Cổ tức là gì? Các công ty nào trả cổ tức cao nhất hiện nay? Khi bạn quyết định đầu tư số tiền của mình vào một lĩnh vực nào đó, bạn muốn thấy nó phát triển. Tuy nhiên thật khó để biết được chiến lược nào xứng đáng với thời gian và tiền bạc của bạn. Một trong những chiến lược được trở nên phổ biến trong những năm gần đây là đầu tư vào cổ tức. Hãy cùng cafeduhoc tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Nội dung chính
Cổ tức là gì?
Khái niệm về cổ tức
Cổ tức là gì? Cổ tức (Dividend) là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty trả cho cổ đông – người sở hữu cổ phần trong công ty. Nói cách khác, cổ tức là một phương tiện để công ty tôn trọng và đền đáp cho các cổ đông của mình cũng như thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Các loại hình thức trả cổ tức
Có hai hình thức chi trả phổ biến nhất là:
Trả bằng tiền mặt
Đây là loại cổ tức phổ biến nhất. Các công ty thường trả thẳng vào tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư.
- Ưu điểm: Cổ đông sẽ nhận được số tiền thực tế từ lợi nhuận của công ty.
- Nhược điểm: Sẽ làm giảm đi vốn tái đầu tư của công ty đó, dẫn tới chậm tăng trưởng.
Trả bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Việc phát hành thêm cổ phiếu (để chi trả cổ tức) không làm thay đổi vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ nắm giữ của cổ đông.
Hình thức này cũng khá phổ biến ở những doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng cao.
Trả bằng các tài sản khác
Doanh nghiệp trả cho cổ đông dưới dạng hàng hóa, bất động sản, sản phẩm tài chính,… Hình thức này rất hiếm khi xảy ra nhưng trên thực tế vẫn có một vài công ty trên thế giới áp dụng.
Ngoài ra còn trả cổ tức bằng chứng khoán tạm thời, cổ tức trái phiếu, cổ tức thanh lý.
Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) là một tỷ số tài chính được sử dụng để xác định mức cổ tức nhận được trên 1 đồng mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để mua cổ phần đó.
Tỷ suất cổ tức được tính như sau:
Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần / Giá trị thị trường mỗi cổ phần
- Cổ tức mỗi phần là cổ tức mà doanh nghiệp chi trả cho các cổ đông tính trên mỗi cổ phần sở hữu.
- Giá trị thị trường mỗi cổ phần là mức giá của cổ phiếu tại mỗi thời điểm cụ thể.
Ví dụ: Công ty A đang giao dịch cổ phiếu với giá 50.000 đồng/ cổ phiếu, cổ tức chi trả hàng năm là 2.000 đồng / cổ phiếu.
Công ty B giao dịch cổ phiếu với giá 90.000 đồng/ cổ phiếu và cổ tức chi trả hàng năm cũng là 2.000 đồng/ cổ phiếu.
Tỷ suất cổ tức công ty A = (2.000/50.000)*100 = 4%
Tỷ suất cổ tức công ty B = (2.000/90.000)*100 = 2,22%
Vậy tỷ suất cổ tức công ty A cao hơn gần gấp đôi công ty B, vì vậy khả năng cao nhà đầu tư sẽ chọn công ty A.
Những điều nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư cổ tức
- Lựa chọn những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt: Cổ tức sẽ mang lại lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư nếu chọn được những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng tốt hoặc luôn duy trì ổn định.
- Tình hình tài chính của công ty: Trước khi đầu tư vào một cổ phiếu, điều quan trọng là bạn phải tiến hành thẩm định và nghiên cứu tình hình tài chính của công ty. Tìm kiếm các công ty có thành tích tốt về lợi nhuận và bảng cân đối kế toán lành mạnh. Tránh các công ty có mức nợ cao hoặc đang gặp khó khăn về tài chính.
- Lịch sử cổ tức: Hãy tìm những công ty có lịch sử trả cổ tức lâu dài. Một công ty đã liên tục trả cổ tức trong nhiều năm có nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai.
