Trong bối cảnh thời đại công nghệ số như hiện tại, công nghệ thông tin ngày càng khẳng định rõ ràng vai trò và sức ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về công nghệ thông tin nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng mời bạn tham khảo qua bài viết bên dưới.
Nội dung chính
1. Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (Information Technology hay IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
2. Vai trò ngành công nghệ thông tin trong cuộc sống hiện nay
Công nghệ thông tin trong kinh tế
Trong nền kinh tế, công nghệ thông tin chính là một cầu nối để thúc đẩy sự phát triển. Nhờ có sự phát triển của công nghệ con người dễ dàng tiếp cận được với những phát minh, sáng tạo mới nhất của nhân loại.
Nhờ có công nghệ thông tin, việc truyền tải thông tin và quản lý của các doanh nghiệp cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Công nghệ thông tin còn giúp doanh nghiệp có được kênh tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, là tiền đề để bán được nhiều hàng, tăng lợi nhuận cho công ty.
Các quốc gia kết nối được nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu, nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế thế giới. Từ đó đưa ra các định hướng phát triển kinh tế phù hợp với mình.
Công nghệ thông tin trong y học
Sự thành công của công nghệ thông tin trong y học, chính là một bước phát triển nhân văn vượt bậc của nhân loại. Các loại máy móc thiết bị xét nghiệm đều được tự động hóa hoàn toàn, giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi làm xét nghiệm.
Công nghệ thông tin giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học, giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu tử vong do sai lầm y khoa.
Ngoài ra, nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các cán bộ ở vùng sâu vùng xa có thể dễ dàng cập nhật kỹ thuật y tế, kiến thức ngành mới nhất thông qua hệ thống Internet.
Công nghệ thông tin trong giáo dục
Công nghệ thông tin giúp cho việc tìm hiểu kiến thức trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tạo không gian và thời gian học linh động. Một ví dụ điển hình cho vai trò của công nghệ thông tin trong học tập có thể kể đến việc hỗ trợ đắc lực từ các phần mềm, ứng dụng họp mặt trực tuyến như Zoom, Google Meet,… trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện tại.
Công nghệ thông tin trong an ninh
Công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang tạo ra nhiều hình thái về chiến tranh, cách thức tác chiến mới từ đó làm thay đổi về học thuyết của quân sự một cách sâu sắc ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, cùng với sự phát triển ở tất cả các mặt đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội thì một hệ thống an ninh bền chặt, tiên tiến và hiện đại là vô cùng cần thiết.
Công nghệ thông tin trong đời sống
Công nghệ thông tin giúp con người dễ dàng kết nối với nhau thông qua Internet, việc mua sắm, giao dịch, thanh toán, di chuyển cũng nhờ công nghệ thông tin mà trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Giờ đây chỉ cần có một chiếc smartphone có kết nối mạng là đã có thể “đi chợ” ngay tại nhà của mình rồi đúng không nào!
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn sản sinh ra nhiều công việc mới như lập trình viên, thiết kế website hay chuyên viên phát triển phần mềm,… đây là một số những công việc chỉ ra đời khi công nghệ thông tin được sinh ra.
3. Ngành công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin là ngành học nghiên cứu phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói cách khác, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
5 chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến
Hiện tại, ngành công nghệ thông tin thường được chia thành 5 chuyên ngành phổ biến sau:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Hệ thống thông tin
- Mạng máy tính truyền thông
- Kỹ thuật phần mềm.
Các trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất?
– Đại học Bách khoa Hà Nội.
– Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM.
– Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
– Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM.
– Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM.
4. Top 10 nghề có mức lương cao nhất thuộc ngành công nghệ thông tin
Lập trình ứng dụng điện thoại
Lập trình ứng dụng điện thoại được các chuyên gia về công nghệ đánh giá là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Nhu cầu và thói quen về mua bán, trao đổi thông tin, làm việc, giải trí ngày càng đổi mới theo hướng công nghệ hóa. Các ứng dụng, tính năng trên điện thoại cũng vì vậy mà luôn cần được nâng cấp và cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Mức lương trung bình: 95.000 USD/ năm.
Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị cơ sở dữ liệu hay còn gọi là nghiệp vụ nghiệp vụ Database administrator là những người làm nhiệm vụ lưu trữ, tổ chức, phân tích và đảm bảo an toàn của dữ liệu thông tin.
Các doanh nghiệp ngày này hầu hết đều thực hiện số hóa dữ liệu của mình và lưu trữ trên máy tính. Nhiều doanh nghiệp còn kết nối với Internet và điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu do đó mà nhu cầu bảo vệ khỏi tác động của tin tặc và các mối đe dọa bảo mật ngày càng cần thiết hơn.
Mức lương trung bình: 82.000 USD/ năm.
Kỹ sư phần mềm
Phần mềm là nhân tố không thể thiếu trong thế giới công nghệ thông tin. Do đó nhu cầu về các kỹ sư phần mềm đi liền với sự phát triển của mạng Internet và các tiến bộ của khoa học công nghệ. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư phần mềm cũng vì vậy mà càng ngày càng lớn.
Mức lương trung bình: 90.000 USD/ năm.
Thiết kế game video
Nhu cầu giải trí đang trưởng mạnh giúp ngành công nghiệp game mang đến giá trị hàng trăm tỷ đô và không có dấu hiệu chậm lại. Sự phổ biến của smartphone cùng với khả năng xử lý và đồ họa đã mở ra một vũ trụ việc làm với mức lương hấp dẫn cho những người làm trong lĩnh vực thiết kế game video.
Mức lương trung bình: 80.000 USD/ năm.
Quản trị mạng
Việc ứng dụng Internet vào quản lý doanh nghiệp, kinh doanh hay chăm sóc khách hàng mang đến cho các công ty lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.
Các doanh nghiệp chú trọng kinh doanh trực tuyến đã thúc đẩy tuyển dụng các nhà quản trị mạng và quản lý hệ thống mạng. Bởi các nhà quản trị mạng mang đến cho các doanh nghiệp công nghệ mới để giao tiếp, trao đổi với khách hàng, nhân viên một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Mức lương trung bình: 69.000 USD/năm.
Thông tin y tế kỹ thuật
Áp dụng công nghệ thông tin vào sức khỏe đã trở nên phổ biến và tạo nên nhiều việc làm. Tuy có mức lương trung bình thấp nhất trong danh sách này nhưng thời gian đào tạo ngành này ngắn (khoảng 2 năm).
Mức lương trung bình: 46.000 USD/năm.
Chuyên gia bảo mật
Khi sự tăng trưởng của một công ty, doanh nghiệp tăng đồng nghĩa với việc họ phải tìm đến những chuyên gia bảo mật để bảo mật hệ thống, chống lại những mối đe dọa của các cuộc tấn công mạng.
Mức lương trung bình: 87.000 USD/ năm.
Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
Với một công ty lớn thì việc trang bị hệ thống máy tính thống nhất là điều hiển nhiên và tất yếu. Những chuyên gia phân tích hệ thống máy tính sẽ giúp các doanh nghiệp này thiết kế và xây dựng hệ thống máy để hệ thống ổn định và vận hành mượt mà.
Mức lương trung bình: 79.000 USD/ năm.
Phát triển và thiết kế website
Cùng với sự phát triển của Internet, website ra đời ngày càng nhiều, hầu hết tất cả các công ty, doanh nghiệp đều có một website bán hàng hoặc cung cấp thông tin, tin tức riêng. Bên cạnh đó nhu cầu duy trì phát triển cũng như vận hành website ổn định cũng ngày càng tăng cao.
Mức lương trung bình: 91.000 USD/năm.
Quản lý công nghệ
Các chuyên gia quản lý công nghệ có trách nhiệm đảm nhận tất cả các vấn đề thông tin mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, tuyển dụng các kỹ thuật viên, lập trình viên,… Ngành quản lý công nghệ là ngành đòi hỏi nhân viên phải là những người có kinh nghiệm và kỹ thuật cao, đây cũng là lý do khiến mức lương khởi điểm của ngành này rất cao.
Mức lương trung bình: 110.000 USD/năm.
==> Xem thêm tại cafeduhoc.net