Nếu là một nhà đầu tư tài chính, chắc hẳn bạn không còn xa lại với chỉ số P/E trong chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ và chính xác nhất về chỉ số này cũng như nắm rõ cách tính toán phù hợp. Do đó, trong bài viết dưới đây bePOS sẽ chia sẻ 3 điều không thể bỏ qua về chỉ số P/E để giúp các nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn.
Nội dung chính
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E hay tỷ số P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio trong tiếng Anh, Kurs-Gewinn-Verhältnis trong tiếng Đức) là một tỷ số tài chính.
P/E được dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán) với tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần.
Định nghĩa chỉ số P/E
Theo nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham, cũng là cố vấn của Warren Buffett, chỉ số tài chính này là một trong những cách nhanh và dễ dàng nhất giúp xác định xem cổ phiếu đang được định giá cao hay thấp. Nói cách khác, chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một đồng cổ tức của chứng khoán hoặc lợi nhuận của công ty niêm yết chứng khoán đó.
Công thức tính chỉ số P/E hiện nay là gì?
Hiện nay, công thức tính chỉ số P/E được thống nhất là:
Chỉ số P/E = Giá thị trường một cổ phiếu (Price)/Thu nhập bình quân trên một cổ phần (EPS)
Công thức tính chỉ số P/E hiện nay
Trong đó, EPS là mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần đang lưu hành tại thị trường chứng khoán được doanh nghiệp phân bổ. Chỉ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phần hay chính doanh nghiệp. Do đó, đây được coi là biến số quan trọng nhất với nhà đầu tư.
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường = Tổng thu nhập trong kỳ/Tổng số cổ phần.
Khi tính toán EPS, bạn có thể sử dụng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ hoặc bình quân trong kỳ để ra kết quả chính xác hơn.
Ví dụ: Tại thời điểm 05/2019, mỗi cổ phiếu A được giao dịch với mức giá 30 USD. Lãi được tạo ra hay thu nhập trên mỗi cổ phiếu A trong cùng thời điểm là 3 USD. Khi đó, cổ phiếu A có chỉ số P/E là 30/3 = 10. Nghĩa là, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 10 USD để đổi lấy 1 USD tiền lãi của mỗi cổ phiếu A.
Rõ ràng, bạn có thể xem xét P/E của một loại chứng khoán trong khoảng thời gian nhất định (theo tháng hoặc theo quý). Trong trường hợp đó, ta có:
Chỉ số P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu/Thu nhập bình quân trên một cổ phần = Giá thị trường một cổ phiếu/(Tổng thu nhập trong kỳ/Tổng số cổ phần) = Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu/Tổng thu nhập trong kỳ.
Trong một số trường hợp, ta sẽ thấy P/E đạt giá trị âm. Vậy, chỉ số P/E âm là gì?
P/E âm là khi biến số EPS < 0. Nói cách khác, cổ phiếu không những chẳng tạo ra lợi nhuận mà còn đang đứng trước nguy cơ sụt giá. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả và xảy ra tình trạng thua lỗ. Vì thế, nhà đầu tư nên tránh hoặc hạn chế đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?
- Ý nghĩa của chỉ số P/E trong chứng khoán nói chung
Trong chứng khoán, P/E là một trong những chỉ số quan trọng nhất. Cùng với chỉ số P/B, nó tạo nên một bức tranh khá toàn cảnh về biểu đồ chứng khoán của doanh nghiệp cũng như thị trường nói chung.
- Ý nghĩa của P/E đối với doanh nghiệp
P/E góp phần giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng kinh doanh của mình. Chỉ số P/E càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Ngược lại, P/E thấp hoặc âm thì doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp.
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Bên cạnh đó, P/E còn cho doanh nghiệp biết mất bao nhiêu năm để kiếm đủ tiền trả cho thị giá hiện tại của cổ phiếu. Ví dụ P/E của cổ phiếu A năm 2018 là 8 lần, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất 8 năm hoạt động để trả đủ thị giá của cổ phiếu với mức giá tại năm 2018.
- Ý nghĩa của chỉ số P/E đối với nhà đầu tư
Như đã chia sẻ, P/E là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Đó là bức tranh tương đối chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, nhà đầu tư vừa biết số tiền mình “rót vào” đang được sử dụng tốt hay không, tạo ra nhiều lợi nhuận hay không, vừa có thể so sánh, đối chiếu tiềm năng của doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư có lợi nhất.
2 cách tính P/E bạn cần biết
Cách tính P/E thông qua báo cáo tài chính
Ở cách tính P/E này, bạn sử dụng các số liệu có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với công thức như đã chia sẻ ở trên để tìm tỷ số P/E.
- Bước 1: Xác định EPS trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Bước 2: Xác định Giá thị trường một cổ phiếu.
- Bước 3: Thực hiện tính toán.
Cũng liên quan tới cách tính này, một số người sử dụng công thức “Nghịch đảo chỉ số P/E”:
1/(P/E) = EPS/P
Lúc này, bạn biết được mức lợi tức mà doanh nghiệp có thể thu về trong năm hiện tại.
Ví dụ: EPS/P của cổ phiếu A = 1/8 = 12,25%.
Nghĩa là, nếu bạn mua A với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, trong năm đó, doanh nghiệp sẽ kiếm được mức lợi tức khoảng 12,25%, tương đương 2.500 đồng/cổ phiếu.
