Dự đoán kinh tế Việt Nam 2023

Dự đoán kinh tế Việt Nam 2023 qua bài viết Cần 1 cái nhìn khách quan về kinh tế VN năm 2022-2023 của FAcebook Hoang Nguyen.  Mọi số liệu chỉ là màu xám, chỉ có cây đời (thực tiễn) là mãi xanh tươi. Câu nói này có thể coi như là chân lý của mọi ngành khoa học trong đó cả những nhà kinh tế học khi cần đánh giá thực tế sức khỏe và thực trạng của một nền kinh tế. Ko phải rông dài gì nhiều, ko cần mọi số liệu tăng trưởng nọ kia đang đầy trên mặt báo; chúng ta chỉ cần nhìn vào doanh số bán hàng của những doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ là cũng đủ biết sức khỏe của 1 nền kinh tế ra làm sao.

Dự đoán kinh tế Việt Nam 2023
Dự đoán kinh tế Việt Nam 2023

Nếu như năm nay doanh số bán hàng tăng so với năm ngoái thì có thể kết luận kinh tế năm nay tăng trưởng tốt; ngược lại khi doanh số bán hàng giảm tức kinh tế tăng trưởng giảm và nền kinh tế đang có vấn đề và “lâm nạn”.

Dĩ nhiên, việc dựa vào doanh số bán hàng cũng chỉ là phần ngọn, để hiểu kĩ hơn thực chất về nền kinh tế VN trong năm 2022 và 2023; chúng ta cần phải đi vào gốc rễ đó là những động lực tăng trưởng Kinh tế Vn có từ đâu ra ?

Đầu tiên, khá giống với nền kinh tế TQ; nền kinh tế Vn chủ yếu dựa vào ngoại lực từ bên ngoài hay cụ thể hơn từ 3 nguồn chính:

1. Xuất khẩu gia công hàng hóa đi sang Mỹ và Châu Âu (thị trường Châu Âu, Mỹ là thị trường tiêu thụ chính hàng hóa của VN) – đây cũng là “đầu ra” của nền kinh tế VN.
2. Nhập hàng và nguyên vật liệu từ TQ để gia công cho thị trường Mỹ, Châu Âu -TQ là thị trường “đầu vào” của nền kinh tế VN.
3. Tiền của các doanh nghiệp FDI đổ vào kích thích nền kinh tế qua việc giải ngân các dự án

Hãy đi xem xét và tìm hiểu từng nguồn 1 để chúng ta có cái nhìn rõ hơn nữa:

1: Năm nay có thể nói ai cũng biết, các nước Âu-Mỹ đã dính 1 cơn địa chấn chính trị, kinh tế quá bất ngờ từ cuộc chiến tranh Ukraine-Nga. Việc Nga đánh Ukraine đã làm gẫy chuỗi cung ứng, phá tan sức sản xuất kinh tế của những thị trường phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga như Đức v…v kéo theo cả khối Châu Âu rơi vào suy trầm kinh tế ko lối thoát.

Bên cạnh đó việc phương Tây cấm vận dầu mỏ của Nga đã thắt chặt nguồn cung năng lượng gây ảnh hưởng trực tiếp tới VN và làm cho cả nền kinh tế Mỹ lao đao.
Bên cạnh đó, góp phần ko nhỏ cho tình trạng thê thảm của nền kinh tế phương Tây hiện nay đó là việc trong thời kỳ Covid, các chính phủ phương Tây quá tự tin vào sức mạnh kinh tế của mình, cho nên đã bơm 1 lượng tiền lớn ra ngoài thị trường nhằm “phát tiền cho dân ở nhà chơi, đợi qua Covid”.
Kế hoạch bơm tiền này sẽ ko có vấn đề gì lớn; nếu như Nga ko đánh Ukraine. Nhưng chính vì Nga đánh Ukraine đã làm cho việc bơm hàng chục ngàn tỉ USD của các nước phương Tây ra ngoài thị trường trở thành con dao 2 lưỡi cứa lại cổ chính mình của các nước phương Tây – gây ra lạm phát phi mã làm cho các quốc gia này lao đao.

Do đó, chính trong năm 2022 khi cả thế giới vừa vượt qua Covid thì các nước phương Tây rơi vào suy thoái kinh tế --> tất yếu sức mua hàng hóa đặc biệt nhập khẩu từ VN suy giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng thấy hàng loạt các công ty gia công giầy dép, nhu yếu phẩm xuất khẩu đi Châu Âu ở Vn đã phải đóng cửa và sa thải hàng loạt công nhân -->đầu ra nền kinh tế VN bị ảnh hưởng rất nhiều.

2: Đầu ra của nền kinh tế đã thê thảm như thế thì đầu vào của nền kinh tế cũng ko sáng sủa gì hơn; khi VN chủ yếu phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu thô từ TQ; nhưng do chính sách Zero-Covid kiểu “cố đấm ăn xôi” của TQ đã khiến cho việc giao thương hàng hóa, xuất nhập giữa VN-TQ bị kẹt lại -->chi phí đầu vào nguyên liệu tăng --> hàng hóa sản xuất ra đắt đỏ hơn --> khó bán hàng và khó cạnh tranh hơn. Tất yếu dẫn tới việc suy giảm sản xuất và khó khăn hơn rất rất nhiều so với điều kiện bình thường.

