Bài viết Hướng dẫn chọn mua xe lu nằm trong series các bài viết về máy xây dựng , mua bán các loại xe bán xe lu sakai, Hamm…vv các loại xe lu,Việc tác động vào bề mặt đất nhằm nén chặt, phân phối đều làm bề mặt các lớp đất đá phẳng mịn ở các công trình thi công đường, sân, sân bay, đê điều,.. Thực hiện được những việc đó một cách hiệu quả chúng ta đã Sử dụng một loại thiết bị thi công chuyên dụng đó là xe lu hay còn được gọi là máy lu, xe
Nội dung chính
A. Xe lu là gì- dùng để làm gì
1. Xe lu là gì?
Xe lu phục vụ các công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén. Xe lu thường có khối lượng lớn với một hoặc hai ống trụ, có lực nén lớn . Một số máy có ống trụ rung để tác động rải vật liệu hiệu quả.
Thông thường xe lu được định nghĩa và hiểu đơn giản là máy dùng để đầm chặt nền đất công trình.
2. Công dụng của xe lu
Công dụng của xe lu:nhằm làm cho đất được nén chặt lại, khối lượng riêng và độ bền chặt của đất tăng lên để đủ sức chịu tác dụng của tải trọng , chống lún, nứt nẻ chống thấm …
Một số loại xe lu phổ biến hiện nay
Xe lu căn bản có hai loại: xe lu rung và xe lu tĩnh
1. LU RUNG
Máy đầm bằng lực động, tải trọng thường từ 12-16 tấn, khi rung tải trọng có thể lên tới 25 -30 tấn. Cấu tạo thường gồm 2 bánh lốp, một bánh sắt. Cơ cấu gây rung bằng hệ thống trục , quả lệch tâm bên trong trống lu bằng sắt.
Có 3 loại: lu bánh thép, lu bánh lốp, lu chân cừu
2.1.Lu bánh thép:
– Cấu tạo:
– Bộ phận công tác:
Là một quả lăn thép cứng có thể gia tải được bề mặt trơn nhẵn.
– Nguyên lý hoạt động:
Thông qua quá trình di chuyển bánh xe tiếp xúc với mặt đường và truyền tải trọng xuống nền đất, trong quá trình đầm lực đầm không đổi.
– Ưu điểm:
+ Có thể đầm bề mặt nền nhẵn mịn.
+ Có thể đầm được mặt đường đá sỏi, mặt đường nhựa.
+ Giá thành thấp.
+ Cấu tạo đơn giản.
– Nhược điểm:
+ Sau khi đầm bằng lu bánh thép, lớp đất tiếp theo khó dính kết với lớp đất
+ Năng suất thấp.
+ Độ bám của máy trên nền thấp.
– Phạm vi sử dụng:
Máy chỉ thích hợp khi đầm bề mặt đất có lẫn đá, trong thi công đường oto đầm những lớp đất hoàn thiện kể cả lớp áo đường bê tông nhựa.
2.2. Lu chân cừu:
– Cấu tạo:
– Bộ phận công tác:
Quả lăn có thể gia tải được như lu bánh thép nhưng trên bề mặt bánh có các vấu sắp xếp theo hình bàn cờ hay hình mắt áo (ô chữ nhật hay ô tam giác).
Vấu có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là kiểu vấu hình chóp cụt và hình nón.
– Nguyên lý hoạt động:
Thông qua quá trình di chuyển bánh xe tiếp xúc với mặt đường và truyền tải trọng xuống nền đất, trong quá trình đầm lực đầm không đổi.
– Ưu điểm:
+ Các lớp đất dễ dàng được dính kết với nhau.
+ Chất lượng đầm cao.
+ Chiều cao ảnh hưởng lớn so với lu bánh thép và lu bánh lốp.
– Nhược điểm:
+ Do bề mặt lu có vấu nên di chuyển máy khó khăn. Khi di chuyển sang công trình khác phải dùng xe tải, romooc để di chuyển.
+ Lớp đất trên cùng hút nước mạnh khi trời mưa làm chậm quá trình đầm đất, làm cho phương tiện khác di chuyển khó khăn hơn.
+ Khi cần bề mặt phẳng và nhẵn thì phải sử dụng loại đầm khác.
– Phạm vi sử dụng:
Máy lu chân cừu đặc biệt hiệu quả khi đầm đất dính, nhưng độ ẩm được quy định chặt chẽ.
2.3. Lu bánh lốp:
– Cấu tạo:
– Bộ phận công tác:
Các bánh lốp được xếp thành 1 hay 2 hàng ngang. Chúng được kéo bởi máy kéo hoặc đầu kéo.
– Nguyên lý hoạt động:
Thông qua quá trình di chuyển bánh xe tiếp xúc với mặt đường và truyền tải trọng xuống nền đất, trong quá trình đầm lực đầm không đổi.
– Ưu điểm:
+ Máy có tốc độ làm việc cao, năng suất cao.
+ Thích ứng với mọi loại đất, kể cả mặt đường bê tông astphan
+ Có thể tăng giảm được tải trọng tác dụng vào nền đất nhờ tăng giảm được khối
lượng máy và áp suất trong lốp.
– Nhược điểm:
+ Không dùng được trong nền sỏi đá.
– Phạm vi sử dụng:
Có thể đầm nén trên mọi loại đất, kể cả mặt đường bê tông astphan.