Skip to content
- Thiên hạ không phải là thiên hạ của riêng ai, mà là thiên hạ của mọi người; khi âm dương kết hợp với hau một cách tự nhiên thì những vật phẩm được sinh ra từ sự kết hợp đó sẽ không phải chỉ có duy nhất một loại; khí hậu mưa thuận gió hòa thì những sinh vật được hưởng những ưu đãi này cũng không phải chỉ có một loài: chủ của muôn dân cũng không phải chỉ có một người.
- Vương Khuê uống mặt đỏ tía tai, tâm sự rất cởi mở với Lã Bất Vi rằng, đã là buôn bán thì phải có thủ đoạn để kiếm lợi cho mình. Bán lụa mỗi lần chỉ cần đo thiếu đôi ba tấc thì dần dần cũng được một món lớn. Lã Bất Vi vừa nghe vừa thầm nghĩ: “Quả đúng như người ta vẫn nói, vi thương bất gian bất vi thương”.
- Tiền bạc có thể làm cho con người ta được tôn quý, hiển vinh, tiền bạc có thể mua được tước vị, tiếng tăm, tiền bạc có thể trải ra con đường tiến thân đầy những gấm hoa dẫu cho con người ta đang ở trong cũng lầy đen tối… Người khác, trước là mưu cầu quan chức, tước vị, sau dựa vào quan tước để tranh điền ấp, bổng lộc, rồi tích tụ tiền của, giàu có vang danh. Ta lại muốn đi một con đường ngược lại, làm kẻ buôn bán, tích luỹ bạc tiền, sau đó mới tranh quan đoạt tước, phong hầu bái tướng.
- Lắng nghe một câu từ miệng người quân tử hơn cả đọc sách cả mười năm.
- “Bất Vi, đừng vì lễ nghi khách khí thầy trò. Suy nghĩ của con quả thực là cờ cao một nước hơn người , hợp thời thuận thế. Con cũng biết Khổng Khâu tiên sinh vốn là quan đại thần nước Lỗ từ thời hơn hai trăm năm về trước, trước đây ta vô cùng bái phục văn chương đạo đức của ông ta. Đặc biệt là khi nghiền ngẫm tập “Luận ngữ”, mỗi câu mỗi chữ trong đó đều soi rạng thứ ánh sáng hiền triết, đều là những danh ngôn chí lý. Nhưng bỗng gần đây, khi đọc những trước tác cảu Khổng tiên sinh, ngẫm nghĩ suy tư thì tình cảm sùng bái của ta dành cho ông ấy đã bị dao động, nói cách khác, ta nhận thấy, không phải tất cả những lời của Khổng tiên sinh đều là những chân lý bất di bất dịch. Ví như, Khổng Tử nói, bậc quân tử trượng nghĩa còn kẻ tiểu nhân hám lợi; bậc quân tử lo việc đạo nghĩa chứ không vì bần hàn mà bận tâm. Ta không cho là như vậy. Cớ sao có thể nói mưu cầu lợi ích vật chất, tránh cảnh cơ cực bần cùng tất thảy đều là bụng dạ, suy nghĩ của kẻ tiểu nhân? Không có bạc tiền, nghèo hèn khốn khó mà nói đến đạo, đến nghĩa há chẳng phải viễn vông sao? Ta có vừa được nghe một câu nói của Quản Trọng, vốn từng làm đến chức thượng khanh cho Tề Hoàn Công, rằng: “Gạo đầy kho mới hiểu lễ tiết, áo ấm thân mới thấu nhục vinh”. Đó quả là một lời răn dạy sâu sắc mà mới mẻ, người dân chỉ có thể hiểu được lễ tiết là gì khi họ đã được ăn no, chỉ có thể biết cái gì là vinh, cái gì là nhục khi họ đã được mặc ấm. Cho nên quân tử phong lưu thì dễ lòng hành đức, tiểu nhân no đủ thì dốc sức dốc công. Bậc quân tử khi đã rương cao hòm đầy thì có thể thi ân hành đức, còn kẻ bình dân khi đã có chút của dư thừa thì có thể thêm sức cần lao. Cũng giống như nơi nước sâu mới có cá lội, chốn núi cao mới có thú về, có giàu sang mới tính được chuyện nhân nghĩa. Kẻ giàu có tiền có thế, dang tiếng càng bay xa, mất tiền mất thế, môn khách cũng sẽ đều quay gót bỏ đi, bởi vậy đã có người nói rằng: thiên hạ nô nức, khi còn lợi, thiên hạ quạnh hiu, lợi chẳng còn. Ôi, bậc quân vương nghìn cỗ xe, kẻ chư hầu vạn mái nhà, bậc khanh tướng trăm phòng thất chẳng vẫn sợ bần hàn sao, trách chi được kẻ thất phu với đôi gian nhà chật?”
- Nguỵ Vương Nguỵ Văn Hầu chiêu mộ nhân tài, đã phong cho Lý Khôi làm tể tướng. Trong thời gian chấp chính, Lý Khôi đã thực thi biện pháp tấc đất tấc vàng, phá bỏ ranh giới canh điền, phát triển điền canh thuỷ lợi, thậm chí còn tính toán giúp Nguỵ Văn Hầu. Có một lần Lý Khôi đã tính toán cho Nguỵ Vương xem về một mảnh đất vuông vức rộng trăm lý, có chín vạn hecta ruộng, nếu trừ đi diện tích rừng núi, hà trạch, thành ấp, làng mạc thì thực tế diện tích canh tác chỉ còn được sáu vạn mẫu. Nếu lúc thuận thời, cần cù canh tác, mỗi mẫu tăng sản ba đấu thì sáu vạn hecta cũng tăng được một trăm tám mươi thạch. Nguỵ Vương vốn là bậc hiền minh rất nghe theo lời Lý Khôi, tiếp thu kế sách hoa màu: quốc cường dân phú của ông, Nguỵ quốc nhờ vậy nhanh chóng cường thịnh. Hay chuyện Sở Vương tin dùng Ngô Khởi, Tần Hiếu Vương tín nhiệm Thương Ương, những nước chư hầu này đã thực thi biến pháp, tích của tụ tài, trở nên cường thịnh, từng bước hoàn thành bá nghiệp. Thời thay đổi, sách lược trị quốc của các bậc quân vương cũng phải thay đổi, thế gọi là thức thời vậy. Thời thượng cổ thiên vị đạo đức, trung cổ xem trọng trí mưu, cận kim phát huy vũ lực và đương thời trọng thị kinh tế. Thời nhà Thuấn, có bộ lạc Miêu không chịu khuất phục, tướng Vũ xin chinh phạt, Thuấn nói: làm vậy không được, chúng ta không dùng đức trị người mà nay lại dùng lực, há chẳng phải bất đạo hay sao? Suốt ba năm, vừa thuyết giáo, vừa răn đe, người Miêu mới khuất phục. Bất Vi, con xem, Thuấn phái quân tay cầm rìu cầm khiên nhưng lại cùng người Miêu ca hát, thế người Miêu mới khuất phục, thật diệu kỳ biết bao, dùng đạo cảm hoá lòng người thời ấy quả có sức mạnh vô biên. Đến thời cận đại thì sao? Có một lần, nước Tề toan tiến công nước Lỗ, Lỗ Vương liền phái Tử Cống – một môn sinh xuất sắc của Khổng Tử đi thuyết giáo, hòng dùng đạo đức mà cảm hoá nước Tề bãi binh hoà hiếu. Tử Cống lý lẽ sắc sảo tới nước Tề diễn thuyết một hồi, người nước Tề nghe xong liền cười mà rằng: “Tử Cống tiên sinh, không phải tiên sinh nói lời vô lý, nhưng cái chúng ta cần là đất đai chứ không phải những lời văn vẻ bùi tai”. Và, quân đội nước Tề tấn công nước Lỗ, khuyếch trương biên giới đến cánh cửa thành nước Tề có năm trăm mét. Bất Vi, thử so sánh mà xem, thời thượng cổ, dùng đạo đức đi giáo hoá đã hàng phục được cả một bộ lạc, đến thời cận đại, lại dùng đạo đức đi thuyết giáo thì suýt dẫn đến hoạ diệt vong cho cả một quốc gia! Thời thế nay, chư hầu đua tiếng, mưu đồ thôn tính đối phương, độc dựng cơ hồ, theo ta, gốc rễ là kinh tế hưng thịnh, nước phú quân mạnh”.
- “Biết sẽ đánh nhau thì phải chuẩn bị chiến tranh, biết mùa vụ của hàng hoá và nhu cầu của mọi người mới được coi là biết hàng hoá. Nắm vững quan hệ giữa mùa vụ với nhu cầu, tình hình cung cấp và nhu cầu hàng hoá trong thiên hạ thì có thể thấy được rõ ràng. Năm ở hành “Kim” thì được mùa, ở hành “Thuỷ” thì mất mùa, ở hành “Mộc” sẽ mất mùa, khó khăn, ở hành “Hỏa” sẽ khô hạn. Khi trời hạn thì phải chuẩn bị thuyền, khi ngập lụt phải lo chuẩn bị xe. Đây là nắm vững đạo biến hoá của vạn vật. Thông thường cứ sáu năm một lần được mùa, sáu năm một lần hạn hán, mười hai năm có nạn đói lớn. Thóc gạo bán ra mỗi đấu giá hai mươi tiền, nông dân chịu thiệt; mỗi đấu giá chín mươi tiền, người làm nghề thủ công, buôn bán sẽ chịu thiệt. Người làm nghề công thương bị tổn thất, ruộng sẽ bỏ hoang, không ai đi khai khẩn. Đo đó giá ngũ cốc cao nhất cũng không được quá tám mươi tiền, thấp nhất không thể dưới ba mươi tiền, như vậy công, nông, thương đều có lợi. Giá ngũ cốc bán ra cũng có sự điều chỉnh với giá các mặt hàng khác. Thu thuế chặt chẽ và cung cấp thị trường đều không thể thiếu. Đây là đạo lý trị quốc. Ngay như tích luỹ hàng hoá, cần phải tích trữ chắc chắn, có thể để được lâu dài, để tiêu thụ, mới không lo lỗ vốn. Trong buôn bán, hàng hoá dễ hư hỏng thì không nên tích trữ chờ giá. Nghiên cứu hàng hoá dư thừa hay thiếu thốn thì biết được xu hướng giá cả của hàng hoá. Giá cao đến đỉnh điểm thì sẽ hạ, giá thấp đến kịch điểm thì sẽ tăng. Khi giá cả tăng đến điểm cao nhất thì phải đem hàng hoá tích trữ ra bán ngay, khi giá hành thấp nhất thì phải nhanh chóng thu mua vào. Phải để cho đồng tiền chu chuyển giống như dòng nước chảy không ngừng.”
- Sau khi Phạm Lãi giúp nước Việt rửa sạch mối nhục ở núi Hội Khê, thở dài nói: “Sách lược của Kế Nhiên có bảy điều, nước Việt mới dùng năm điều đã báo được thù. Sách lược đó trong trị quốc rất hữu hiệu, ta phải dùng nó trị gia”. Vậy là làm một chiếc thuyền nhỏ vượt sông lớn, thay tên đổi họ. Đến nước Tề, tự gọi là: “Xích Di Từ Bì”; đến đào ấp gọi là “Chu Công”. Chu Công cho rằng đào ấp là trung tâm của thiên hạ, thông với các nước chư hầu, là yếu địa trong giao dịch hàng hoá, ông liền đặt mua sản nghiệp, tích trữ hàng hoá, tuỳ cơ ứng biến, không khắt khe với mọi người – Sở dĩ giỏi về kinh doanh sản nghiệp, biết dùng người tài, lại nắm vững thời cơ. Trong mười chín năm, ba lần kiếm được cả ngàn vàng, hai lần phân tán tài sản cho bạn bè khó Khăn và các huynh đệ ở xa. Đây chính là khi giàu có thì thực thi ân đức, sau khi Phạm Lãi già yếu, giao cho con cháu nắm giữ cơ nghiệp, con cháu kế thừa sự nghiệp của ông, không ngừng phát đạt, cho tới khi già yếu lên tới triệu lạng vàng. Do đó, khi nói đến phú hào, mọi người đều nhắc đến Chu Công.
- Khi ta men theo dòng chảy thời gian, cùng bước chân của Lã Bất Vi trên con đường tìm kiếm kế sinh nhai, tìm kiếm những mốc đáng chú ý của lịch sử, ta rút ra kết luận Lã Bất Vi là kiểu thương nhân luân có khả năng có phát hiện mới cho công việc buôn bán của mình.
- Công việc của Lã Bất Vi ngày càng trở nên bận rộn, ông đi tìm mua ngọc khắp nơi, cứ ba ngày lại phải tính toán hàng hoá kiểm tra sổ sách. Trong con mắt của người dân Bồ Dương, người môn khách từng bị đại sư Vệ Hằng không nhận khi xưa, nay đang làm trò ảo thuật kiếm được tiền nhiều như nước, họ căng mắt nhìn tài sản của Lã Bất Vi đang đầy lên. Tất cả đã thay đổi cách nhìn với Lã Bất Vi. Cứ ba ngày lại có chiếc xe chở hòm to hòm nhỏ nặng nề dừng trước “Long xướng quảng”. Lã Bất Vi ra hiệu, chỉ trỏ cho những người làm của mình nhanh chóng vận chuyển vào trong. Chỉ ít lâu sau, người đến cửa hàng mua bán đông nghịt. Lã Bất Vi cũng thường dùng những kỹ xảo nhỏ khuyếch trương hàng hoá, ví như mua một món ngọc quý được tặng một gói trà sen thơ… phàm mua một bộ ngọc bội hai chiếc thì một chiếc chỉ bán một nửa giá; nếu không có tiền mặt thì cũng có thể đổi bằng lúa, gạo, đồ sứ, mai đồi mồi… Sau đó ông đem tất cả những hàng hoá đổi với giá thấp này bán ra với giá cao.
- Việc buôn bán ngọc quý của Lã Bất Vi không ngừng phát đạt, vậy mà ông vẫn cảm thấy chưa thoả mãn. Ông không phải hạng phú thương chỉ biết bo bo giữ của, ông có tham vọng dựa vào tiền bạc để làm chính trị.
- Lã Bất Vi đã chọn đất xây thêm một khu nhà mới, bên trong cùng là lầu son gác tía, chín khúc hồi lang rồi đến đó ở. Lã Bất Vi nhìn thấy ánh mắt khó chịu của chủ tơ lụa họ Tống đối với nhà mình. Cuộc sống hào hoa phú quý, áo lông, ngựa béo, mâm ngọc, sơn hào hải vị đã khiến ông vĩnh viễn từ biệt với cuộc sống quẫn bách và lạnh lẽo trước kia. Vị môn khách trước kia mà nhà Vệ Hằng không dùng thì giờ đây cũng đã có môn khách. Điều ông thấy buồn nhiều nhất là vàng bạc càng lúc càng nhiều thì thời gian trong tay mỗi lúc một ít. Mặc dù thời gian nhàn rỗi rất ít, ông vẫn tiếp tục nghiền ngẫm, nghiên cứu quyển “Kế nhiên”. Mỗi khi ngồi trước cuốn sách, Lã Bất Vi lại nghĩ tới người biểu diễn xiếc rắn Hoàng Phủ Nghĩa. Không biết bây giờ anh ta cùng con rắn của mình lăn lộn ở góc phố nào, biết đến bao giờ mới gặp lại vị hạo nhiên quân tử này? Mỗi khi đọc được một thiên “Kế nhiên…” Lã Bất Vi đều thấy được sức mạnh và tác dụng của sách vở. Từ sớm Lã Bất Vi đã manh nha ước vọng soạn sách, ông muốn cùng môn khách viết một bộ sách bao quát tất cả mọi sự vật trong thiên hạ, tập hợp mọi chước tác của bạch gia chư tử, lưu lại cho muôn đời sau. Chẳng phải đã có một bộ “Án Tử Xuân Thu” của học sĩ Nha Tử đã truyền tụng hay sao, ta cần phải viết một bộ sách như thế, sẽ lấy tên “Lã Thị Xuân Thu”. Ông thấy trong thời đại trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng này, có thể đưa ra được một giọng điệu riêng trong tư tưởng, cũng như một cuộc buôn bán vốn mỏng lãi lớn khiến ta sung sướng, ngây ngất.
