Chứng khoán phái sinh là gì? cách chơi phái sinh như thế nào?

Chứng khoán phái sinh là gì? cách chơi phái sinh như thế nào? Bên cạnh chứng khoán cơ sở thì thị trường phái sinh cũng là một kênh sinh lời tiềm năng. Hình thức này hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Hãy cùng cafeduhoc tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Chứng khoán phái sinh là gì? cách chơi phái sinh như thế nào?
Chứng khoán phái sinh là gì? cách chơi phái sinh như thế nào?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị phụ thuộc vào chứng khoán cơ sở. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa này, chứng khoán phái sinh được chia thành “chứng khoán” và “phái sinh”:

  • Chứng khoán: là một công cụ xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần tài sản hoặc vốn của doanh nghiệp.
  • Phái sinh: là một loại hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một loại tài sản cơ sở nhất định. Tài sản cơ sở này có thể là các sản phẩm tài chính hoặc các tài sản phi tài chính.

Như vậy, có thể hiểu rằng chứng khoán phái sinh là hợp đồng tài chính được xây dựng dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán. Chứng khoán phái sinh có quy định cụ thể tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư cần thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng.

Các loại hợp đồng chứng khoán phái sinh

Các loại hợp đồng chứng khoán phái sinh có những đặc điểm khá tương tự nhau, chỉ có một số điểm khác biệt.

1. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là thoả thuận mua bán tài sản với mức giá xác định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường. Các hợp đồng tương lai sẽ được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nội dung của hợp đồng cũng được chuẩn hoá gồm những điều khoản cụ thể: loại tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, đơn vị niêm yết giá,…

Tại Việt Nam, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại hình hợp đồng phái sinh duy nhất được phép giao dịch.

Với hợp đồng tương lai, nếu vào ngày đáo hạn mà bạn vẫn chưa thực hiện điều đã cam kết, hệ thống sẽ tự động làm thay và thanh toán lãi lỗ cho bạn.

Hiện tại, thị trường Việt Nam chỉ hợp pháp hoá duy nhất một loại chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai.

2. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn cũng tương tự như hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn không được mua bán công khai mà chỉ có thể giao dịch trên thị trường phi tập trung – OTC. Loại hợp đồng này được thành lập dựa trên thoả thuận cá nhân giữa người mua và người bán chứ không có một thị trường công khai làm nền tảng định giá.

Tương tự như các sản phẩm được giao dịch trên thị trường OTC, hợp đồng kỳ hạn chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Trong trường hợp một bên mất khả năng thanh toán, bên còn lại có thể sẽ không đòi lại được các quyền lợi chính đáng của mình.

3. Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn cho phép chủ sở hữu có quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở tại mức giá xác định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn khác hợp đồng tương lai ở điểm người sở hữu có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện theo những thoả thuận trong hợp đồng. 

Ví dụ: bạn sở hữu một hợp đồng quyền chọn mua sản phẩm A sẽ đáo hạn vào ngày 21/06/2022. Tuy nhiên, bạn nhận thấy rằng nếu giờ mua vào thì bạn sẽ bị lỗ. Do đó, bạn quyết định không thực hiện quyền chọn của mình. Sau khi đáo hạn, hợp đồng sẽ tự mất đi giá trị mà không gây ảnh hưởng gì tới bạn.

4. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là một dạng hợp đồng phái sinh, thường được sử dụng để trao đổi một loại dòng tiền này với một loại khác. Có khá nhiều các hình thức hợp đồng hoán đổi như: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tín dụng,…

Ví dụ: một người A có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để chuyển một khoản vay có lãi suất thả nổi (tức thay đổi dựa theo kỳ hạn) thành một khoản vay có lãi suất cố định.

Chức năng của chứng khoán phái sinh

Vai trì của thị trường chứng khoán phái sinh có thể kể đến như:

1. Tạo cơ chế giá

Thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp nền tảng dữ liệu quan trọng về giá. Mọi hàng hoá đều có một mức giá giao ngay nhất định – tức mức giá mà các giao dịch có thể được thực hiện ngay lập tức. Mức giá này thường được lựa chọn làm cơ sở cho hợp đồng tương lai.

Tuy nhiên, không phải lúc nào một loại hàng hoá cũng chỉ có một giá giao ngay duy nhất. Với từng chủng loại sản phẩm khác nhau, mức giá này cũng sẽ khác nhau. Thị trường tương lai tổng hợp các dữ liệu này lại và đưa ra mức giá nhất quán, phản ánh giá giao ngay được lấy làm cơ sở.

2. Là một phương tiện quản lý rủi ro

Khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư là khác nhau. Do đó, chứng khoán phái sinh được sử dụng như một công cụ phù hợp để quản lý rủi ro. Lựa chọn đầu tư phái sinh giúp bạn giảm thiểu thiệt hại khi thị trường cơ sở biến động.

3. Tăng hiệu quả thị trường

Đầu tư chứng khoán phái sinh góp phần đẩy mạnh hiệu quả chung của thị trường. Giao dịch phái sinh được tạo điều kiện tối ưu hơn so với chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp thị trường cơ sở xuống dốc, nhà đầu tư vẫn có thể chuyển hướng sang phái sinh. Qua đó tối ưu hiệu suất chung của thị trường.

4. Tăng hiệu quả đầu tư 

Đối với nhà đầu tư cá nhân, tham gia chứng khoán phái sinh có thể tăng hiệu suất đầu tư do thị trường có nhiều ưu điểm vượt trội. Thị trường phái sinh có phương thức giao dịch tối ưu hơn so với thị trường cơ sở. Tại thời điểm năm 2022, chứng khoán cơ sở vẫn đang đi theo cơ chế T+3, tức cổ phiếu chỉ được bán sau khi mua 3 ngày. Trong khi đó, chứng khoán phái sinh được chấp thuận giao dịch ngay trong ngày.

Cùng với đó, thị trường phái sinh được đánh giá là có thanh khoản tương đối cao. Tuy rằng các cổ phiếu cũng là một loại tài sản dễ chuyển đổi thành tiền nhưng tính thanh khoản này khá chênh lệch giữa các loại cổ phiếu. Thông thường, cổ phiếu doanh nghiệp lớn sẽ dễ được giao dịch hơn. Ngược lại, các công ty nhỏ có thanh khoản tương đối thấp.

Hướng dẫn cách xem bảng giá phái sinh cơ bản

Để có thể xem được bảng giá phái sinh, nhà đầu tư phải nắm được các thuật ngữ trong bảng giá này. Các mã hợp đồng mà nhà đầu tư cần biết, các mức giá cơ bản như giá trần, giá sàn và các thông tin cơ bản về khối lượng giao dịch. 

Bên cạnh đó, việc hiểu được các nguyên tắc thanh toán của phái sinh thực sự cần thiết cho các nhà đầu tư mới. Các bước cơ bản để xem bảng giá phái sinh: 

  • Bước 1: Truy cập trang web chứng khoán 
  • Bước 2: Chọn phần phái sinh
  • Bước 3: Xem các thông tin cơ bản trên bảng giá phái sinh (các thuật ngữ cơ bản sẽ có ở phần dưới) 

Thanh toán lãi lỗ hằng ngày như thế nào?

Giá bình quân Long = (KL lũy kế Long đến đầu phiên T x giá DSP phiên (T-1) + Tổng KL Long khớp trong phiên T x giá khớp) : (KL lũy kế Long đến đầu phiên T + Tổng KL Long khớp trong phiên T)

Giá bình quân Short = (KL lũy kế Short đến đầu phiên T x giá DSP phiên (T-1) + Tổng KL Short khớp trong phiên T x giá khớp) : (KL lũy kế Short đến đầu phiên T + Tổng KL Short khớp trong phiên T)

Lãi lỗ vị thế = {( Giá DSP – Giá TB mua) * KL Lũy kế Long – (Giá DSP – Giá TB bán) * KL Lũy kế Short} *100.000đ

Trong đó:

  • KL lũy kế Long/Short đến đầu phiên T là số lượng vị thế để qua đêm của nhà đầu tư.
  • Giá DSP: Mức giá cuối ngày do Sở giao dịch trả về

Lưu ý:

Giao dịch phái sinh được thanh toán lãi lỗ hàng ngày. Nhà đầu tư nắm giữ các vị thế trong hợp đồng phái sinh thường phải thanh toán lãi/lỗ khi phái sinh mỗi ngày:

  • Trường hợp lỗ: Nhà đầu tư thanh toán trước 8h sáng vào trước phiên tiếp theo.
  • Trường hợp lãi: CTCK sẽ thanh toán khoản lãi chậm nhất trong phiên giao dịch tiếp theo.