- Tăng trưởng cổ tức: Ngoài tỷ suất cổ tức cao, hãy tìm kiếm các công ty có lịch sử tăng thanh toán cổ tức theo thời gian. Đây có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty lành mạnh về tài chính và cam kết thưởng cho các cổ đông của mình.
- Tỷ lệ chi trả: Là tỷ lệ phần trăm thu nhập của công ty được chi trả bằng cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức cao có thể là một dấu hiệu cảnh báo, vì nó có thể cho thấy rằng công ty đang chi trả cổ tức nhiều hơn mức có thể chi trả. Tìm kiếm các công ty có tỷ lệ xuất chi hợp lý để có thể tăng cổ tức trong tương lai.
- Xu hướng ngành: Xem xét ngành mà công ty hoạt động và bất kỳ xu hướng nào có thể ảnh hưởng đến thu nhập trong tương lai của công ty.
Những rủi ro cơ bản thường gặp khi đầu tư vào cổ tức
Mọi khoản đầu tư đều tiềm ẩn những rủi ro dù rất nhỏ. Đầu tư vào cổ tức cũng không ngoại lệ, bạn có thể sẽ mất tiền nếu không nắm rõ về chúng.
Dưới đây là những rủi ro cơ bản thường gặp khi đầu tư cổ tức:
- Rủi ro lớn nhất là cổ tức không được đảm bảo.
- Công ty có thể không trả được cổ tức do lợi nhuận giảm hoặc cần tiền để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Điều này khiến cho các nhà đầu tư không nhận được tiền lời như kỳ vọng.
- Giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu có thể giảm và khi đó giá trị đầu tư của bạn cũng sẽ giảm theo. Việc cổ phiếu giảm giá có thể do các yếu tố kinh tế, chính trị,…
- Thời gian: Đầu tư cổ tức là một chiến lược đầu tư dài hạn. Các nhà đầu tư cần sẵn sàng chấp nhận đầu tư trong một khoảng thời gian dài để có thể nhận được lợi nhuận tối đa.
- Thị trường: Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh do các yếu tố kinh tế, chính trị và tâm lý các nhà đầu tư.
- Khi cổ tức mới về sẽ không được giao dịch ngay, dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ bị chôn vốn tạm thời. Sau khi số cổ phiếu này được giao dịch, tâm lý muốn “chốt lời” nhanh chóng của những nhà đầu cơ khiến cho giá của cổ phiếu có thể giảm mạnh, làm mất đi lợi nhuận của việc đầu tư cổ tức.
Top những công ty nào trả cổ tức cao nhất hiện nay?
Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP)
Công ty CP sữa Quốc tế đứng trong top những doanh nghiệp trả cổ tức cao năm 2023.
Theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2023, IDP sẽ tiến hành chia cổ tức tiền mặt tỉ lệ mức 40-80%. Đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ thuế là 530 tỷ đồng.
Ngân hàng VIB (VIB)
Năm 2023, tỷ lệ chia cổ phiếu đạt đỉnh điểm ở mức 40%. Đơn vị này được đánh giá có cổ phiếu trả cổ tức cao năm 2023 và được các nhà đầu tư quan tâm.
Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB)
VLB sẽ thanh toán với tỷ lệ 36,45% cho gần 47 triệu cổ phiếu đang lưu hàng. Như vậy, VLB sẽ chi trên 170 tỷ đồng cho việc trả cổ tức cho công ty.
Năm 2023, doanh nghiệp đã thiết lập mục tiêu với lãi số sau thuế la 120 tỷ đồng.
Ngân hàng quân đội MB (MBB)
Tỷ lệ chia cổ tức năm 2020 của MB là 35%. Vốn điều lệ tăng từ 27,987 tỷ đồng lên 37,792 tỷ đồng, chi gần 10,000 tỷ đồng cho việc chia cổ tức.
Hy vọng qua bài viết này, đã giúp các nhà đầu tư tương lai trang bị được đầy đủ kiến thức trên con đường tìm kiếm và lựa chọn cổ phiếu để có thể nhận được cổ tức.