- Lã Bất Vi nói: “Làm ăn chân chất, há có mấy ai phát tài được? Muốn vơ vét của cải để trở nên giàu có thì phải dám lao vào chỗ mạo hiểm. Có những cái mạo hiểm nhìn từ bên ngoài thì kinh sợ, vào sinh ra tử, nhưng nếu từ bên ngoài quan sát kỹ xuyên vào bên trong, thì lại không phải là như vậy. Cứ nói đến chuyến đi đến dốc Lạc Phượng để mua những thứ ngọc quý này của chúng ta thì cũng chẳng giống như những hậu quả không thể tưởng tượng nổi mà ngươi lo lắng. Trừ những điều ta vừa nói, thì không có ai dám tới chỗ vua để hỏi xem có nhận được tặng vật của đại phu Tề Quốc Trịnh Doanh hay không? Ngươi thử nghĩ mà xem, Trịnh Doanh sống ở trong thành ấp của ông ta, cách dốc Lạc Phượng mấy trăm dặm thì việc điều tra cũng chẳng lấy gì làm dễ cả! Dù cho nhà vua có cho rằng đúng là có việc Trịnh Doanh tặng biếu ông ta ngọc bích, thì chỉ cần chúng ta bỏ ra vài kiệu biếu tặng ông ấy là có thể chuyển hoạ thành tốt.
- Lã Bất Vi mời Lý Triển chuyển đến phủ của mình, rũ bỏ khó khăn, thiếu thốn. Lý Triển nói: “Tôi ở triều đường có bao nhiêu kẻ thù, nhất thủ nhất động đều bị người ta chú ý. Nếu thân ở Dương Địch, tiếng tăm thị phi tất sẽ lọt tới triều đường, quan quân lấy làm hiềm khích có khi không tránh nổi hoạ vào thân. Ẩn mình ở Tuyết Nê thôn, sinh sống đạm bạc có thể tránh khỏi mọi sự dòm ngó, càng thuận lợi cho việc hành sự sau này”. Hàn Trọng Anh cho biết Lý Triển nhìn xa trông rộng. Lã Bất Vi cũng cảm thấy rằng việc nhỏ không biết nhịn sẽ tổn hại tới đại sự, Lý Triển tính toán sâu xa quả là bậc kỳ tài.
- Người sống nơi núi cao, phải xuống khe suối sâu lấy nước, mỗi lần gặp dịp lễ tiết lấy nước làm quà biếu tặng, người sống nơi ngập úng, chuyên khổ vị bị thuỷ tai lại muốn tiêu bớt nước đi. Vì thế đến mùa giáp hạt, đến cả anh em cũng không cho nhau nổi bữa cơm, mùa thu hoạch lương đống đầy đồng thì khách sơ giao cũng đãi tiệc, chẳng phải họ có lòng tốt hiếu khách quên tình cốt nhục mà vì của cải quá nhiều; ngày nay người ta sống phải tranh giành nhau không phải tâm địa hẹp hòi mà vì tài vật hiếm quý. Cổ nhân dễ thoái bỏ ngôi vị không phải vì lòng cao thượng mà vì quyền lợi ít ỏi, ngày nay tranh quan vô chức không phải hạng vô sỉ mà vì bổng lộc dồi dào”.
- Cho dù nước Hàn đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng, chỉ cần nhìn thấy lợi, Lã Bất Vi vẫn không bỏ cơ hội kiếm tiền. Bây giờ, Lã Bất Vi đang cùng Triệu Khôi Tử bắt tay vào vụ buôn bán lương thực lớn.
- “Kinh Thi-Tiểu Nhã” đã nói: Trăm con sông nước cuộn sục sôi, ngàn vách đã cheo leo hiểm trở; vách cao thì tạo nên vực sâu, vực sâu thì lại có núi non. Thuỷ vô định hình, nhân vô định thế! Lợi hại là ở chỗ biết nắm bắt thiên thời địa lợi nhân hoà mà vận dụng cho mình”.
- Lã Bất Vi phát một số môn khách đến kinh đô của các nước chư hầu lớn để thu thập tình hình kinh tế chính trị đồng thời với việc buôn bán, tiện cho Lã Bất Vi nắm bắt động thái các bên, cao tay phát triển công việc buôn bán của mình.
- Lã Bất Vi cao hứng kể: “Có một đôi vợ chồng kia vào trong thành, trên đường trở về, nhìn thấy một thỏi vàng người ta đánh rơi. Người chồng cúi xuống nhặt, bị sức nóng của thỏi vàng suýt làm bỏng, nói với vợ: “Đi thôi, thỏi vàng nóng như vậy không lấy được”. Người vợ hỏi làm sao. Người chồng nói: “Nóng như vậy, nhặt về không có chỗ để, không biết chừng còn rước họa vào thân”. Người vợ nói: “Chàng sao mà nhát vậy, miếng ăn đến miệng còn không dám ăn sao?” Thế là người vợ dùng que gắp thỏi vàng bỏ giỏ mang về. Về đến nhà liền cất vòa cái hũ cẩn thận. Đến giữa canh ba, thỏi vàng phát hỏa thành một mồi lửa, thiêu trụi toàn bộ số tài sản của vợ chồng nhà nọ”.cb
- Lã Bất Vi thấy Lận Bửu dáng vẻ vội vàng, biết là tất có việc cần thông báo, nhưng không vội hỏi, mà đưa hai đồ bằng ngọc thượng hảo cho Lận Bửu: “Tôi đi một chuyến đến Hoặc Dương cũng chưa gặp được đồ cổ nào quý hiếm, chỉ có hai đồ bằng ngọc này còn có chút khác thường, liền mua về dâng cho gia tướng, xin nhận cho”. Kỳ thực, hai vật bằng ngọc đó là của nhà Lã Bất Vi, vì muốn lấy lòng Lận Bửu, Lã Bất Vi bèn bịa ra câu chuyện đó.
- “Ai mà biết được? Dân gian có nói, là phúc thì không phải là hoạ, là hoạ thì tránh cũng không được. Bất luận là hoạ thiên tửu địa, hay là biển lửa, ta cũng phải đi. Nếu thấy một hồi lâu ta không quay lại thì nàng hãy bảo Dị Nhân là ta bị Triệu Hiếu Thành Vương triệu vào điện”.
- Bình Nguyên Quân Triệu Thắng để ý gì đến tấm lòng nhân ái này của Xuân Giáp Quân, nói: “Xuân Giáp Quân lòng tốt thương người của ông sớm muộn gì cũng làm hỏng chuyện.” Bình Nguyên Quân Triệu Thắng nói đúng. Quả nhân tính cách nhân ái rộng lượng này của Xuân Giáp Quân Hoàng Yết đã gây ra họa sát thân, trong cuốn sử ký Xuân Giáp Quân Liệt Truyện, Tư Mã Thiên đã ghi lại kết cục bi kịch của vị quân tử này.
- Lã Bất Vi ngăn Dị Nhân lại, nói: “Thịt tế đã chuyển qua tay rất nhiều người, mà công tử lại không bắt được tận tay Phạm Tuy. Không có bằng cớ xác đáng rõ ràng, mà chỉ là hòai nghi, thì làm sao đại vương có thể tin cho được. Điện hạ mà làm lớn chuyện, đòi chất vấn trước triều đình, chúng ta và bọn Phạm Tuy, Tử Hề công khai đối địch, vậy thì không còn chỗ nào có thể tiến thóai được nữa. Bọn họ thao túng trong triều đã lâu, người đông thế mạnh, nếu bị dồn đến đường cùng, chó càn dứt giậu, sẽ dũng mãnh vô cùng. Còn điện hạ mới từ Hàm Đan trở về, các văn võ đại thần trong triều đình được mấy người sẵn lòng liều chết để giúp cho điện hạ. Cái đạo văn võ, là phải vừa căng vừa chùng, căng hay chùng thì phải dựa theo thời thế. Điện hạ giờ đây cần phải âm thầm gây dựng, tăng thêm vây cánh, bao giờ thời cơ chín mùi, chỉ một gậy là có thể đập chết được bọn chúng!”
- Lã Bất Vi biết rằng, ngay bản thân mình lúc này cũng không nên nói gì. Ở chốn triều đình, toàn những bậc đại quan tước cao lộc hậu này đâu có thể lấy thân phận thấp hèn hơn để tham dự vào, huống gì lại chẳng có được mưu kế đáng nể nào.
- “Điện hạ, việc gấp trước mắt là phải thực hiện chiếu mệnh của đại vương như thế nào mới đúng. Còn chửi mắng Phạm Tuy chỉ hả giận nhất thời mà chẳng giải quyết được việc gì cả.”
- Tử Cống ngồi trên xe tứ mã, mang theo nhiều lễ vật, đến các nước chư hầu, nơi nào cũng thăm hỏi, yến tiệc. Nơi nào Tử Cống đến, vua các nước đó đều dùng lễ để đối đãi với ông ta, cách cư xử không có gì phân biệt. Danh tiếng của Khổng Tử có thể lưu truyền khắp thiên hạ là vì trong thời gian Tử Cống chu du liệt quốc đã ca ngợi, biểu dương ông ta. Đây chính là được thanh thế nên càng nổi tiếng vậy.
- Lã Bất Vi thấy rằng không còn chủ đề thích hợp để cùng hai người đàn bà kia đàm đạo, nếu như lại còn lưu lại ở đó thì có thể sẽ để lại ấn tượng háo sắc khiếm nhã, liền đứng dậy cáo từ.
- Lã Bất Vi đem tất cả những nguyên nhân và hậu quả của những sự việc trên liên hệ lại bỗng chợt giật mình, cảm thấy không có lửa thì làm sao có khói, những tin đồn đso chắc chắn không phải chỉ là những tin đồn nhảm của mấy cung nữ rỗi việc trong cung. Cứ nghĩ tới đó Lã Bất Vi lại có cảm giác sợ hãi, hoảng loạn, tê lạnh cả sống lưng. Tuy ông ta vô cùng lo lắng nhưng vẫn làm ra vẻ không có việc gì, gương mặt vẫn bình thản. Ông ta an ủi Dị Nhân vài câu rồi hai ngừoi cùng đi tới chỗ Hoa Dương phu nhân hỏi rõ ngọn ngành.
- Trước kia cứ nghe đến việc âm mưu tính kế tiểu nhân trục lợi, Lã Bất Vi đã nhổ nước bọt, hỉ mũi một cách khinh bỉ. Còn bây giờ chính ông ta lại đang suy nghĩ chuẩn bị kế họach mà không phải chỉ là cắt một ngọn cỏ, hay một chuyện cỏn con mà là sát hại một vị vua của một nước. Cứ nghĩ đến đó Lã Bất Vi lại không thể dung tha cho sự tàn nhẫn của chính mình. Vua Hiếu Văn cũng chính là người tiếp nhận một thương nhân từ Hàm Đan, vì việc lập thái tử mà đến Hàm Dương. Lúc đó ông ta đã để lại cho Lã Bất Vi một ấn tượng tốt đẹp về một con người hiểu được và giúp đỡ người khác có cùng chí hướng. Một người như vậy, lại phải chết thảm, chết dưới độc thủ của ông ta sao. Lã Bất Vi nghĩ tới đây tự nhiên không rét mà run. Ông ta tự nói với mình: “Lã Bất Vi ơi Lã Bất Vi, ngươi không thể thành được kẻ tiểu nhân, kẻ tiểu nhân âm mưu hãm hại người khác à?” Con đường chính đạo trong nhân gian thì tang thương, khó chịu, chính ông ta đã trải qua việc làm ăn buôn bán, có lúc đã sử dụng những thủ đoạn nhưng cũng chưa từng hại đến mạng ai. Bây giờ bước vào cuộc sống triều chính thì phải mưu sát người khác, kể cả quân vương cũng không phải là ngọai lệ. Một khi Dị Nhân lên ngôi vua, ông ta được tham dự vào việc triều chính thì những việc đấu tranh trong cung đình như thế này sẽ xảy ra liên tục, lúc đấy ông ta sẽ bị rơi vào trong cái vòng xóay của sự tranh đấu mà không biết mình chìm nổi như thế nào. Lã Bất Vi cũng đã từng nghĩ tới chuyện thóat ra khỏi cuộc sống thị phi của chốn cung đình, an phận thủ thường vào việc kinh doanh. Nhưng như vậy sẽ như thế nào? như vậy ông ta sẽ trở thành một thằng vô tài giữ của đích thực. Vậy thì mục đích của việc từ bỏ làm sỉ tử để làm một thương nhân lúc ban đầu là ở chỗ nào? không phải là vì phong hầu bái tướng sao? Hơn mười năm theo hầu Dị Nhân bao nhiêu vàng bạc đã được dùng vào việc này, đã vào sinh ra tử, thành công chỉ còn ở trong gang tấc, bây giờ lại dễ dàng vứt bỏ, đấy chỉ là hành động của kẻ ngu muội bỏ gốc lấy ngọn. Sau này nắm được đại quyền trong tay, chỉ huy thiên quân oan mã công thành cướp đất, cũng chẳng tránh khỏi phải tàn sát sinh linh, có lúc làm cho số đầu rơi xuống đất đếm không xuể nếu lòng dạ không sắt đá thì rất khó. Đối với vua Hiếu Văn thì không phải là cảnh đầu rơi máu chảy chỉ cần một viên thuốc là có thể kết thúc được mọi việc. Phải dùng thuốc gì, dùng như thế nào… Nhưng một khi đã hạ thủ thì ông ta cũng đã biến thành một tay đao phủ coi mạng người như cỏ rác.
- Lã Bất Vi không phải là kiểu người có việc gì vui mừng thì hiện ngay ra nét mặt. Sau khi nghe xong chiếu lệnh thứ nhất của vua Trang Tương và trực tiếp nhìn thấy văn võ đại thần thì thầm bàn tán thì im lặng không nói gì, gương mặt bình tĩnh ung dung, nhưng quả thực trong lòng ông ta thì đang trống giong cờ mở, vui vẻ vô cùng.
- Lã Bất Vi nói tiếp: “Đại vương băng hà, cử hành quốc tang. Cả thành Hàm Dương này chỉ có một mình nhà ta có xô trắng, tơ lụa trắng, vật hiếm thì chắc trở nên quý, còn lo gì mà không kiếm được khoản tiền lớn?” Dương Tử gật đầu nói: “Tướng quốc cao minh”. Lã Bất Vi dặn dò: “Phải giữ mồm giữ miệng, nhất quyết không được lộ tin tức bệnh tình của đại vương ra ngoài. Tin tức chính là vàng đấy”.
- Nếu nhìn từ góc độ kinh doanh thì ta là một người thành công, thế thì bí quyết của ta là “Trí, dũng, nhân, cường”. Trí tức là phải biết quyền biến, mưu lược. Dũng là phải biết quyết đoán, dám nhận những lỗi lầm lớn của thiên hạ. Nhân tức là phải có lòng từ bi bác ái. Cường tức là phải biết kiên cường bất khuất, hiển định không lay chuyển.
- Sợ thì chẳng giải quyết được gì. Cho dù có là chuyện đó thì cũng phải bản lĩnh cứng rắn mà đối phó lại thôi.
- Những lời Thanh Hiền Huệ nói rất đúng mức khiến người ta cảm thầy chủ khách đều rất hoà hợp. Chính bởi quốc vương đang ngồi trên triều; nên nói thừa một câu lại là thô lỗ thất lễ, ít nói một câu lại hoá ra là tự cao tự ti.”’
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: