Tâm lý khi đầu tư chứng khoán. Hiểu được tâm lý chung của thị trường chứng khoán là một trong những nhân tố để có thể giúp những nhà đầu tư có thể đưa ra được những việc định về việc mua hoặc bán chứng khoán một cách hợp lí và đạt được lợi nhuận tối đa nhất có thể. Đây cũng là nhân tố thể hiện được sự sáng suốt và đạt được thành công dài hạn hơn.
- Hi vọng
Đây là trạng thái cảm xúc khi các nhà đầu tư nhận ra được một thị trường có xu hướng tăng theo một chu kì nào đó, nhất là đối với những cổ phiếu mà họ đã theo dõi trong một khoản thời gian dài. Lúc này, họ có dự cảm nó sẽ tăng giá trong tương lai nên bắt đầu mua vào các chứng khoán có tiềm năng này.
- Nghi ngờ
Đây là thời điểm giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng chưa thể xác định được đây liệu có phải là tăng giá thực sự hay chỉ đơn thuận là phục hồi nhịp độ trong mức ngắn hạn. Cho nên dẫn đến nhiều sự nghi ngờ của những nhà đầu tư, dẫn đến sự chần chừ trong việc mua cổ phiếu và vẫn tiếp tục giữ xu hướng quan sát thị trường.
- Niềm tin
Những người này đã đạt được lợi nhuận dựa vào những cổ phiếu trước đó và vẫn tiếp tục hi vọng về sự phát triển của cổ phiếu đó trong tương lai. Cho nên, đây là lí do các nhà đầu tư có thể sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua thêm cổ phiếu ở danh mục của bản thân.
- Cảm xúc
Đây là khi có nhiều tin tức hỗ trợ được tung ra thị trường, từ đó tạo nên cảm xúc tích cực cho những nhà đầu tư chứng khoán. Giai đoạn này chủ yếu thu hút được dòng tiền và giúp gia tăng về mặt số lượng những nhà đầu tư mới.
- Thỏa mãn
Lúc này là lúc thị trường có chiều hướng không tăng cũng không giảm quá nhiều mà giá thị trường ở mức tương đối bình ổn nhưng vẫn mang lại được lợi nhuận nhanh chóng cho những nhà đầu tư. Trong giai đoạn này, họ đang ở trong tình trạng “đu đỉnh”.
- Hưng phấn
Nhà đầu tư đạt được trạng thái hưng phấn khi nhận ra mức lợi nhuận thu về đã vượt qua những kì vọng bản thân đặt ra, điều này giúp tăng sự tự tin cho sự đầu tư của bản thân. Tuy nhiên những nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẽ nhận ra đây chính là giai đoạn đỉnh sóng và nên tiến hành thực hiện việc chốt lãi.
- Từ chối
Mặc dù tài khoản đang bắt đầu âm và gia tăng mức lỗ nhưng họ vẫn chưa muốn cắt lỗ vì họ vẫn đang tin tưởng thị trường chuẩn bị bước vào giai đoạn phân phồi và có thẻe phục hồi sau một vài nhịp điều chỉnh.
- Tuyệt vọng
Đến khi mức độ đã âm đến hơn 50%, nhà đầu tư lúc này chỉ còn một suy nghĩ được hòa vốn hay còn gọi là về bờ bởi vì lúc này việc cắt lỗ đã là một hành động vô nghĩa. Điều này phản ánh mức độ tuyệt vọng của những nhà đầu tư.
- Bán tháo
Nhiều người đầu tư sẽ lâm vào tình trạng bán tháo bất chấp giá cả vì sự hoảng loạn. Từ đó làm thị trường ngày càng bị xuống giá hơn nữa.
- Thất vọng
Sau chuỗi ngày dài rơi giá, các nhà đầu tư đã bị mất cả hi vọng có khả năng được về bở làm tâm trạng của người chơi trở nên vô cùng tồi tệ và mang chiều hướng tiêu cực dẫn đến những thái độ và cả lời lẽ tương đối xấu về các bộ phận của doanh nghiệp.
- Bỏ rơi thị trường
Đây là thời điểm nhà đầu tư đã đánh mất tất cả niềm tin cho thị trường, lúc này họ chỉ còn có tâm lí ân hận, xen lẫn hối tiếc cũng như hứa trong lòng sẽ từ bỏ việc chơi chứng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản của thị trường vì nó bị kiệt quệ và không còn ai có hứng thú mua nữa.
Trên đây là một số cảm xúc mà những nhà đầu tư chứng khoán có thể trải qua. Liệu bạn đã có từng trải qua những cung bậc cảm xúc mà chúng tôi đề cập hay chưa? Và hi vọng bài viết cũng đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích.
Link tham khảo bài viết liên quan:
Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? EPS cao hay thấp thì tốt?
Chiến lược đầu tư chứng khoán để thành công
Chỉ số PE là gì? Vì sao P/E âm? Xem chỉ số P/E ở đâu,