Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những sai lầm dễ khiến cho hành trình tiếp tục thăng tiến của các bạn gặp trở ngại, khi bắt đầu trở thành cấp trên của một người khác.

Khi bạn bắt đầu làm cấp trên của một người, cho dù bạn có đang làm đúng hay không, thì thành quả của nhân viên đó cũng là của bạn. Không có gì để biện hộ. Khi có sự việc không tốt xảy ra, thì câu: “Đó là lỗi của bạn Mèo trong team em, không phải của em. Em đã nhắc bạn rồi!” là một trong những câu biện hộ tệ hại nhất mà bạn có thể nói, đặc biệt là đối với người ở ngoài đội ngũ của bạn.

Cho rằng cách làm của bạn là đúng nhất

Thường thì, xuất phát điểm của việc thăng chức là do bạn giỏi chuyên môn. Công ty hy vọng bạn có thể truyền thụ kinh nghiệm cho cấp dưới của bạn, khi bạn làm quản lý. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng quá trình truyền thụ kinh nghiệm có nhiều điểm khác với việc tự bản thân bạn làm. Do nền tảng, cách xử lý, và trải nghiệm của mỗi người rất khác nhau, việc truyền thụ kinh nghiệm là để nhân viên của bạn có thể hoàn thành công việc tốt nhất theo cách của họ, chứ không phải theo cách của bạn.
Dĩ nhiên, cách của bạn có thể đúng hơn (và thường thì nó đúng hơn). Nhưng, cũng còn nhiều cách đúng khác nữa. Hãy đảm bảo nhân viên hoàn thành kết quả mong muốn, theo cách mà họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng nhất.
Và trong một chừng mực nào đó, hãy để nhân viên của bạn được phép sai. Bạn có thể không biết lý do vì sao bạn thành công, nhưng bạn thường rất rõ lý do vì sao bạn thất bại. Thất bại giúp nhân viên của bạn học hỏi nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn, không chỉ về kỹ năng, mà còn về thái độ làm việc.

Quá sợ hãi để phân quyền:

Bạn đã bao giờ nghe về thuật ngữ “micromanagement” chưa? Nó dùng để chỉ những người quản lý bị ám ảnh trong việc theo dõi và kiểm soát những nhân viên bên dưới, vì lo ngại họ sẽ không hoàn thành công việc theo ý mình. Mục 3 và mục 2 thường đi kèm với nhau, khiến cho nhiều quản lý trẻ vật lộn với công việc, và lao đầu vào làm chuyên môn để hỗ-trợ [làm thay] cho cấp dưới, thay vì phân quyền để tập trung vào điều hành.
 
Hậu quả là, họ trở nên quá bận rộn, vì vừa phải làm việc của mình, vừa phải làm việc của nhân viên. Do quá sợ hãi để phân quyền, họ không có thời gian phát triển đội ngũ, đặc biệt là người kế nhiệm mình, để có thể lên vị trí cao hơn. Dậm chân tại chỗ hàng tháng, thậm chí là hàng năm trời.Làm thế nào để khắc phục những sai lầm này?
 
Ngoại trừ mục số 1, vốn khá dễ để thay đổi, mục số 2 và số 3 cần cả một nghệ thuật để tiến hành, đặc biệt khi bạn yếu về tư duy quản lý. Nhưng như phần lớn những sự việc khác trên đời này, bạn luôn có thể học hỏi qua việc quan sát người đi trước (như Sếp bạn, đồng nghiệp của bạn…). Đặc biệt, hãy chọn cho mình một người hướng dẫn (mentor) về quản lý. Khi đắn đo không biết hành xử như thế nào là hợp lý, hãy hỏi mentor của bạn trước khi tiến hành. Bạn có thể tránh được nhiều sai lầm bằng cách này.