Tìm hiểu về vẽ truyền thần trong hội họa

Trong muôn loài vạn vật trên trái đất này, dường như đã có sự sắp đặt sẵn của Chúa để chỉ ban cho mỗi con người chúng ta khả năng tạo ra nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật. Sự kiến tạo vĩ đại của Chúa truyền tải qua bàn tay của con người đã tạo ra những giá trị nghệ thuật vĩnh cửu ko bao giờ có thể thay thế.


Điển hình như người ta đã sáng chế ra đủ loại âm thanh điện tử, nhưng tuyệt nhiên ko có một loại âm thanh điện tử nào thay thế dc đôi tay mềm mại của người nghệ sĩ đàn Piano lướt nhẹ trên phím với những giai điệu mềm mại, lượn sóng, lên xuống thánh thót lúc hân hoan vui vẻ, lúc lại trầm lắng u buồn.

Công nghệ và sự phát triển của khoa học có thể đem lại sự chính xác tuyệt đối của âm thanh cho bản nhạc hay màu sắc cho bức hình; nhưng vĩnh viễn ko bao giờ đem lại chất nghệ thuật đích thực từ chính đôi mắt và bàn tay của người nghệ sĩ. Và dĩ nhiên hội họa chả phải là ngoại lệ.

Từ lâu nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì nghệ thuật hội họa càng bị thất sủng và đi vào dĩ vãng nằm khép lại trong 1 góc giữa bộn bề cuộc sống xô bồ của dòng người hối hả chỉ muốn cái gì thật là nhanh và ăn xổi. Những bức ảnh số chụp với những pixel màu vô hồn và khô cứng trc đây cũng đã giết chết cái máy ảnh cơ cổ lỗ với nước ảnh đầy chất sương khói và hư ảo và nhiều phần ma mị.

Thì dĩ nhiên những bức tranh chân dung đẹp và có hồn lại càng biến mất khỏi xã hội hiện đại. Giới trẻ ngày nay hoàn toàn ko phân biệt nhận thức rõ giữa vẽ tranh đẹp như ảnh (vẽ truyền thần) và nghệ thuật vẽ tranh chân dung; khi họ tung hô những người thợ vẽ có khả năng sao chép y xì 1 bức ảnh và coi đó là thiên tài hội họa. Xin phép tôi dc dùng tự thợ vẽ để dành cho những người có khả năng vẻ tranh giống như ảnh chụp đó với ng họa sĩ đích thực.

Vậy giá trị của bức tranh chân dung là gì ? Tại sao chúng ta ko nhanh chóng chụp xoẹt phát bức ảnh cho xong chứ mất công cả tuần trời ngồi nắn nót tỉa tót 1 bức hình chân dung để làm chi ? Câu trả lời bạn có thể thấy ngay khi nhìn vào hình minh họa bức tranh “Người đàn bà xa lạ (Неизвестная)” của họa sĩ người Nga I.Kramskoi. Đây là bức tranh chân dung điển hình đạt đến đỉnh cao, cái hồn của người nghệ sĩ trong tác phẩm của mình; mà ko có bất cứ một thứ máy móc hay chương trình Photoshop nào có thể đạt được.

Bức tranh mô tả người phụ nữ đang ngồi trên xe ngựa. Ở đây so với ảnh chụp bình thường sẽ chụp lại tất cả mọi thứ; thì bằng thủ pháp gần tỏ xa mờ của mình nhằm mục đích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ lên, thì Kramskoi đã làm mờ toàn bộ nhà cửa phía sau tạo cảm giác như người phụ nữ đang ngồi trước một buổi sáng mờ sương hay cũng có thể 1 buổi chiều tà đầy tĩnh mịch. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì chính hiệu ứng làm mờ vùng nền đó đã tạo ra 1 không gian đầy bí ẩn, có đôi nét trầm lắng cho bức tranh.

Đó là về mặt tổng quát, còn đi kĩ vào hình ảnh người phụ nữ hơn. Thì Kramskoi lại tiếp tục thủ pháp nhấn mạnh của mình khi bộ quần áo màu đen được miêu tả khá đơn sơ và giản di; còn lại toàn bộ trọng tâm của bức tranh được dồn vào hết khuôn mặt bầu bĩnh với cái má hồng hây hây, cái môi cong lên đầy hờn dỗi; và đặc biệt là đôi mắt đen láy hút hồn có ánh nhìn chéo xuống như lộ ra vẻ kiêu hãnh của một người phụ nữ sang trọng cả địa vị lẫn tính cách con người.

Màu sắc của bức tranh chính là đỉnh cao sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, bởi ông đã chọn một gam màu tĩnh bởi những sắc nâu, sắc đen, sắc trắng nhạt v…v. Thậm chí cả khuôn mặt cũng ko phải là một màu trắng bệch chói chang như những bức ảnh chân dung chỉnh sửa trong Photoshop mà ta thường thấy. Mà nó là một mầu sắc hơi ngả vàng lại phân định rõ vùng sáng tối trên khuôn mặt do bóng của mũ đội đầu hắt xuống.

Chính sự cầu kì chi tiết này đã làm cho ta như cảm giác sờ được vào và cảm nhận khuôn mặt có nét sống động thực sự, ví dụ như cái lỗ mũi sâu hun hút như có cảm giác thọc tay vào được, cái khóe môi xẻ rãnh bên cạnh chút bóng của cái môi dưới, tất cả tạo ra 1 cặp môi đẹp đầy đặn như có thể hôn ngay vào được. Cả khuôn mặt như có cảm giác được nổi bật hẳn lên rõ ràng từng chi tiết rất nhỏ một; chứ ko bị bèn bẹt và dính vào bức hình tạo cho ta cảm giác phẳng như ảnh chụp chân dung.

Tất cả những chi tiết tuy nhỏ nhưng cực kì quan trọng mà tôi nhắc tới ở trên sẽ ko có bất cứ loại máy ảnh số hay người thợ nhiếp ảnh, thợ Photoshop nào có thể thay thế được. Mà chỉ có bàn tay tài hoa và con mắt nghệ thuật của người họa sĩ nhìn và truyền tải lên bức vẽ mà thôi.

Nghệ thuật ấy chính là diễn tả được những cái đẹp hơn cả thật, những cái mà ảnh chụp ko thể tạo ra được. Vậy mới cần người họa sĩ vẽ chân dung; chứ nếu vẽ tranh kiểu sao chép mà lại giống y như ảnh chụp và lại giống y như thật, thì thà chụp ảnh còn hơn, chứ nhọc công tốn sức vẽ ra làm cái gì ?

Do đó, đây là lí do mà tôi gọi những người vẽ tranh giống y xì như ảnh mà báo chí hiện nay đang ca ngợi ko phải là họa sĩ, họ chỉ là thợ vẽ như 1 cái máy ko hơn ko kém mà thôi.
Nguồn: Hoàng Anh chuối

Tags: