Dùng hợp đồng uỷ quyền trong kinh doanh Bất động sản ,Hợp đồng ủy quyền kinh doanh,
Hợp đồng ủy quyền mua đất,
Hợp đồng ủy quyền mua bán đất,
Mẫu hợp đồng ủy quyền thanh toán cho bên thứ 3,
Công chứng hợp đồng ủy quyền sử dụng đất,
Hợp đồng ủy quyền toàn phần nhà đất,
Mẫu hợp đồng ủy quyền bán đất,
Quy định về hợp đồng ủy quyền sử dụng đất
Nội dung chính
Dùng hợp đồng uỷ quyền trong kinh doanh Bất động sản Kinh nghiệm của bản thân:
Cá nhân tôi và các anh em đầu tư, kinh doanh thường dùng hợp đồng uỷ quyền trong việc mua bán nhà đất trong trường hợp xác định được thời gian mua bán diễn ra ngắn, thông thường dưới 03 tháng. Dưới đây là 1 số lý do:
1. Không mất nhiều thời gian cho việc làm các thủ tục sang tên sổ;
2. Vẫn đúng luật nhưng tiết kiệm được 1 lần thuế phí sang tên;
//Số tiền ấy dùng để chi trả chi phí bán hàng, tặng thưởng cho anh chị em sales, ăn uống… nó đem lại nhiều ý nghĩa cho công việc hơn.
3. Mua bán được những tài sản chưa đáp ứng được điều kiện để tiến hành việc mua bán.
//Ví dụ: Mua bán Nhà ở xã hội hiện tại quy định quá 05 năm mới được tiến hành quyền mua bán, thì hợp đồng uỷ quyền là 1 giải pháp có thể sử dụng.
Một số lưu ý khi mua bán bằng hợp đồng uỷ quyền:
1. Phải là hợp đồng uỷ quyền toàn phần, trong đó có quyền định đoạt tài sản: Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn…
2. Phải là hợp đồng uỷ quyền có thù lao
– Do có phát sinh giao dịch, đó là nguồn thu nên cơ quan thuế sẽ ghi nhận và tính thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp hợp đồng uỷ quyền không có thù lao, mặc nhiên cơ quan thuế sẽ tính thuế thu nhập cho cả bạn và người chủ cũ dựa trên giá trị hợp đồng mua bán với bên thứ 3. Tức thay vì 2% thì sẽ tính 4%, cơ quan thuế sẽ tính chủ cũ 2% và bạn 2% vì ghi nhận cả bạn và chủ cũ đều có thu nhập trên hợp đồng mua bán.
– Bạn chỉ cần hợp đồng có thù lao, tức người chủ cũ thanh toán tiền công cho bạn 20-30tr đồng cho việc bạn làm thay công việc của họ. Khi ấy, bạn chỉ mất khoảng 20% thuế thu nhập cá nhân cho khoản 20-30tr tiền công, chủ cũ chịu 2% thuế thu nhập cá nhân cho giá trị hợp đồng mua bán.
3. Thời hạn của hợp đồng uỷ quyền. Các bạn ghi thời gian dài hoặc tới khi chuyển nhượng cho bên thứ 3 mặc nhiên được kết thúc.
Rủi ro khi xác lập hợp đồng uỷ quyền:
1. Do chưa phải là hợp đồng mua bán, nó chỉ trong phạm vi uỷ quyền nên không xác lập bạn là chủ sở hữu tài sản đó.
2. Nếu 1 trong 2 bên trên hợp đồng uỷ quyền “hẻo” thì hợp đồng mặc nhiên hết hiệu lực 😂😂😂 cái này anh em lưu ý sức khoẻ của chủ cũ nhé!
Khi anh em cảm thấy không yên tâm thì xác lập luôn hợp đồng mua bán cho chắc ăn.
Và tôi cũng lưu ý, tôi dùng hợp đồng uỷ quyền khi xác định việc mua bán sẽ diễn ra dưới 03 tháng.
Bốn rủi ro khi mua bán đất qua hợp đồng ủy quyền
Tôi định mua mảnh đất của người quen. Vì lý do cá nhân, bên bán muốn chỉ làm một hợp đồng ủy quyền, thay vì thực hiện việc sang tên, chuyển nhượng. (Đăng Khoa)
Bản chất của việc làm hợp đồng uỷ quyền này là gì? Những rủi ro tôi và bên bán có thể gặp phải là gì?
Luật sư tư vấn
Theo Điều 562, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Với quy định trên, khi bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hình thức làm Hợp đồng ủy quyền, bạn chỉ được phép thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền. Tùy theo thỏa thuận mà phạm vi ủy quyền có thể bao gồm: cho thuê, tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất…
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Sau khi chuyển nhượng, các bên phải thực hiện việc đăng ký biến động theo quy định của pháp luật.
Với các quy định trên, có thể thấy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hình thức ủy quyền tiềm ẩn 4 rủi ro sau:
– 1: Nếu có tranh chấp xảy ra, bên nhận ủy quyền (trường hợp này là bạn) phải chứng minh giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có thực, thông qua việc thanh toán, giao đất, bàn giao giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, dù có đầy đủ chứng cứ chứng minh thì giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn có thể bị tuyên vô hiệu do không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về mặt hình thức (không lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực).
– 2: Điều 563 của Bộ luật dân sự quy định, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm.
Như vậy khi hết thời hạn này các bên phải làm Hợp đồng ủy quyền mới. Trong trường hợp bạn đề nghị ký Hợp đồng ủy quyền mới mà bên ủy quyền (ở đây là người muốn bán đất cho bạn), từ chối thì sẽ bạn sẽ mất quyền lợi với mảnh đất đó.
– 3: Khoản 1 Điều 569 Bộ luật dân sự quy định, trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng. Nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Do đó, khi bên ủy quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, bạn sẽ không được thực hiện các quyền trước đó mà các bên đã thỏa thuận.
– 4: Nếu một trong các bên không may bị chết thì Hợp đồng ủy quyền đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự. Khi sự kiện này xảy ra thì thửa đất đó sẽ là di sản thừa kế của người ủy quyền và sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng bạn không nên nhận chuyển nhượng quyền sử đất thông qua hình thức hợp đồng ủy quyền mà nên thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dụng đất và sau đó đăng ký biến động (trước bạ, sang tên) theo quy định của pháp luật.
Nguồn phần 2: vnexpress