10 kinh nghiệm viết tự luận xin học bổng du học

10 kinh nghiệm viết tự luận xin học bổng du học. Để viết được một bài luận hoàn chỉnh. Sau đây mình  xin chia 10 kinh nghiệm viết bài tự luận xin học bổng thành công của tiến sĩ Rebecca Joosep ( Đại học California, Mỹ).

10 kinh nghiệm viết tự luận xin học bổng du học
10 kinh nghiệm viết tự luận xin học bổng du học

1. Bài luận đại học xếp thứ tư về độ quan trọng sau điểm GPA, điểm thi và làm hồ sơ giấy tờ. Vì vậy, đừng bỏ phí cơ hội này để chia sẻ tiếng nói cũng như bày tỏ về bản thân. Những câu chuyện thú vị sẽ là con đường đưa bạn từ trang giấy thẳng tới cánh cổng đại học mong muốn.

2. Phát triển một chiến thuật tổng quát. Trong bài luận, phẩm chất con người bạn cũng như những câu chuyện cần tạo thành điểm nhấn giúp bạn nổi bật hơn so với các thí sinh còn lại.

3. Nắm chắc những đề tài luận mà các trường đại học yêu cầu để có thể tận dụng một bài viết cho nhiều trường. Việc này cũng áp dụng cả cho bài luận xin học bổng.

4. Đọc kỹ đề. Có thể mỗi đề lại hỏi khác nhau một chút. Hơn nữa, bài viết của bạn phải thật rõ ràng với người đọc.

5. Lên kế hoạch chia sẻ những thông điệp tích cực và kết quả tốt nhất. Bạn có thể bắt đầu với các chủ đề gần gũi cuộc sống hay trở ngại về mặt gia đình. Bạn cũng có thể nói về khó khăn hay thất bại mà bản thân đã vượt qua. Điều quan trọng nhất là hãy tập trung vào việc bạn đã trưởng thành và phát triển ra sao, điều này bao gồm những yếu tố như lãnh đạo, chủ động, thành công và phục vụ.

6. Luôn viết ở góc nhìn thứ nhất. Hãy nhớ rằng đây là một bài viết tự thuật, kể cả khi chủ đề nói về con người, địa điểm hay sự kiện. Nếu viết về những điều này, hãy tập trung vào việc chúng thay đổi bạn ra sao và điều đó phải chiếm phần lớn bài luận của bạn. Bài luận phải cho thấy rằng bạn là một nhân tố quan trọng cho một cộng đồng đa đạng của trường đại học ấy.

7. Làm theo các bước “Into, Through, and Beyond”. Bạn cần để độc giả đi vào (into) câu chuyện của bạn với một mở đầu ấn tượng, có thể là một câu chuyện hoặc một trải nghiệm. Sau đó bạn cần đưa họ đi qua (through) câu chuyện với những chi tiết và bối cảnh. Hãy chắc rằng độc giả nhận ra sự kiên trì, phát triển, lãnh đạo và chủ động của bạn. Cuối cùng, bạn cần kết thúc bằng một thông điệp vượt qua câu chuyện đó (beyond) rằng nó ảnh hưởng tới bạn ra sao, bạn sẽ trở thành con người thế nào khi vào học và sau đó nữa. Thông điệp beyond này có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong bài chứ không nhất thiết là ở cuối.

8. Viết một cách chủ động, tránh xa các câu bị động và kết hợp những động từ mạnh. Hãy thể hiện bất cứ khi nào có thể và dành việc kể trong phần kết.

9. Để những người mà bạn tin tưởng cũng như người ngoài đọc thử bài của bạn. Điều này giúp bạn có cái nhìn khách quan về bài viết của mình. Nên nhớ bạn không được mắc lỗi chính tả hãy ngữ pháp nào.

10. Đánh thức bản thân khi vượt qua bài luận này. Hãy viết về bản thân với đam mê và nhiệt huyết, hãy tự hào về những thành công cũng như cuộc đời bạn.