Chuẩn bị cho phỏng vấn xin việc như thế nào? – du học Mỹ mới nhất 2018

Chuẩn bị cho phỏng vấn xin việc như thế nào? – du học Mỹ mới nhất 2018
Thường, khi bạn đi xin việc, thì bắt buộc phải phỏng vấn. Và câu hỏi đặt ra là đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì, người phỏng vấn cần chuẩn bị những gì , các bước chuẩn bị trước khi phỏng vấn, kỹ năng phỏng  vấn ra sao….vân vân 

Bài này là lời chia sẻ kinh nghiệm của một cựu du học sinh tại Mỹ, mình chia sẻ về, mong sẽ hữu ích cho các bạn.

1/ Chuẩn bị về mặt nội dung. 

Cái này dễ thôi. Có rất nhiều những thông tin trên internet về các câu hỏi phỏng vấn. Các bạn chỉ cần chọn ra những câu hỏi thường thấy và trả lời theo hoàn cảnh của mình thôi. Cách luyện tập là “self talk” hay là kiểu tự phỏng vấn đấy. Nói một mình lúc lái xe, hay nói với mình trước gương. tự vặn vẹo mình đủ kiểu xem mình phản ứng thế nào. Nhìn xem hoặc nghe xem cách diễn đạt của mình thế nào. Quan trọng là thần thái mà. Đúng không.

Có 1 câu mà bạn sẽ hầu như sẽ gặp mỗi lần interview là “Please introduce about yourself.” Đây là cơ hội để bạn sale bản thân đó. Người PV cũng muốn hiểu thêm về bạn và cách bạn nhìn nhận bản thân mình. “Humble, confident, and realistic at the same time” chính là mấu chốt trả lời câu này. Họ có thể dựa vào câu trả lời mà hỏi thêm. Dẫn dắt người phỏng vấn hỏi câu mà mình đã chuẩn bị hoàn toàn có thể làm được.

Các câu hỏi PV khác sẽ chia làm 2 dạng: aptitude & technical. Technical questions thì do các bạn phải tự biết qua kiến thức chuyên ngành rồi. Vậy nên Khoa sẽ nói nhiều về Aptitude Questions.

Thông qua những câu hỏi này người PV muốn thấy bạn giải quyết tình huống như thế nào. Bạn có thể dùng những kinh nghiệm mà có trong quá khứ qua công việc, làm việc nhóm trong lúc học, hay những lúc hoạt động ngoại khóa. Không phải lúc nào bạn cũng nằm trong tình huống “có thể giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp.” Vậy nên, bình tĩnh và sự chuẩn bị luôn là giải pháp. Nếu gặp một tình huống mà bạn chưa từng trải qua, bạn có thể nói theo cách sau: ” I’ve never been in the situation. But here is the way I will choose to act….”

Đối với dạng câu hỏi aptitude, bạn có thể chọn phương pháp S.T.A.R
– Story: câu chuyện liên quan đề được hỏi
– Task: chuyện bạn cần phải giải quyết
– Action: hành động/cách thức bạn giải quyết
– Result: kết quả
Đây là phương thức ưa thích được đánh giá cao từ chính cac recruiter nên các bạn có thể tự tin học theo.

2/ Chuẩn bị về mặt tâm lý. 

Cái này chắc ít căng thẳng hơn PV cin VISA khi bạn không thấy kẻ rớt người đậu. Tuy nhiên kết quả thì còn hơn đó. Một vị trí có khi cả trăm người apply mà. Do đó tâm lý vững vàng rất cần thiết. Khi bạn chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng thì bạn cũng tự tin rồi. Tuy nhiên, để Khoa chỉ bạn 1 “chiêu” mà Khoa tự nghĩ ra, áp dụng và thấy hiệu quả.

Khi bạn có email hoặc phone thông báo phỏng vấn, bạn thường được cho nhưng option về thời gian và người bạn sẽ nói chuyện. Cố gắng hỏi cách spell tên của họ chính xác nhất có thể. Lấy lí do là bạn muốn phát âm tên của người đó đúng khi gặp. Ai cũng vui lòng nói thôi. Đâu ai muốn tên mình bị đọc sai đâu nè. Sau đó bạn lên LinkedIn và search tên người đó trong công ty đó. Hỏi chuyện làm quen. Một lần nữa, premium account LinkedIn rất có ích nhé. Ví dụ nhé:” Hi sir, I found your profile very impressive. I would like to build my career as your professional. Can I connect with you?” Sau đó thì hỏi ổng cảm thấy vị trí này như thế nào. Challenge mà ông đã gặp là gì. Sau đó thì cám ơn. Mong sẽ găp ông lần tới sớm hơn. Bảo đảm khi gặp interview ổng sẽ rất ngạc nhiên và có ấn tượng tốt. Còn nếu ổng không trả lời, không sao, nghiên cứu profile của ổng để hiểu thêm về con người, con đường sự nghiệp. Không thừa đâu.

Cách làm này mang lại cho bạn 1 hiệu quả tâm lý lớn. Đó là bạn không có cảm giác gặp người interviewer như lần đầu nữa. Mà có cảm giác gặp lại một người đã quen, như vậy cảm giác căng thẳng bớt nhiều, đúng không?

Vài dòng chia sẻ. Mong các bạn đón nhận và đóng góp thêm. Chúc mọi người vui và thành công nhé.

Tags: