Triển khai dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam. Mobile Money là gì mà đang được xúc tiến nhằm triển khai rộng khắp tại thị trường Việt Nam. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ Mobile Money nhé.
Nội dung chính
Mobile Money là gì?
Cách sử dụng Mobile Money
Cách nạp rút tiền ở tài khoản Mobile Money?
Tiềm năng của Mobile Money
Theo Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA), đến cuối năm 2019, Mobile Money đã hiện diện tại 95 quốc gia trên toàn cầu, trong đó có 1,04 tỷ tài khoản đã được đăng ký và số lượng tài khoản duy trì hoạt động là 372 triệu. Số lượng giao dịch bình quân trong cả năm 2019 qua kênh Mobile Money đạt 37,1 tỷ giao dịch, với tổng giá trị giao dịch lên đến 690,1 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Theo các tổ chức nghiên cứu thị trường tiền tệ, dự kiến quy mô thị trường Mobile Money có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2024, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 28,7%.
Báo cáo Fintech và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện mới đây cho thấy, có hơn 3/5 khách hàng (63%) sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.
Báo cáo cũng cho thấy, khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính mới vào năm 2025, được thành lập nhờ chính sách mở cửa đối với một số thị trường và cấp phép cho ngân hàng mới. Tại Việt Nam, giao dịch qua di động cũng được kỳ vọng sẽ tăng tới 400% trong cùng thời điểm.
Tại Hội thảo Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tổ chức hồi tháng 5/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta đã nói nhiều tới thương mại điện tử, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên nói đến một trong những nền tảng quan trọng nhất để thúc đẩy chúng làm nền tảng thanh toán. Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. “Cũng sẽ có nhiều vấn đề pháp lý phải giải quyết cho Mobile Money, cũng có những thách thức, rủi ro đi kèm, nhưng lợi ích của Mobile Money là lớn hơn rất nhiều”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Trong một báo cáo mới đây của nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV cũng cho rằng, Mobile Money là dịch vụ tương đối mới nhưng có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai xét về cả phía cung và cầu. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức khi thói quen thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam không dễ dàng thay đổi một sớm một chiều. Bên cạnh đó, nếu việc định danh khách hàng, quản lý sim rác và giao dịch ẩn danh không được thực hiện chặt chẽ, Mobile Money có thể là kênh để “rửa giao dịch”, ảnh hưởng đến công tác phòng chống rửa tiền. Chính vì thế, việc giám sát và quản lý Mobile Money cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Công an…;