Hồ sơ xin học bổng gồm những gì? Cách viết hồ sơ xin học bổng. Hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học, cafeduhoc xin được gửi đến các bạn tất tần tật các thông tin về hồ sơ xin học bổng.
Nội dung chính
Hồ sơ xin học bổng gồm những gì?
Bộ hồ sơ xin học bổng du học thường gồm có: Bảng điểm (lớp 11 & 12 dành cho HS Đại học), Bằng cấp, Bảng điểm IELTS, Bài luận cá nhân, Đơn nhập học, Thư giới thiệu của thầy cô giáo, Hoạt động ngoại khóa. Cuối cùng thí sinh được chọn có thể được mời để tham dự vòng phỏng vấn.
Đơn nhập học (Application form)
Đơn nhập học là thứ không thể thiếu trong một bộ hồ sơ xin học bổng du học. Thường thì đơn này sẽ điền theo mẫu của trường đã cho sẵn. Nhiều trường đại học yêu cầu bạn cần phải được nhận vào học một ngành nào đó của trường rồi sau đó mới có thể viết đơn xin học bổng. Vì vậy bạn cần đọc kỹ yêu cầu của học bổng như thế nào để có sự chuẩn bị phù hợp.
Bài luận cá nhân
Bài luận cá nhân là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng. Đây là phần thể hiện bản sắc cá nhân của bạn, giúp bạn nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ, là tài liệu chứng minh cho Hội đồng xét tuyển thấy tại sao bạn xứng đáng nhận được học bổng này. Sẽ có nhiều cách viết bài luận cá nhân khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi học bổng. Và việc nên làm nổi bật những phần nào trong bài viết cũng là điều đáng quan tâm để có được một bài luận có sức mạnh hỗ trợ cho bạn tốt nhất. Nên nhấn mạnh những kinh nghiệm làm việc, những bài nghiên cứu trong quá trình học tập hay nên đề cập đến tình hình tài chính của bản thân để chứng minh mình cần sự hỗ trợ từ học bổng thì đều cần có sự cân nhắc lựa chọn, sắp xếp kỹ càng.
Hoạt động ngoại khóa
Các chứng chỉ kèm theo
Một bộ hồ sơ xin học bổng không thể thiếu các chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEFL hay các chứng chỉ ngoại ngữ khác. Vì đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể theo học các chương trình tại một trường nước ngoài. Một số trường học, ngành học còn yêu cầu thêm các chứng chỉ khác như GMAT (dành cho các ngành quản lý, kinh doanh), GRE (dành cho các ngành khoa học) hay SAT.
Bản sao các bằng cấp, bảng điểm
Đây cũng là những giấy tờ rất cần thiết trong bộ hồ sơ của bạn. Một bảng điểm đẹp sẽ dễ dàng để lại ấn tượng tốt đối với Hội đồng xét tuyển. Các tài liệu này bạn thường phải dịch sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mà nhà trường yêu cầu và công chứng. Tùy vào bậc học mà bạn ứng tuyển, nhà trường sẽ có những yêu cầu khác nhau về bảng điểm, có thể là bảng điểm cấp 3, đại học hoặc bảng điểm của học kỳ gần nhất.
Thư giới thiệu
Ngoài bảng điểm chứng minh năng lực học tập, thư giới thiệu sẽ đóng vai trò khẳng định năng lực của bạn qua cái nhìn khách quan của người khác. Đây sẽ là tài liệu giúp Hội đồng xét tuyển có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng, ưu điểm, cá tính của bạn mà bảng điểm không thể thể hiện được. Bạn có thể tìm đến thầy cô chủ nhiệm, các giảng viên hỗ trợ bài nghiên cứu của bạn hoặc quản lý, đồng nghiệp tại nơi bạn đã làm việc để nhờ họ viết thư. Tốt nhất thì người viết thư nên là người bạn đã từng làm việc cùng, và người đó hiểu rõ năng lực, nguyện vọng của bạn để có cách viết phù hợp và lời tiến cử cũng đáng tin cậy hơn.
Kinh nghiệm viết hồ sơ xin học bổng
Hãy là chính mình
Kinh nghiệm đầu tiên và cũng là kinh nghiệm quan trọng nhất chính là bạn hiểu bạn như thế nào? Bạn mong muốn điều gì? Tại sao bạn lại đi học? Đi học xong bạn làm gì? Rất nhiều bạn với mong muốn làm đẹp hồ sơ của mình đã viết quá lên những kinh nghiệm hoạt động của mình, mà quên mất động lực quan trọng nhất để bạn đi học là gì.
Bạn nên nhớ rằng có hàng nghìn người như bạn, và bạn phải tìm được một điểm độc đáo của bạn, để bạn có thể xuất sắc hơn những người khác. Bạn không cần là người giỏi nhất, nhưng bạn cần có một sự độc đáo. Sự độc đáo có thể từ một kinh nghiệm thực tế bạn rút ra bài học, từ một cuộc đối thoại với một người bạn vô cùng yêu quý, hoặc có thể từ mong muốn mà bạn có thể đạt được sau khi đi du học.
Lựa chọn phù hợp
Sau khi bạn hiểu bạn cần gì, bạn muốn gì, giờ đến lúc bạn cần lựa chọn những đặc điểm phù hợp với từng học bổng. Một thực tế bạn cần hiểu rằng các học bổng danh giá nhất (Chevening, Fulbright) hoàn toàn khác với các học bổng của từng trường. Bạn không thể copy hồ sơ bạn gửi cho các học bổng chính phủ để gửi cho các học bổng của trường được, vì mỗi loại có những yêu cầu khác nhau. Bạn cũng cần sử dụng các kinh nghiệm bản thân cho phù hợp với từng loại học bổng.
Đối với học bổng Lãnh đạo trẻ (trường đại học Indiana, Hoa Kỳ), một trong những yêu cầu của học bổng này là bạn có kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan nhà nước tối thiểu 12 tháng, còn đối với học bổng ngành tài chính của trường đại học Leeds, Vương Quốc Anh, thì họ lại chỉ mong muốn bạn là công dân Việt Nam và có thành tích xuất sắc trong học tập và công việc. Vậy bạn biết mình phải lựa chọn như thế nào chưa?
Điểm thi
Các bài thi chuẩn hóa có thể coi là điều kiện nhất thiết cần để xin được học bổng. Khác với điểm GPA (trung bình học tập) là tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng quốc gia (ví dụ thang điểm Việt Nam là 10, thang điểm Mỹ là 4), thì các bài thi tiếng Anh như IELTS, TOEFL, hay bài thi tư duy như SAT, GMAT, GRE đều đã được chuẩn hóa để đánh giá trình độ của học sinh khắp nơi trên thế giới, vì thế bạn không thể viện cớ bạn ở Việt Nam nên điểm IELTS, TOEFL hay GMAT thấp được.
Do đó, để có thể cộng thêm một điểm vào hồ sơ xin học bổng, bạn cần phải có các điểm bài thi chuẩn hóa này càng cao càng tôt. Và sẽ thật khó để thuyết phục người khác cho bạn học bổng nếu bạn chỉ có IELTS 5.0.
Hoạt động ngoại khóa
Học sinh, sinh viên Việt Nam ta rất thông minh và nhanh nhạy, vì thế sau rất nhiều năm kinh nghiệm xin học bổng, giờ đây các diễn đàn và trang mạng đều có một lời khuyên sắt đá cho các bạn muốn xin học bổng là cần phải có thật nhiều hoạt động ngoại khóa.
Nhưng sự thật thì không hoàn như vậy. Những người xét duyệt học bổng muốn bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa để bạn phát huy được các tố chất cá nhân của mình, và để họ có thể phát hiện ra một tiềm năng nào đó của bạn. Bạn ghi ra quá nhiều hoạt động, người ta sẽ không thể biết bạn thực sự muốn làm gì, hay bạn chỉ muốn làm cho vui và đẹp hồ sơ thôi.
Bạn nênkể chi tiết từng quy trình, từng vấn đề gặp phải và từng bài học rút ra trong mô tả hoạt động ngoại khóa của bạn.
Học hỏi từ những bài tiểu luận xin học bổng đã thành công
Cách tốt nhất để học cách giành học bổng là từ kinh nghiệm của người khác. Đọc bài luận học bổng từ những người thật việc thật, đã dành được số tiền học bổng thật để tìm ra cho mình hướng đi hợp lý nhất
Cách viết bài tiểu luận xin học bổng
Xem thêm: https://cafeduhoc.net/lam-sao-de-co-hoc-bong-o-canada-cach-viet-scholarship-essay/
Kimberly Hall, peer program manager của United Negro College Fund khuyên: “Trong khi có rất nhiều bạn viết về những vấn đề nghiêm trọng, những điều to tát, lớn lao hay những khổ ải mà bản thân phải trải qua, tôi vẫn thường đánh giá cao những người có mang trong mình tư tưởng tích cực trong bài viết hơn cả. Thay vì việc quá tập trung vào những điều mình đang mắc phải, đang lo lắng, bạn nên tập trung vào kế hoạch cho tương lai, tập trung vào hành động và giải pháp.“
Phần mở đầu bài tiểu luận | Phần kết bài tiểu luận |
Create action or movement : giống như các bộ phim,việc tạo nên cách cảnh quanh hành động hấp dẫn muốn bạn thu hút vào ngay từ những phút đầu tiên, hãy làm điều này với bày Essay xin học bổng của bạn | Be thoughtful: Phần kết bạn nên viết về điều gì thự sự đáng lưu tâm, hãy thể hiện mình thực sự quan tâm đến điều đó. |
Pose a question: Việc đặt câu hỏi trong phần mở bài là ý kiến rất hay, nó giúp gợi tính tò mò cho người đọc về câu trả lời và muốn cuốn theo bài đọc đó | Don’t just summarize: đừng chỉ kết luận, việc bạn nhắc lại một lần nữa ý mà bạn đã nói trong bài viết đôi khi rất thừa thãi, hãy nghĩ đến những ý khác hơn. |
Use descriptions: Việc tạo nên lời dẫn mô tat giúp người đọc hình dung được họ sẽ được đọc điều gì trong các đoạn tiếp theo. | Don’t be too quick to end |