Phần lớn các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi chuẩn bị vào lớp 1, đặc biệt là ở các thành phố lớn đều có chung thắc mắc chung đó là có nên cho con học chữ trước khi vào lớp 1? Học sớm liệu có tốt hay không? Cùng cafeduhoc tìm hiểu ngay nhé
Nội dung chính
Phụ huynh nên hay không nên cho con học chữ sớm?
Muốn con học hòa đồng được cùng các bạn đồng thời con thích học, chăm học là một mong muốn rất đáng trân trọng của các bậc cha mẹ. Thế nên các mẹ luôn sợ con mình phải chịu áp lực sớm. Có mẹ nào đã từng nghĩ xem tại sao có những trẻ rất thích chơi với chữ và học chữ, các bé quý chữ còn hơn các trò chơi khác và coi đó là niềm vui của mình, thậm chí còn bỏ ăn để đọc sách (bé Đỗ Nhật Nam) và khóc thét lên nếu con đang chơi chữ mà bố mẹ lấy đi.
Thực tế, theo GS. Phùng Đức Toàn – nhà nghiên cứu về phương án 0 tuổi cho rằng nếu dùng đúng phương pháp và đúng thời điểm, trẻ sẽ có niềm đam mê và thích thú với các con chữ cũng như việc đọc sách sau này.
Khi mới chào đời các con chưa biết thế nào là yêu và ghét, khó hay dễ. Trong độ tuổi 0 đến 3 tuổi – độ tuổi nhạy cảm nhất, các con luôn hứng thú với mọi thứ xung quanh mình, không bao giờ có khái niệm là bắt buộc hay áp lực với các con, các con sẽ tìm tòi cho đến khi nào hết hứng thú thì chuyển sang cái khác. Đó cũng là giai đoạn mẫm cảm nhất với chữ, vì vậy thay vì chỉ chơi các đồ chơi như siêu nhân hay búp bê hoặc mặc cho bé chơi tự do, mẹ và bố cho bé chơi thêm với các con chữ có chủ đích, nhưng bé không hề hay biết mà chỉ nghĩ đó cũng là một “vật lạ” dang cần mình khám phá, cộng thêm với sự khích lệ của ba mẹ, từ đó dần dần trẻ sẽ hình thành nên tình yêu với các con chữ.
Theo một số chuyên gia thì cha mẹ không nên cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 vì trẻ sẽ chán khi chính thức học lớp 1 và mất thời gian để chơi, để khám phá cuộc sống theo đúng tuổi của trẻ, bạn sẽ bắt trẻ phải “chín ép” (trừ khi trẻ có trí tuệ phát triển vượt bậc).
Chuyên gia nói gì về việc cho con học chữ sớm?
Xem xét nhận thức/khả năng học của trẻ
Nếu con nhận thức tốt, nhanh nhạy thì không cần dạy con trước quá nhiều. Cho con làm quen một vài kỹ năng như kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp… Cho con rèn luyện thêm một chút về tư duy với các trò chơi toán học. Tuổi nào thì con người cũng cần có sự rèn luyện và phát triển tư duy. Đâu ai quy định cứ 6 tuổi mới được học. Có nhiều đứa trẻ, khám phá và tìm tòi là đam mê, sao có thể ngăn cấm chỉ vì: Con chưa đủ tuổi để học?
Ngược lại, nếu con có nhận thức chưa thực sự nhanh nhạy, thì bố mẹ tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng và vui vẻ, miễn sao phải VỪA SỨC và PHÙ HỢP với con. Trong giáo dục, tính vừa sức là một trong các yếu tố hàng đầu. Và phải tôn trọng mức độ nhận thức đó. Vì cả mình và con, không ai có thể chọn được yếu tố này”.
Ép trẻ học chữ sớm rất có hại
Học trước gây hại lớn nhất là về mặt tâm lý của trẻ. Trẻ bị gò ép vào khuôn phép quá sớm sẽ căng thẳng, bực bội, những kỹ năng chưa thành thạo cộng với việc tiếp thu bài chưa tốt sