Đại tu động cơ máy xúc nói riêng và máy công trình nói chung ?

Đại tu động cơ máy xúc nói riêng và máy công trình nói chung tại Việt Nam: Nay lên diễn đàn về máy xúc thấy được một số thảo luận hay nên tập hợp đúc rút lại cho anh em dễ đọc (Đọc trên diễn đàn nhức hết cả mắt, lại nhiều cái loạn xạ nữa, cãi nhau ing tỏi). Bài này mình sẽ tập hợp những ý kiến chuẩn nhất về đại tu động cơ máy xúc, máy công trình.v.v..

 
Các thảo luận về đại tu động cơ máy xúc nói riêng và máy công trình nói chung
Các thảo luận về đại tu động cơ máy xúc nói riêng và máy công trình nói chung

Kiến thức ban đầu đại tu động cơ máy xúc:

– Vận hành thử xem có cần thiết phải đại tu hay không? Đại tu xong, liệu có cải thiện được vấn đề ( nhu cầu của khứa) không?
– Khi đã quyết định đại tu thì phải đo đạc kiểm tra ngay. Cái gì đo được lúc máy sống thì làm trước. Khi rã ra rồi thì phải vệ sinh sạch sẽ, rồi đo đạc, kiểm tra xem cụ thể thì mới chốt cái gì thay, cái nào để, cái nào sửa, cái nào chỉnh…
Đại tu động cơ kiểu bao cấp. áp dụng thị trường kiểu CHXM
– kiểm tu lập dự trù sơ bộ
+ lấy thông số thực tế.
+ báo cáo làm giá với chủ được sự đồng ý. ta mới có phần sau
– tháo rã tung , rồi kiểm tu lần tiếp, lập dợ trù chi tiết
– xác định chi tiết cần thay. hay thủ thuật. rồi ứng xìn. tiếp tục thi công ( phần sống còn với gia đình nhà thợ)
– đối với từng loại động cơ đều có thông số, khe hở từ bạc đến hơi , áp dầu bôi trơn hay áp buồng nén. chúng ta ai cũng phải nắm được bằng cách nào đó từ tư vấn đồng nghiệp bạn bè, hay tự học
 

Kinh nghiệm của các thợ khi đại tu:

 
#1 rã động cơ ra hay khi lắp vào đều có bước kiểm tu và kiểm tra khi lắp, khe hở bạc ,khe hở piston khe hở xecsmang khe hở bơm dầu bánh răng… trục có xước hay không. nói chung sách vở đã có chuẩn hết rồi, nhưng làm theo sách vở thì không làm nổi vì đào tạo và thực tế khác xa nhau qua, chu trình lý tưởng khác hẳng chu trình thực tế. thực tế muôn hình muôn vẻ khách khứa môi ông một ý .Chuẩn chỉ là khái niệm tương đối, đại tu xong chạy ổn định máy khô , không khói không giật …độ bền khoẳng 4 year là đạt rồi nhề các cụ
 
#2 Bắt chủ máy phải vệ sinh lại toàn bộ mới cho lắp. Các đường nhớt nhà cháu cứ máy áp lực xịt thẳng vào sau đó kiểm tra từng lỗ một. Thấy chỗ nào k an toàn hoặc để vẫn có thể làm cố dc là đề xuất thay thế luôn. Kim bơm cân lại toàn bộ, mấy loại có làm mát khí nạp bỏ ra mà thấy có nhớt cà bụi bám là ngâm dầu cho bở rồi rửa nc xi khô ngon lành. Nói chung quan điểm là k nên tiết kiệm. Chủ máy mà keo kẹt là nghỉ k nhận luôn.
 
Trước tiên phán đoán sơ bộ khi máy còn nổ thì xem có nóng có sủi nước, hao nước không có gõ không ( ý em là các bệnh liên quan tới mặt máy) khi tháo ra thì kiểm tra cong vênh, nứt rỗ, dẫn hướng sao liệu có gõ , xi air sụp không, xu pap có cong không , tùy loại mặt máy còn kiểm tra thên cam cò… theo kinh nghiệm ít ỏi, phần dụng cụ cũng ít phần cong vênh em ít kiểm tra nếu máy vẫn còn hoạt dộng tốt chỉ ăn nhớt nên tháo đại tu. nếu mặt rỗ quá phạm buồng đốt thì đem phay rồi xử lý gioăng.
Đại tu động cơ máy xúc
Đại tu động cơ máy xúc

Những chú ý khi làm vệ sinh trước khi “Rã” động cơ:

 
I- Tháo tất cả những “Linh kiện điện” gắn xung quanh động cơ: Cảm biến, công tắc, đề, máy phát…Công s/c thì thấp mà giá cả “Linh kiện điện” thì cao…Chờ mua thì mất thời gian…không cẩn thận là “Bị Lõm nặng”. “Cái gì” đã tháo ra thì phải có “Cái gì đó” đút nút hoặc bịt thế chỗ.
 
II- Vệ sinh và làm sạch phía ngoài động cơ bằng phương pháp “Cạo gió”, dùng dung dịch chuyên dùng (Giá thành cao ít khi thấy “Xưởng tư nhân” nào làm), dùng súng phun nước áp lực cao xịt rửa và “Xì khô”.
 
III- Tháo rã: theo nguyên tắc “Cái nào lắp sau thì phải tháo trước”, dễ tháo trước khó tháo sau, “Râu ria” tháo trước “Chủ trò” tháo sau.
 
Tháo “Cụm chi tiết nào” thì “Ốc nhái” của cụm đó được “Gói riêng” kèm theo “Bảng tên” thì khi lắp sẽ bớt đi vài “Công để phân loại” ( Tùy theo “Vị trí địa lý” của nơi s/c mà “Vật liệu gói” cũng khác nhau: Khay, bát đĩa ăn cơm, túi nilong, giẻ lau, “Lá sen, lá chuối”, thậm chí dùng đến cả BCS….)
 
1- Cổ hút cổ xả, bơm nước, dây curoa, đường ống diesel, “Nguyên củ sinh hàn dầu máy”, khi tháo sinh hàn chú ý đánh dấu đầu vào và đầu ra nhé….
 
2- Mặt quy lát, bánh đà, “Râu ria” xung quanh bơm cao áp.
 
3- Vật ngang đ/c xuống ngược phía bơm cao áp (Dễ làm hơn). Tháo cate, “Bửng đầu, bửng dít”, “Bánh răng trung gian”, ống hút dầu máy, bơm nhớt, bơm cao áp…. Cạo ( Hoặc mài) gờ xy lanh.
 
Vam xy lanh bằng vam chuyên dụng. Cụ nào có vam chuyên dụng thì quăng cái ảnh cho ae xem với nhé…Cái bộ vam của Em không biết đã quẳng đi đâu, sẽ cố tìm lại để các Cụ chiêm ngưỡng sau vậy.
 
4- Tháo vòi phun dầu máy làm mát piston (Đầu tiên và rất quan trọng..gói gọn để vào nơi an toàn…rồi tính sổ sau), tháo tay biên, rút piston và tay biên ra ngoài. Nhớ xem dấu của tay biên nhá: tên gì, “Ắc gô bạc” quay về đâu??? và gá “Cung biên nào thì vào với tay biên ấy”.
 
5- Vật ngửa “Tơ hơ” đ/c lên tháo nốt trục cam, tấm đệm mặt đầu (Thường đ/c KOM đều có), tháo các cung balie chú ý “Số oánh về hướng nào” đầu hay cuối đ/c (Với KOM thường hay đánh số tính từ đầu đ/c)
 
6- Còn cái gì dính vào đ/c thì tháo nốt trừ các “Mắt trâu”.
Dụng cụ để kiểm tu “Tối giản” (Có thể phải bổ xung thêm khi sửa chữa loại động cơ có “Độ khủng” hơn):
1- Thước cặp.
2- Căn lá.
3- “Thước thẳng”.
4- Tay cân lực 6 – 35 kgm.
5- Đồng hồ + giá đo độ cao.
6- Panme đo ngoài với các thang đo: 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150, 150-175.
7- Đồng hồ so đo lỗ tương ứng: 6-10, 10-18, 18-35, 35-60, 50-150, tiện thêm 01 khúc nối để đo tới 155 mm (Tiết kiệm được khoảng 2,5-3.0 nghìn K đấy)
8- Cờ lê, mỏ lết, búa, “Khẩu-tuýp”, “Tay vặn khẩu”, tay công….

Xin giới thiệu sơ bộ về sự bố trí các mục và cách sử dụng tài liệu:

 
1- Từ trang 6 – 25: an toàn, các ký hiệu, bảng tra lực xiết “Ốc phổ thông”, chữ viết tắt về màu sắc, bảng quy đổi qua lại giữa các “Đơn vị” đo lường.
2- 26 – 56 giới thiệu chung về động cơ: thông số kỹ thuật, hình dáng kích thước bên ngoài, trọng lượng….
3- 57 – 143 cấu trúc, chức năng, lực siết, thông số tiêu chuẩn và dung sai lắp ghép của các “Cụm chi tiết”.
4- 144 – 269 kiểm tra, điều chỉnh và phương pháp xử lý sự cố.
5- 270 – 314 “Trình tự” tháo lắp đ/c.
6- Phần sửa chữa phụ.
#3 Hỏi đáp
Khi bơm kim kém thì động cơ khó nổ và không phát huy hết công suất (Máy rin thì bơm cao áp cũng còn Rin nhé)….phải mang bơm kim đi làm lại, có thể phải thay cả “Pít và kim” thế thì công việc của thợ đ/c sẽ như thế nào mới đạt chuẩn:
1- Khâu chuẩn bị trước khi mang bơm kim đi cân chỉnh??
2- Phải làm hoặc bàn giao “Điều gì” cho thợ cân bơm??
3- Thợ cân bơm sẽ phải làm gì trước khi thay “Pít và kim”?? (Món này chắc phải nhờ đến Cụ nào chuyên cân bơm cao áp có lòng hảo tâm mà giao lưu cùng với anh em roài!!??)
có nhiều nguồn khác nhau để làm cơ sở để làm cho chuẩn cụ ạh. cùng lắm là dùng đến service manual như các cụ là cùng(cách này mất thời gian hơn tí).
thực ra chúng tôi cân bơm đêù căn cứ vào các tài liệu tra cứu điện tử do cac hãng bosch, zexel và denso phát hành. với bơm anh và bơm mĩ thì dùng service manual, bơm táo tầu thì tra sách tầu, chứ nhớ trong đầu thì làm sao hết.
1- chắc í bác hỏi em về cái máy cân bơm chứ không fai cai bơm điện. về căn bản máy cân bơm phải đo đc lưu lượng, điều khiển và hiển thị đc tốc độ, nhiệt độ dầu, ap suất bơm mồi, áp suất khí nén hoăc chân không … trc đây nguoi ta dùng toàn công nghệ analog. càng vè sau càng số hoá nhiều. gọi là máy cân điện tử thì it nhất phải có biến tần+ plc+ hmi. cao cấp hơn nũa thì có cả bộ đo luu luong liên tục kiểu hiển thị số. máy cân bơm ở các xưởng hiện nay chỉ cho phep khảo sát đặc tính bộ đièu tốc, lưu lượng và thời điểm phun. việc khảo sát thời gian phun đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm khi nguoi ta thiét kế cái bơm đó rồi. căn bản chỉ cần lắp đúng phụ tùng. 
 
2-khi không tìm được tài liệu về bơm thì it nhất phải điều tra đuọc vài thông số chẳng hạn như công suất/vòng tua , suất tiêu hao nhiên liệu, sẽ tính được lưu lượng. tuy ko ngon nhưng cũng chấp nhận đc.
#4:  tiếng máy gắt lắm thì có thể phân tích ra it nhất 3 nguyên nhân:
1- thừa dầu=khói đen+nóng máy+đỏ turbo(cũng có thể không)
2-sớm lửa=khói trắng(cũng có thể không)+nóng máy
3-lặp piston plunger 12mm thay vì 11.
 

Thảo luận quan trọng khác:

 
#5Hệ thống “Điều khiển ga” thường dùng mô tơ bước giảm tốc bằng hộp số, một số ít hàng Châu Âu xịn thì dùng mô tơ 1 chiều (Motor DC) cũng qua hộp số và chơi thêm cái phanh “Lốc kê” nữa.
 
Nguyên lý chung vẫn là kiểu “Mô tơ vị trí” gần giống với cái “Bộ điều khiển ăng ten vô tuyến từ xa” ý. Chiết áp ga thay đổi trong khoảng Min → Max, thì “Hành trình kéo ga” cũng chỉ trong 1 khoảng nào đó. (Hành trình này do nhà thiết kế quy định sẵn roài) → Hành trình kéo thanh ga là cố định, nó không hề phụ thuộc vào cảm biến tốc độ 1 tý nào!!!
 
Cảm biến tốc độ chỉ có chức năng báo cáo vòng tua đ/c hoặc sự thay đổi vòng tua để hệ thống ESS làm việc.
 
Một vài loại xe “Đặc biệt” có thêm công đoạn “Dạy cho máy nó hiểu vấn đề” (Nguyên văn của Cụ Lạc). Hiểu theo kiểu “Nông dân” thì khi tốc độ đ/c bị thay đổi vì bất cứ lý do gì mà “Vượt ngưỡng cảm nhận” của ESS thì phải thực hiện lại bước “Đồng bộ thiết bị”.
 
Có câu chuyện “Đau lòng” của 1 bác thợ “Già” chuyên cân bơm c/a dư lày:
Anh làm nghề cân bơm cao áp mấy mươi năm rồi, không nhận là giỏi mà chỉ dám nói là chưa bị thua “Keo” nào. Hôm nay nhận sửa chữa bơm c/a và thay “Pít” cho con “Kôbé ghẻ” này. Cân song lắp lên xe, ga bị “Xoành xoạch”, anh điều chỉnh thanh giằng ga một chút là Oke ngay, thế mà chủ xe lại bắt đền anh phải “Trả lại tên cho em”.
 
Hỏi thì chủ xe nói rằng: trước khi sửa chữa bơm c/a thì xe chỉ bị bệnh “Đề rai”, còn khi đ/c đã nổ thì xe làm việc bình thường, cân bơm c/a xong thì xe bị “Chậm dề dề” không làm ăn gì được. Chỉ yêu cầu thợ cân bơm c/a làm cho xe trở lại “Y như Cụ” mà thôi.
 
dạ trước tiên phán đoán sơ bộ khi máy còn nổ thì xem có nóng có sủi nước, hao nước không có gõ không ( ý em là các bệnh liên quan tới mặt máy)
khi thao ra thì kiểm tra cong vênh, nứt rỗ, dẫn hướng sao liệu có gõ , xi air sụp không, xu pap có cong không , tùy loại mặt máy còn kiểm tra thên cam cò… theo kinh nghiệm ít ỏi, phần dụng cụ cũng ít phần cong vênh em ít kiểm tra nếu máy vẫn còn hoạt dộng tốt chỉ ăn nhớt nên tháo đại tu. nếu mặt rỗ quá phạm buồng đốt thì đem phay rồi xử lý gioăng.Nói chung là phải vào thực tế. có gì cụ giẻ góp ý cho mau lên tay
 
Nhà cháu thì ít làm động cơ, nhưng thường khi tháo ra là kiểm tra lại toàn bộ bạc biên,balie, bơm nhớt, sinh hàn, bơm nước. Bắt chủ máy phải vệ sinh lại toàn bộ mới cho lắp. Các đường nhớt nhà cháu cứ máy áp lực xịt thẳng vào sau đó kiểm tra từng lỗ một. Thấy chỗ nào k an toàn hoặc để vẫn có thể làm cố dc là đề xuất thay thế luôn. Kim bơm cân lại toàn bộ, mấy laoij có làm mát khí nạp bỏ ra mà thấy có nhớt cà bụi bám là ngâm dầu cho bở rồi rửa nc xi khô ngon lành. Nói chung quan điểm là k nên tiết kiệm. Chủ máy mà keo kẹt là nghỉ k nhận luôn.