Nội dung chính
Người ở “tầng cao” đã trải nghiệm đủ cuộc đời:
NGƯỜI CÀNG Ở TẦM CAO, HÀNH ĐỘNG CÀNG “CHẤT” – Ý nghĩa của Minh Định. họ có lòng khoan dung nhân ái, và càng biết thấu hiểu và đồng cảm Những người càng cao cấp họ càng hiểu được thế nào là “thấu cảm”, càng có thể “thấu cảm” và tôn trọng người khác.
Dưới tòa nhà một công ty nọ, có một nhân viên công ty đang không ngừng khiển trách cậu nhân viên giao hàng đến muộn: “Không phải ứng dụng thông báo 12 giờ là giao đến sao, thế mà anh chậm những 10 phút. Anh nói xem bây giờ tôi ăn kiểu gì, mì đã nhũn hết ra rồi đây này”.
Cậu thanh niên giao hàng không ngừng cúi đầu xin lỗi, vài sự cố trên đường đã khiến cậu không kịp giao thức ăn đến đúng giờ. Thế nhưng người nhân viên công ty kia vẫn không chấp nhận và yêu cầu cậu bé đền bù. Cậu thanh niên giao hàng liền muốn đền bù bằng việc đi mua lại phần thức ăn khác để không bị đánh giá thấp trên ứng dụng. Tuy nhiên, người nhân viên kia lại từ chối vì muốn ăn ngay. Việc này cứ thế không tìm ra được hướng giải quyết.
Đúng lúc ấy, lãnh đạo của một doanh nghiệp tài chính trong tòa nhà này đi ngang qua. Khi nhìn thấy cảnh tượng như vậy, ông liền bước qua và nhận ra đó là nhân viên phòng Marketing của công ty. Nghe xong đầu đuôi câu chuyện, ông liền cười cười và nói: “Tôi cho anh nghỉ nửa ngày còn lại để đi ăn trưa, ăn xong muốn về lúc nào cũng được”.
Sau đó, ông liền kéo cậu thanh niên giao hàng sang một bên và cúi đầu xin lỗi: “Xin lỗi cậu vì nhân viên của tôi đã trì hoãn công việc của cậu. Đây là phần ăn trưa mong cậu nhận lấy. Hi vọng cậu thông cảm và đừng để bụng chuyện này”.
Cảnh tượng người thanh niên giao hàng không ngừng xin lỗi khiến ông chủ nhớ lại khi mới bắt đầu khởi nghiệp không dễ dàng, khó khăn này chồng chất khó khăn khác. Chính vì thế mà ông cũng thông cảm với những gì mà cậu giao hàng gặp phải. Ông hi vọng những người đang làm cho ông có thể hiểu được, hãy thông cảm cho người khác trong bất kì hoàn cảnh nào. Cuộc sống là không dễ dàng, đừng bởi vì họ phục vụ chúng ta mà chúng ta có thể coi người những người như thế.
Có thể thấy, những người ở “tầng” cao hơn thường đã trải nghiệm qua bao sóng gió cuộc đời, họ có lòng khoan dung và nhân ái, cũng biết cảm thông với người khác. Do đó mà họ có được thành tựu như ngày hôm nay.
Tôn trọng người cũng chính là tôn trọng mình
Không tôn trọng người khác, người khác cũng sẽ không bao giờ tôn trọng bạn. Những người có vị thế cao thường nhận được nhiều sự tôn trọng từ những người xung quanh. Giữa người với người là bình đẳng, không tồn tại sự phân biệt nào.
Đẳng cấp xã hội không liên quan đến học vấn, sự giàu có hay tầng lớp xã hội mà liên quan đến nhận thức, tu dưỡng và nhân cách của một con người. Những người có đẳng cấp cao thường có trí tuệ cảm xúc cao, biết cách đối xử bình đẳng và tôn trọng các cá nhân khác. Ở một mức độ nào đó, một người biết tôn trọng người khác chắc chắn cũng là một cá nhân “xuất sắc”.
Người tầm thường luôn có xu hướng kiêu ngạo, tự cho mình là cao thượng, có quyền coi thường những người thua kém mình, luôn tỏ vẻ bề trên và không bao giờ kiềm chế được tính khoe khoang.
Tôn trọng người khác là quy tắc căn bản nhất của cuộc sống. Những người biết tôn trọng người khác đều có tính cách tốt đẹp và một lối sống lành mạnh. Đây không chỉ là yếu tố phản ánh sự tu dưỡng đạo đức của một con người mà con là một yếu tố để “định giá” một người.
Tôn trọng người khác chính là đẳng cấp cao nhất của con người
Giám đốc điều hành của công ty nọ là một người phụ nữ cực kì xinh đẹp, rất có tiếng nói ở nơi làm việc. Mỗi lúc rảnh rỗi cô lại tiến đến trò chuyện thân thiết với những cô gái khác trong công ty, ngay cả nhân viên dọn vệ sinh cũng thường kể cho cô ấy nghe về cuộc sống thường ngày.
Không phải cô không có những mối quan tâm khác, nhưng cô luôn muốn lắng nghe và chia sẻ với mọi người xung quanh. Có một lần trong khi đang họp, trợ lý khi rót cà phê không may làm đổ lên người cô, cô cũng chỉ mỉm cười và liên tục nói không sao, đây là một bộ quần áo bình thường, không phải lo lắng. Câu chuyện này được truyền đi khắp nội bộ công ty, sự tôn trọng của vị nữ giám đốc được tất cả mọi người ghi nhận.
Không khí làm việc của công ty lúc nào cũng đầy ắp sự ấm áp và vui vẻ.
Vì vậy, tôn trọng là biểu hiện văn hóa của con người. Mọi biểu hiện và hành vi của các cá nhân đều sẽ nhận được sự đánh giá của người khác. Tôn trọng thực sự rất đơn giản, đó là một cái nhìn bình đẳng, không nhìn từ trên xuống cũng chẳng từ dưới lên, không coi thường cũng không khiêm tốn.
Đối với tất cả mọi người, mối quan hệ giữa các cá nhân là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Những người biết cách tôn trọng người khác thường nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người xung quanh.
Theo Baidu
Ảnh: Sưu tầm Internet
Cuộc đời con người ta đáng sợ nhất là KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG MINH ĐỊNH.
– Một ông vua không có khả năng MINH ĐỊNH sẽ chém nhầm trung thần & để gian thần làm loạn, triều đình thối nát & suy tàn.
– Một người chủ doanh nghiệp không có khả năng MINH ĐỊNH sẽ đưa ra rất nhiều quyết định ngu xuẩn. Những nhân tài cần trọng dụng, cần ghi nhận thì lại bỏ bê, nhưng người là gánh nặng của tổ chức thì giữ lại & mất kiểm soát dẫn đến lãng phí nguồn lực.
– Một người cha/người mẹ mà không có khả năng MINH ĐỊNH thì làm hỏng những đứa con, đưa những điều tiêu cực dẫn đến chúng lầm đường lạc lối trở thành gánh nặng cho xã hội.
– Một người Thầy/Cô mà không có khả năng MINH ĐỊNH, làm việc chỉ vì nghĩ đến lợi ích của bản thân mà bất chấp thì làm hỏng cả một thế hệ, mà họ lại là lớp sẽ thay đổi thế giới trong tương lai.
– Một người không có khả năng MINH ĐỊNH luôn thích những lời ngon ngọt, ghét những người thẳng thẳn nghĩ cho mình. Người cần trách thì không trách, người cần biết ơn thì lại không biết ơn.
Sự ngu xuẩn & thiếu hiểu biết của chúng ta sẽ khiến chúng ta lầm đường lạc lối, sống một cuộc đời mà không biết phân biệt phải trái, đúng sai, xấu tốt,…thì thật sự đáng tiếc & đáng thương.