Bên cạnh đó, chính TQ cũng là thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của nông nghiệp VN (chiếm 14% GDP nền kinh tế) và khách du lịch TQ là nguồn thu kinh tế lớn của du lịch Việt Nam (chiếm 2% GDP). Cả 2 yếu tố này đã dẫn tới trong năm vừa rồi VN gần như ko có nguồn thu gì từ thị trường TQ từ cả 2 lĩnh vực then chốt và quan trọng này.

3: Dĩ nhiên, do kinh tế thế giới đang lao đao, cho nên đầu tư FDI vào VN cũng ko có gì sáng sủa hơn; chúng ta cũng ko hy vọng gì nhiều về sự tăng trưởng FDI trong khi nó cũng chỉ là hệ quả. Chỉ khi kinh tế Âu-Mỹ, Hàn, Nhật v…v ổn định -->thì lúc đó vốn FDI mới tăng và khiến cho kinh tế Vn phát triển.
Cả 3 yếu tố kể trên đã tác động trực tiếp tới kinh tế VN và làm cho nền kinh tế Vn kém phát triển -->thu nhập của mọi người giảm --> sức mua giảm. Nền kinh tế tuy đa dạng và phức tạp nhưng về bản chất cũng tuân theo hiệu ứng dây chuyền.

Ko thể có chuyện kinh tế thế giới lao đao mà kinh tế VN lại ko ảnh hưởng; đó là chuyện viễn tưởng và thần kì chỉ dành cho những ai ko có chút hiểu biết gì về nền kinh tế mà thôi. Đặc biệt trong 1 thế giới Toàn cầu hóa như hiện nay khi các nền kinh tế phụ thuộc và trói buộc lẫn nhau; thì Âu Mỹ chỉ cần hắt hơi là kinh tế VN vỡ đầu, chảy máu luôn.

Khi các nguồn thu của kinh tế VN bị suy giảm, thì 1 điều rất dễ hiểu là các doanh nghiệp VN ko thu được tiền, chính phủ khi đó bị hao hụt tiền thuế và sẽ tìm cách giật gấu vá vai bù đắp bằng cách nay cách kia để cố gắng duy trì nền kinh tế trước cơn bão kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp ko có thu nhập thì sẽ phải cắt giảm lương và thưởng của người lao động; khi đó người lao động sẽ phải chi tiêu tằn tiện hơn và ko thoải mái mua sắm. Hệ quả là các mẹ bán hàng online, các shop mỹ phẩm v…v sẽ ít đơn hàng hơn; dù rằng đọc báo, xem tivi thấy ca ngợi con số tăng trưởng kỉ lục 8% nhưng ko ai hiểu con số 8% đó là vào đâu ?

Trong khi số tiền kiếm được lại ko hề tăng so với năm ngoài ? Đây chính là lí do vì sao tôi có nói là mọi số liệu chỉ là màu xám; mà thực tế nhất phải nhìn vào doanh số bán hàng thực tế của những doanh nghiệp nhỏ như bà bán trà đá vệ đường chả hạn.

Chỉ cần nhìn qua là thấy, năm nay doanh số bán hàng từ những người bán đồ ăn cho tới các shop mỹ phẩm online ở trên mạng, hay người nông dân trồng bưởi v…v đều suy giảm --> tức cho thấy người tiêu dùng năm nay kém thu nhập và hết tiền.

Vậy đó là năm 2022; thế 2023 thì sao ? Cũng rất đơn giản thôi, kinh tế VN ra sao trong năm 2023 cũng hoàn toàn phụ thuộc vào 3 yếu tố mà tôi đã liệt kê ở trên. Và may mắn thay chúng ta đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm”:

– Eu và Mỹ sau 1 thời gian bối rối vì cuộc chiến năng lượng với Nga; hiện nay họ đã ổn định đc nguồn cung dầu mỏ và khí đốt. Giá dầu, giá xăng đang giảm và hạ từng ngày. Kinh tế Eu-Mỹ đang ngày càng khởi sắc, lạm phát giảm --> người dân sẽ mua sắm nhiều hơn và kinh tế VN sẽ khá lên nhờ điều này.
– TQ đã gỡ bỏ hoàn toàn chính sách Zero-Covid do đó đầu vào của nền kinh tế Vn trong năm 2023 sẽ cải thiện. Đặc biệt là ngành du lịch và nhiều lĩnh vực khác của Vn sẽ hồi sinh nhờ có khách TQ sang VN du lịch tiêu tiền -->kích thích kinh tế.

Khi đó thu nhập của người lao động sẽ tăng lên -> mua sắm nhiều hơn và các mẹ bán hàng online, bà bán trà đá ngoài đường cũng sẽ tăng doanh số theo 1 lẽ tự nhiên. Lúc đó kinh tế Vn mới dc gọi là tăng trưởng thực sự.

Tóm lại năm nay nền kinh tế Vn có vấn đề và bị ảnh hưởng thực sự từ các yếu tố khách quan từ bên ngoài làm cho sức mua của nền kinh tế suy giảm, ảnh hưởng tới thu nhập của tất cả mọi người (tăng trưởng kinh tế để làm gì khi thu nhập của người dân giảm ?). Chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn vào điều này, chứ ko thể chỉ dựa vào những con số thuần túy để khỏa lấp dc sự thật hiển hiện này.

P/S: Bài viết này tôi đã phân tích kinh tế VN dựa trên nguồn thu từ ngoại lực; ngoài ra còn nội tại của kinh tế VN liên quan tới BDS, chứng khoán v..v tôi sẽ phân tích ở bài tới để các anh chị có cái nhìn rõ ràng hơn nhằm tối ưu hóa các khoản đầu tư của mình trong năm 2023.

Tags: