Bình đẳng giới không phải là giới tính này phải vượt trội hơn giới tính kia, mà là cả hai giới đều được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ cân bằng!
Dù vậy, không chỉ có phụ nữ, mà ngay cả đàn ông cũng phải đau đầu với những định kiến khó nói! Trong đó, nam tính độc hại (toxic masculinity) chắc chắn là thứ khủng khiếp nhất! Hãy cùng cafeduhoc tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Nam tính độc hại là gì?
Trong xã hội, đã bao giờ các bạn nam nghe nói đến những tiêu chuẩn “giời ơi đất hỡi” như: phải biết uống bia rượu, hút thuốc lá, không được mặc màu sáng,… hay chưa?
Đó chính là nam tính độc hại (toxic masculinity). Đây là cách mà xã hội định nghĩa và miêu tả tính nam bằng những khái niệm tiêu cực, hung hăng và bạo lực.
Tính nam độc hại đưa ra những tiêu chuẩn ép đàn ông vào những khuôn mẫu xấu xí và ác độc, gây ảnh hưởng tới nhiều nhóm người, đặc biệt là những cộng đồng nhạy cảm như phụ nữ, trẻ em và LGBT+
Từ đâu mà có nam tính độc hại?
Theo các quy tắc xã hội, đàn ông phải mạnh mẽ và ít biểu lộ cảm xúc! Vậy nhưng, cùng với sự phát triển của phong trào đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ, nhiều nhóm đàn ông dần thể hiện sự không hài lòng với tính một chiều của nữ quyền!
Do đó vào năm 1960, một phong trào đấu tranh giành quyền lợi cho đàn ông đã bắt đầu xuất hiện tại Mỹ!
Mới đầu, đại diện của phong trào này tuyên bố rằng họ đang đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ và cho rằng con trai và đàn ông thường bị sỉ nhục vì những định kiến liên quan đến giới tính và áp lực xã hội.
Một người đàn ông tỏ ra khó chịu trong chuyến tàu chật cứng người vào buổi sáng trước khi bắt đầu ngày làm việc mới.
Thế nhưng, tuyên bố một đằng còn thực hiện thì một nẻo! Nhanh chóng, phong trào đấu tranh vì “nam tính” kia dần biến tướng trở nên tiêu cực.
Đây cũng chính là điều khiến cho các nhà đấu tranh cho tính nam “hiện đại” đau đầu vì luôn bị quy chung với những phong trào đấu tranh lạc hậu trong quá khứ!
“Đàn ông không hề muốn xúc phạm phụ nữ! Họ hoàn toàn không muốn đối đầu với nữ quyền mà chỉ đơn giản là muốn xã hội tôn trọng mình!”
Những người này quan niệm rằng cả nam và nữ đều cộng bằng và xứng đáng được hưởng những quyền lợi bằng nhau, không ai hơn ai!
Hình ảnh nam giới luôn bị thổi phồng!
Giống như phụ nữ, đàn ông cũng phải chịu rất nhiều những khuôn mẫu ngoại hình trong cuộc sống cá nhân và công việc! Những anh chàng hấp dẫn và can đảm luôn có nhiều lợi thế hơn cả. Vô hình chung, chính những điều trên đã gây ra “ngộ nhận” về ngoại hình của các chàng trai trong mắt của mọi người!
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những “tiêu chí” khác bị các phương tiện truyền thông giải trí thổi phồng lên như: cao trên 1.8 m, phải có vai rộng, râu tóc rậm rạp, đôi mắt lạnh lùng, mũi cao thẳng,…
Vì lý do này, cho nên có nhiều người bắt đầu trở nên bị ám ảnh với hình tượng người đàn ông “lý tưởng”!
Đây là hậu quả của sự thổi phồng quá trớn về hình tượng nam tính, khiến cho nhiều người đàn ông hiện đại cảm thấy xấu hổ về cơ thể của mình và luôn tìm cách thay đổi.
Điều này dẫn đến việc nhiều người lạm dụng steroid, phẫu thuật thẩm mỹ và bị trầm cảm do không thể đạt được ngoại hình chuẩn mực – dù cho đây chỉ là sản phẩm của Marketing mà thôi!
Thế nhưng, điều này vẫn không thể ngăn các nhà sản xuất sử dụng những hình ảnh “bị thổi phồng” như vậy! Bởi lẽ, những sản phẩm được quảng cáo bởi một anh chàng lạnh lùng/nam tính luôn mang lại doanh thu lớn và… một đống tiền!
Đàn ông cũng có nguy cơ bị bạo lực gia đình
Trong xã hội, nạn nhân của bạo lực gia đình thường là phụ nữ. Vậy nhưng những điều này cũng có thể xảy ra ở đàn ông.
Chỉ là, khi những người đàn ông thổ lộ điều này với cộng đồng, họ thường xuyên bị dè bỉu bởi những lời chê bai như: yếu đuối, hèn nhát, đồ đàn bà,… Điều này làm cho tâm lý của họ bị tổn thương và nhanh chóng biến thành tính nam độc hại!
