Resident permit là gì? Hồ sơ xin Residence Permit gồm những gì?

Resident permit là gì? ✅Hồ sơ xin Residence Permit gồm những gì?✅Thẻ tạm trú là gì? Thẻ tạm trú tiếng Anh là gì?Theo quy định, thẻ tạm trú phải có giá trị tối thiểu là 1 năm, nếu ít hơn thì không thể xin cấp thẻ tạm trú và thẻ tạm trú có hiệu lực tối đa là 5 năm (cho diện chủ đầu tư).

Resident permit là gì? Hồ sơ xin Residence Permit gồm những gì?
Resident permit là gì? Hồ sơ xin Residence Permit gồm những gì?

Resident permit là gì? (Thẻ tạm trú)

Người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú có thời hạn 1 năm đến 3 năm. Người mang thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn của thẻ” (Khoản 3 điều 15 Pháp lệnh nhập cảnh,xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam). Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( Việt kiều ) mang hộ chiếu nước ngoài.

Thẻ tạm trú tiếng Anh là Temporary resident card hoặc temporary residence card. Còn để phân biệt với thẻ tạm trú của quốc gia khác thì dùng “Vietnamese temporary residence card”, một số quốc gia khác như Hoa thì dùng Green Card hay còn gọi là thẻ thường trú nhân (resident card) hay ở Ba Lan thì họ dụng Temporary residence permit (giấy phép tạm trú).

Trên thẻ tạm trú ghi những gì?

Điểm khác biệt với những thẻ tạm trú trước năm 2017, thì thẻ tạm trú 2017 có kích thước nhỏ hơn (như chứng minh thư), và điều đặc biệt là KHÔNG ghi tên cơ quan / công ty mà người nước ngoài đang làm việc. Vì vậy thông tin trên thẻ tạm trú vô cùng ngắn gọn, chỉ gồm: số thẻ tạm trú, ký hiệu, họ tên người được cấp, ngày sinh, giới tính, số hộ chiếu, ngày hết hạn.

Những trường hợp thuộc diện được cấp thẻ tạm trú:

1. Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

2. Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trừ người đại diện theo ủy quyền);

3. Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

4. Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt nam theo qui định của pháp luật;

5. Người nước ngoài có giấy phép lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp, VPĐD các công ty nước ngoài;

6. Chuyên gia, sinh viên, học viên, đang làm việc, học tập theo các chương trình, dự án quốc gia ký kết giữa các Bộ, Ngành được Chính phủ phê duyệt;

7. Thân nhân đi cùng gồm (cha, mẹ, vợ, chồng, con  của người được cấp thẻ).

Lợi ích do thẻ tạm trú mang lại

•    Người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú có thể mua căn hộ và sắp tới có thể sẽ mua được nhà. Hiện tại Bộ xây dựng đang kiến nghị việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam để giải quyết tồn động nhà đất.

•    Người nước ngoài có thể ở lâu dài tại Việt Nam trong thời gian thẻ tạm trú còn hịêu lực mà không phải xuất cảnh khỏi Việt Nam.

•    Người nước ngoài có thể tiến hành các thủ tục kinh doanh, kết hôn… rất thuận tiện.

CHÚ Ý ĐẶC BIỆT: Thẻ tạm trú bị mất phải nộp hồ sơ xin cấp mới giống như hồ sơ xin cấp mới thẻ tạm trú, không được cấp lại hay gia hạn thẻ tạm trú trong trường hợp này, vì vậy người có thẻ  tạm trú (hay thẻ tạm trú là gì) phải thật giữ gìn cẩn thận, kẻo “mất thẻ là mất tiền”

Resident permit  Phần Lan

Việc quan trọng nhất sau khi nhận được email thông báo trúng tuyển là làm Giấy Phép Nhập Cư – Residence permit (RP). Bài viết này hướng dẫn các bạn chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin RP. Thông tin về các giấy tờ này có thể tìm thấy trên website của Đại Sứ Quán Phần Lan:
Tiếng Việt
Tiếng Anh (các bạn nên đọc cả tiếng Anh vì tiếng Việt nhiều khi dịch chưa đúng nghĩa hoặc rất khó hiểu)

Như vậy, bạn cần chuẩn bị 2 BỘ HỒ SƠ, mỗi bộ có đầy đủ các giấy tờ sau:

1> Tờ khai OLE OPI: phải được điền đầy đủ bằng Tiếng Anh và ký tên. Các thông tin còn thiếu trong tờ khai có thể làm chậm thời gian giải quyết đơn xin. Download ở đây.
Hướng dẫn điền OLE_OPI: (coming soon)
2> Bản gốc thư mời nhập học: Trong trường hợp bạn chưa nhận được post hoặc thư mời được gửi bằng bản scan qua email, bạn in bản scan, kèm theo email trường gửi cho bạn.
3> Bản gốc chứng nhận bảo hiểm du lịch quốc tế: đối với các khoá học từ 02 năm trở lên mệnh giá đền bù bảo hiểm ít nhất là 30,000 Euros. Thời hạn bảo hiểm phải bắt đầu có hiệu lực muộn nhất là từ ngày dự định đến Phần Lan.
Đọc thêm: Nên mua bảo hiểm nào? (Coming soon)
4> Bản gốc chứng minh tài chính: là bản gốc chứng nhận số tiền gửi với số tài khoản cá nhân tại ngân hàng hoặc chứng nhận học bổng. Số tiền được yêu cầu là 560 Euros mỗi tháng nghĩa là khoảng 6.720 Euros cho một giấy phép cư trú có hiệu lực 01 năm.
Đọc thêm: Phải làm sao khi nhà bạn không có đủ ngay 6.720e để chứng minh tài chính? (coming soon)
5> Bản dịch công chứng bằng Tốt Nghiệp THPT
6> Bản sao hộ chiếu: bản photo tất cả các trang có đóng dấu của hộ chiếu. (không cần công chứng)
7> Phụ lục OLE PK: để dán ảnh kiểu hộ chiếu và có chữ ký của người nộp đơn. (cả ảnh và chữ ký phải phù hợp với hướng dẫn trong phụ lục). Download ở đây.
Lời khuyên là bạn nên đem ảnh đến đó cho các chị nhân viên ở đó kiểm tra sao đã đúng quy định chưa rồi mới dán.
8> Các giấy tờ gốc để đối chiếu: Hộ chiếu, Bằng tốt nghiệp, bằng IELTS/ TOEFL…
9> Với các bạn dưới 18 tuổi cần thêm Thư đồng ý của cả cha mẹ hoặc (những) người giám hộ, có chữ ký của tất cả những người giám hộ và có xác nhận của cơ quan công an địa phương và phải được dịch công chứng.