Các thuật ngữ liên quan

Mã hợp đồng

Một sản phẩm chứng khoán phái sinh được UBCKNN cấp một mã riêng và sẽ là các chữ cái viết tắt của sản phẩm phái sinh. Dưới đây là một số hợp đồng phái sinh:

  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 01 tháng có mã là VN30F1M.
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 2/2023 sẽ có mã là VN30F2302
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 3/2023 sẽ có mã là VN30F2303
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 6/2023 sẽ có mã là VN30F2306
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 9/2023 sẽ có mã là VN30F2309

Mức giá trần

Mức giá trần là mức giá cao nhất của hợp đồng phái sinh trong một phiên giao dịch. Mức giá này không thể tăng thêm mà phải chờ đợi đến phiên sau và hiển thị màu tím.

Mức giá sàn

Ngược lại, giá sàn là mức giá thấp nhất của hợp đồng phái sinh trong một phiên giao dịch. Nhà đầu tư phải chờ đến phiên sau mới có thể mua với giá thấp hơn và hiển thị màu xanh dương. 

Ví dụ

  • Mức giá tham chiếu của VN30F2302 ngày 29/01/2023 là: 1,121 điểm
  • Mức giá trần của VN30F2302 ngày 29/01/2023 là: 1,199 điểm
  • Mức giá sàn của VN30F2302 ngày 29/01/2023 là: 1,042.6 điểm 

Khớp lệnh, giá khớp lệnh và khối lượng khớp

  • Khớp lệnh là khi bên mua chấp nhận mức giá bên bán đang treo trên hệ thống; hoặc bên bán sẽ bán ngay tại mức giá mà bên mua đang treo (cả hai không cần xếp lệnh). 
  • Giá khớp lệnh chính là mức giá mà bên bán hoặc bên mua đang treo.
  • Khối lượng khớp chính là khối lượng ngay tại mức giá mà bên bán hoặc bên mua chấp nhận giao dịch.

Dư mua

Các bảng giá chứng khoán đều hiển thị ba cột chờ mua, mỗi cột chia thành giá được treo mua và khối lượng được sắp xếp theo thứ tự như sau:

  • Giá mua cao nhất (Giá 1 + Khối lượng 1)
  • Giá mua trung bình (Giá 2 + Khối lượng 2) 
  • Giá mua thấp nhất (Giá 3 + Khối lượng 3)

Dư bán

Tương tự, các bảng giá cũng có ba cột chờ bán, mỗi cột đều bao gồm giá bán được sắp xếp như bên dư mua:

  • Giá bán thấp nhất (Giá 1 + Khối lượng 1)
  • Giá bán trung bình (Giá 2 + Khối lượng 2) 
  • Giá bán cao nhất (Giá 3 + Khối lượng 3)

Giá xanh và giá đỏ

  • Giá xanh là mức giá tăng so với giá tham chiếu được đưa ra đầu phiên giao dịch (không phải giá trần).
  • Giá đỏ là mức giá giảm so với giá tham chiếu đầu phiên (không phải giá sàn).

Tổng khối lượng khớp

Tổng khối lượng khớp là tổng khối lượng các hợp đồng phái sinh đã được khớp trong phiên.

NN mua và NN bán

NN mua là khối lượng hợp đồng mà các nhà đầu tư nước ngoài mua vào.

NN bán là khối lượng hợp đồng mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra.

Cao nhất và thấp nhất

Cao nhất là mức giá khớp lệnh cao nhất trong phiên giao dịch (chưa hẳn là giá trần).

Thấp nhất là mức giá khớp lệnh thấp nhất trong phiên giao dịch (chưa hẳn là giá sàn).

Mở cửa

Mở cửa là giá được thực hiện đầu tiên trong phiên giao dịch và đánh dấu mức giá mở cửa của hợp đồng. 

Mức giá này được xác định theo phương thức đấu giá bao gồm giá mua và giá bán.

 

Bài viết này là giới thiệu thế nào chứng khoán phái sinh. Mong rằng qua đây, bạn đọc đã hiểu hơn về hình thức đầu tư này!