30% nạn nhân của bạo lực gia đình chính là những người đàn ông! Tuy nhiên không giống như phụ nữ, hầu như không có bất kỳ trung tâm hỗ trợ nào dành cho nam giới là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Họ hoàn toàn bị xã hội lãng quên và bỏ mặc! Vậy nên, nhiều người đàn ông đã quyết định đi theo xu hướng… nam tính độc hại để bảo vệ bản thân! Điều này cho thấy, hiện nay giữa nam và nữ vẫn chưa có nhiều cơ chế để đảm bảo cân bằng về quyền lợi – dẫn đến sự thiên vị và mất cân bằng về giới tính!
Đàn ông hoàn toàn không có tiếng nói trong việc nuôi dạy con cái
Hình ảnh một người cha nuôi dạy con cái luôn gặp phải những ánh nhìn… đầy ái ngại của nhiều người! Đây là tư tưởng đã khắc sâu trong tiềm thức của nhiều nền văn hóa trên thế giới: người mẹ nuôi dạy con cái còn người cha phải đi làm!
Cho dù người đàn ông có chăm sóc đứa trẻ tốt như thế nào, anh ta vẫn luôn bị đánh giá là thua kém phụ nữ và phải đấu tranh cho quyền được nuôi con của mình.
”Một lần, tôi tự mặc quần áo cho còn mình và dẫn nó đến công viên để đi chơi. Một người phụ nữ đã đến chỗ hai chúng tôi và khen rằng con gái tôi mặc rất đẹp!
Lúc đó, bà ta đã tưởng rằng vợ tôi là người chọn đồ cho con bé. Vậy nhưng khi tôi nói rằng tôi mới là người giúp con bé chọn quần áo, người đàn bà ấy đã ngay lập tức nhăn mặt lại và hỏi với đầy giọng lo lắng: Con bé mặc vậy có lạnh không thế?”
Hơn nữa, giống như một quy luật bất thành văn, hình ảnh người cha được miêu tả trong văn hóa đại chúng thường rất vô tâm, vụng về và hoàn toàn không biết cách nuôi dạy con cái! Điều này mới thật phiến diện làm sao.
Và những định kiến về giới nghiêm ngặt như…
Điều khiến cho các chàng trai đau đầu nhất chính là những định kiến mà mộ người đàn ông thực sự nên và không nên làm. Chẳng hạn như việc biểu lộ cảm xúc hay khóc thường bị coi là thảm hại và giống tính… đàn bà!
Theo đó, tiêu chuẩn của một người đàn ông “đích thực” là luôn phải tự tin, khắc kỷ và lạnh lùng – những yếu tố luôn được khắc họa trên phim ảnh và văn hóa!
Mặc dù hoạt động đấu tranh vì nữ quyền đã có tuổi đời trên dưới 100 năm, nữ giới vẫn bị coi là những “sinh vật” yếu đuối! Điều này có nghĩa là đàn ông phải có nghĩa vụ nhường nhịn phụ nữ bất kể mọi lý do, ngay cả khi nó sẽ ảnh hưởng đến bản thân của anh ta.
Ngoài ra trong hôn nhân, người đàn ông nào có thu nhập kém hơn vợ của mình cũng bị coi là đồ thất bại và không đáng làm trụ cột trong gia đình!
Bên cạnh đó, ngay cả trong khía cạnh nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ cũng cảm thấy “xấu hổ” và nghiêm cấm con trai tham gia vào những hoạt động nữ tính như chơi với búp bê, thêu thùa may vá hoặc nấu ăn,…
Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh còn khuyến khích con mình nên sử dụng bạo lực và nắm đấm để “ăn thua đủ” với nhau, nhất quyết không được để thua kém hoặc thiệt thòi hơn so với người khác!
Trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn, và những tính nam độc hại vẫn cứ đang len lỏi dần dần trong tiềm thức của đứa trẻ với những hành động như vậy!
Nhưng không phải cái gì cũng có mặt xấu của nó…
Đó là khi cuộc đấu tranh chống lại nam tính độc hại đang dần có nhiều tiến triển!
Gần đây, tại Nhật Bản đã bắt đầu xuất hiện một phong trào đặc biệt có tên là Soshoku Danshi – nơi tập hợp những anh chàng “từ chối” hôn nhân và không có kế hoạch lập gia đình!
Những người này không hề thuộc cộng đồng LGBT+ mà chỉ là đơn giản là đã quá mệt mỏi với truyền thống “làm trụ cột gia đình” trong hôn nhân của Nhật Bản mà thôi!
Ở Châu Á cũng bắt đầu nở rộ xu hướng là nam tính ôn hòa (soft masculinity) cho phép đàn ông được sử dụng những sản phẩm/mỹ phẩm chăm sóc cơ thể và khuôn mặt! Đây được gọi là những chàng trai hoa (flower boy) với kiểu tóc hợp thời cùng phong cách thời trang mềm mại, ưa nhìn.
Tất nhiên, điều này không hề khuyến khích đàn ông nên từ bỏ những bộ râu, trang phục hầm hố hay một cơ thể săn chắc và vạm vỡ. Chỉ là, ranh giới giữa đàn ông và nam tính độc hại chỉ cách nhau một khoảng rất nhỏ! Có vượt qua hay không lại phải tùy thuộc vào giáo dục cùng nhân cách của từng người.