Cách tính P/E thông qua dữ liệu có sẵn
Ngoài cách tính P/E thủ công, bạn hoàn toàn có truy cập vào những website như Cafef, Vietstock,… Tại đây, P/E của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã được tính toán sẵn.
Cách tính chỉ số P/E thông qua dữ liệu có sẵn
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Bên cạnh câu hỏi chỉ số P/E, chỉ số P/E âm là gì,… rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới vấn đề chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Về cơ bản, chỉ số P/E trong chứng khoán càng cao càng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp đang hiệu quả. Bên cạnh đó, kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, chính xác hơn là tiềm năng sinh lời của cổ phiếu đang rất lớn. Tuy nhiên, điều này không phải luôn chính xác. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp thua lỗ hoặc lợi nhuận trên đà xuống dốc khiến EPS giảm. Từ đó mà P/E tăng cao.
Chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Ngược lại, có thể doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn trước, giúp EPS tăng lên và kéo chỉ số P/S giảm. Cũng có thể cổ đông hiện hữu không còn thấy khả năng phát triển nên quyết định bán chốt lời, khiến giá cổ phiếu giảm và P/E thấp,…
Tóm lại, để xác định chỉ số P/E như thế nào là tốt, bạn không nên chỉ nhìn vào số liệu có sẵn mà cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các biến số liên quan, từ đó nắm rõ nguyên nhân khiến P/E của doanh nghiệp thay đổi.
Tuy không phải là thước đo chính xác và đầy đủ nhất về tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp, nhưng chỉ số P/E trong chứng khoán vẫn luôn là yếu tố nhà đầu tư không được bỏ qua. Hy vọng rằng, bài chia sẻ của bePOS đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về tỷ số tài chính này. Hãy theo dõi blog bePOS để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và thú vị hơn nữa.
FAQ
Ý nghĩa của chỉ số P/E âm đối với nhà đầu tư là gì?
Chỉ số P/E âm nói riêng và chỉ P/E trong chứng khoán nói chung là một kênh giúp nhà đầu tư nhận định tương đối chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như quyết định lựa chọn đầu tư chính xác hơn.
P/E âm là dấu hiệu cho thấy khả năng cao doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí là thua lỗ. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế hoặc từ chối rót vốn vào doanh nghiệp này. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, nhà đầu tư cần xem xét P/E kết hợp với chỉ số P/B.
Điều kiện P/ E âm tính là gì?
Công thức của tỷ lệ P/ E là như sau:Khi công ty trong danh sách có lỗ, thu nhập cho mỗi cổ phiếu là âm tính, và mức thu nhập giá âm tính.Khi tỉ lệ P/ E âm tính, chỉ số P/ E bị méo mó và không thể dùng làm chỉ số tham khảo. Trong trường hợp này, có thể sử dụng các chỉ số khác như tỉ lệ P/ B (nhân số P/ B).
Nhìn vào tỷ lệ P/ E cần được nhìn thấy từ một góc độ động động. Đối với các công ty với tính năng cao tính bất ổn, thông thường sẽ có lỗ ngắn hạn. Vào thời điểm này, chúng ta nên sử dụng lợi nhuận trung bình làm tỉ lệ P/ E, hoặc sử dụng lợi nhuận tương lai mong đợi để tính tỷ lệ P/ E, để tỷ lệ P/ E có ý nghĩa.
Nói chung, những công ty được liệt kê là những công ty tương đối xuất sắc. Nếu tỉ lệ P/ E phản ứng âm tính, tình hình sẽ phức tạp hơn. Ví dụ, khi những dự án mới được vận hành, doanh số bán hàng đầu hay năng lượng sẽ không tăng lên, và đồng thời, sự giảm giá của tài sản, chi phí quản lý và chi phí sản tăng rất nhiều, dẫn đến lỗ hoạt động, và tỉ lệ P/ E sẽ âm tính.Nếu tỷ lệ P/ E tiếp tục là âm tính, chúng ta nên cẩn thận. Những công ty này có rủi ro lớn. Chúng ta nên chú ý đến dòng chảy tiền mặt hoạt động để xem liệu khả năng vận hành của công ty có thể duy trì tốt hay không (tích cực và tích cực tương quan với tỉ lệ lãi suất tổng cục không.
Trong cổ phiếu, tỉ lệ P/ E tiêu cực chắc chắn không phải là điều tốt, vì lúc này công ty đang chịu lỗ, dẫn đến tỉ lệ P/ E tiêu cực của cổ phiếu.Nó được đề nghị phải tránh bởi vì chất lượng của những công ty như vậy không mấy tốt, và họ dễ bị các công ty CSR đối xử như “ST” và “ST” công ty, hoặc thậm chí phải được phân loại.
Nghịch đảo P/E là gì?
Nghịch đảo P/E là việc nhà đầu tư sử dụng công thức nghịch đảo:
1/(Price/EPS) = EPS/Price
Với EPS/Price hay còn được gọi là Earning Yield, nhà đầu tư biết được mức lợi tức mà doanh nghiệp kiếm được trong năm hiện tại.
Ví dụ: E/P của cổ phiếu A = 1/8 = 12,25%.
Nghĩa là, nếu bạn mua A với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, trong năm đó, doanh nghiệp sẽ kiếm được mức lợi tức khoảng 12,25%, tương đương 2.500 đồng/cổ phiếu.