Cái khó của việc giao tiếp, của từ ngữ trong ngoại ngữ – bài rất hay được chia sẻ nhiều. Việc dùng ngôn ngữ, việc giao tiếp, việc kết nối, việc điều phối sao cho tất cả mọi chương trình, mọi dự án, mọi sự kiện chạy trơn tru…là công việc chính của mình gần 20 năm nay và luôn nhận thấy, Giao tiếp – Truyền đạt sao cho đạt được mục đích của cả 2 bên, là việc vô cùng khó, dù chúng ta cùng sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Việt, hay giữa người Nhật với nhau, hay giữa người Việt và người Nhật…
Nội dung chính
Tại sao cùng nói 1 thứ tiếng mà lại KHÓ ?
Bởi người nói và người nghe/người đọc lớn lên ở những môi trường hoàn toàn khác nhau, trải qua quá trình học tập, làm việc hoàn toàn khác nhau, trình độ học vấn, hiểu biết, tư duy, kinh nghiệm sống…khác nhau hoàn toàn
Ví dụ khi bạn nói chuyện với 1 CEO của công ty thì tầm nhìn của người đó sẽ khác với khi bạn nói chuyện với nhân viên của họ, bạn nói chuyện với mấy bác tài Grab Car sẽ khác với khi bạn nói chuyện với em SV chạy Grab Bike…
Công ty mình có VP ở cả HN & HCM mà nhiều việc, mình bảo bạn ở HCM hỏi bạn ở HN mà rốt cuộc 2 bạn nói với nhau không hiểu, mình phải thốt lên, Các em đang nói với nhau bằng tiếng Việt cơ mà sao lại không thông thế ?
Bởi vậy, trong tất cả mọi việc, mình luôn cố gắng dùng những cách diễn đạt nôm na, dễ hiểu nhất, nói theo thành ngữ tiếng Nhật là 「サルでもわかるように」vì có như vậy công việc mới thuận lợi, đầu xuôi đuôi lọt được.
Xin chia sẻ một kỷ niệm không thể quên thời du học tại ĐHNN Tokyo:
Mới ngớ ra, uh nhỉ, bạn nói đúng quá.
Kể từ đó cho đến nhiều năm sau, mình vẫn tuân theo tiêu chí đó, trong phạm vi khả năng ngôn ngữ của mình, diễn đạt đơn giản nhất và dễ hiểu nhất, không thể hiện từ ngữ hoa hoè hoa sói, không đánh đố người đọc người nghe.
Bạn nào follow và đọc nhiều sẽ thấy câu văn của mình dung dị, dễ hiểu, ngữ nghĩa rõ ràng…
Mặc dù đã hiểu như vậy mà cho tới gần đây mình vẫn phạm phải 1 sai lầm như sau:
Trong bản Survey bên mình thực hiện tại Lễ hội #asianbeatFukuokaMatsuri2019 vừa qua, có câu hỏi “Theo bạn biện pháp PR nào là hiệu quả ?” và trong phần lựa chọn có “SNS” (viết đầy đủ là Social Network Service) và trong lúc vội vàng chuẩn bị mình đã không dịch đầy đủ ra là mạng XH mà để nguyên là “SNS”. Và hậu quả của nó là, không ai biết nó là 1 từ chỉ những nền tảng giao tiếp trên mạng như chính cái Facebook này, chỉ có rất ít người chọn câu trả lời đó, thậm chí còn có người viết bổ sung nên dùng FB….
Nếu có thêm chút thời gian chắc mình sẽ đủ sáng suốt để nhớ ra, SNS là từ viết tắt tiếng Anh và chỉ 1 bộ phận nhỏ bạn trẻ hiểu nó là gì…
Đây chỉ là 1 trong vô vàn những vấp váp về giao tiếp mình hay công ty mình gặp phải hàng ngày, trong vô vàn những dịch vụ mà bên mình cung cấp hay sử dụng, trong việc bán hàng, gửi thông tin cho nhân viên bán hàng là những em chỉ có trình độ hết cấp 3, hay truyền đạt kịch bản chương trình quay phim cho anh nông dân ở miền Tây…
Nói như vậy không phải là mình chỉ biết dùng ngôn ngữ bình dân, ngày nào mình cũng đọc tin tức trong nước & quốc tế, tin tức Nhật Bản trên Yahoo Japan, tin tức Mỹ trên CNN bằng 3 thứ tiếng, tiếng Nhật đọc cả cuốn sách chỉ gặp 1-2 chữ Hán phải tra…người Nhật mà không học Đại học, không đi làm trong môi trường business có khi không đủ trình độ nói chuyện với mình…nhưng quan trọng là, chúng ta dùng từ ngữ đúng chỗ, đúng đối tượng thì mới đạt được mục đích giao tiếp cho cả 2 bên.
Khi chuyển vào miền Nam mình phải cố gắng như thế nào:
tới 70% từ vựng phải dùng theo từ miền Nam
Ví dụ nói: “xem đá bóng” là không được, phải nói “coi đá banh”, tới đây “rẽ trái” là không được, phải nói “quẹo trái”,
nói cho tôi “quả trứng” là không được, phải nói “hột gà”,
“giấy ăn” NV nhà hàng không hiểu, phải nói “khăn giấy”….
khi làm việc, chat với NV miền Bắc mình viết …”nhé”,
khi chat với NV miền Nam mình viết …”nha”
thuê 1 cái xe chạy từ Nam ra Bắc, khi nói chuyện với điều hành thì dùng “tài xế”, khi nói chuyện với đầu miền Bắc lại là “lái xe”
Nào, cùng tiếng Việt hết đấy, các bạn đã thấy loạn hết chưa ?
và mình đã và đang thích nghi hết, với môi trường, với ngôn ngữ, với con người…và mình tin chắc cũng có nhiều người Bắc như mình ?
Cuối cùng, FB là thế giới Ảo – ảnh ảo, từ ngữ ảo, người ảo…
Chơi chơi vui vui thế thôi các bạn nhé…❤️