“Toxic relationship” là một cụm từ chỉ những mối quan hệ mà trong đó người ta đang làm khổ nhau (vô tình hoặc cố ý), dù vẫn có điểm tốt đẹp nhưng không đủ để cứu vãn sự tồi tệ mà nó đang có.
Chuyên gia trị liệu tâm lý, bác sĩ Sheri Jacobson, người sáng lập trung tâm trị liệu Harley, nói rằng một mối quan hệ độc hại về cơ bản là “một mối quan hệ không lành mạnh và gây ra cho bạn, hoặc người khác, tổn thất tinh thần hoặc thậm chí là về thể chất.”
Trong khi đó, Ammanda Major, Trưởng phòng Thực hành lâm sàng các mối quan hệ xã hội nói: “Trong một mối quan hệ lành mạnh, có sự tôn trọng lẫn nhau và khả năng chia sẻ cảm xúc của bạn mà không sợ bị chỉ trích hay xấu hổ”, trong khi trong một mối quan hệ độc hại thì không”
Nội dung chính
Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết một mối quan hệ độc hại?
Bạn cảm thấy khó chịu, kiệt sức hoặc luôn “down-mood” khi ở cạnh partner
Hãy chú ý đến cách bạn cảm nhận mọi thứ khi có partner ở bên, nó có thay đổi theo hướng tiêu cực không? Đây là những dấu hiệu cho thấy điều gì đó trong mối quan hệ đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn”, Tiến sĩ Jacobson nói.
Bạn phải cố gắng để luôn là chính mình khi ở cạnh partner
“Trong một mối quan hệ lành mạnh, ở bên bạn đời là một không gian thoải mái, nơi bạn có thể là chính mình”, Tiến sĩ Jacobson nói. Nếu bạn cảm thấy như bạn không thể là chính mình xung quanh họ, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy có vấn đề.
Điều đó trong vài trường hợp thì không nhất thiết có nghĩa là bạn đang trong một mối quan hệ độc hại, nhưng có thể là một dấu hiệu sớm cho thấy mọi thứ đang bắt đầu xấu đi.
Partner của bạn liên tục chỉ trích bạn và thường xuyên làm bạn thất vọng
Tiến sĩ Jacobson nói rằng “các hành vi trong một mối quan hệ độc hại có thể rất khác nhau” từ những vấn đề dường như nhỏ nhặt, như partner luôn chỉ trích hoặc làm cho bạn thất vọng, cho đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như bạo hành bằng lời nói.
Nếu chỉ một hai lần thì chưa nghiêm trọng, nhưng nếu những hành vi này lặp lại, hoặc xảy ra một cách có chủ đích, chắc chắn mối quan hệ này đang có vấn đề. Ngoài việc chỉ trích, đối tác của bạn đặc biệt ghen tuông hoặc ích kỷ cũng có thể cấu thành hành vi độc hại
Partner của bạn thao túng tinh thần, bạo hành bằng lời nói, hoặc cưỡng chế/ kiểm soát bạn
Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý và cảm xúc, trong đó một người thao túng người khác, làm họ nghi ngờ chính mình, tự vấn về sự tỉnh táo của chính mình. Đây là một dấu hiệu rất phổ biến trong nhiều mối quan hệ. Partner của bạn có thể nói với bạn rằng bạn không nhớ chính xác mọi thứ, hoặc bạn đang bịa đặt mọi thứ.
Các hình thức lạm dụng bằng lời nói khác có thể dễ dàng phát hiện hơn, như nếu đối tác của bạn liên tục lăng mạ bạn. Trong khi đó, kiểm soát cưỡng chế là khi đối tác của bạn đe dọa, làm nhục hoặc đe dọa bạn làm việc mà bản thân người đó yêu cầu.
Partner của bạn hiếm khi thỏa hiệp với bạn
Đây là bạn liên tục cho đi, trong khi người kia chỉ nhận mà không làm gì khác. Trong một mối quan hệ lành mạnh, nếu có vấn đề xảy ra, một cặp đôi lành mạnh sẽ sẵn sàng thay đổi và tìm ra cách giải quyết nó cùng nhau. Tiến sĩ Jacobson chia sẻ.” Nhưng nếu mối quan hệ này độc hại, sẽ không có sự cân bằng giữa cho và nhận. và tình huống này sẽ chỉ tiếp tục leo thang chứ không giảm bớt”
Bạn đang bỏ bê bản thân và biện minh cho những hành vi của đối tác mà bạn biết là sai trái
“Bạn có thể thấy mình đang bào chữa cho đối tác và hành vi của họ”, Major nói, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn biết có gì đó không ổn nhưng sợ phải thừa nhận điều đó với chính mình. Trong quá trình đó, chính bạn đang vô tình ưu tiên người kia, bỏ bê việc đặt bản thân lên hàng đầu.
Vậy phải làm gì khi đang trong mối quan hệ độc hại?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ thực sự không lành mạnh, độc hại, thậm chí có thể nguy hiểm thì đây là lúc bạn phải suy ngẫm thật kĩ và bắt đầu đưa ra quyết định. Major cho biết: “Nếu có tấn công hay xâm phạm, tìm kiếm chuyên gia giúp đỡ là điều nên làm. Dứt mình ra khỏi một mối quan hệ có yếu tố bạo hành là điều tất cả chúng ta đều phải làm. Tuy nhiên vẫn có một số nguy hiểm nhất định, cho nên hãy để chuyên gia tư vấn trước khi bạn làm điều gì quá hấp tấp”
Nếu bạn không nghĩ rằng bạn đang gặp nguy hiểm nhưng mối quan hệ của bạn có một số yếu tố không lành mạnh, tốt nhất hãy ngồi xuống nói chuyện với partner của chính bạn.
“Họ cũng có thể có cảm giác giống như bạn nhưng không biết cách mở lời. Vậy nên khi bạn nói chuyện, hãy thử và bắt đầu với cảm giác của bạn thay vì đổ lỗi cho họ, vì vậy hãy nói rằng ‘Gần đây tôi đã lo lắng về khoảng cách giữa chúng tôi’, thay vì ‘Tại sao bạn lại xa cách với tôi như vậy?’
Cách này sẽ giúp cuộc trò chuyện bắt đầu tốt hơn, làm cho một cuộc nói chuyện cởi mở và trung thực, mở ra nhiều cơ hội để tiếp tục hơn là kết thúc nó.
Nguồn: Cosmopolitan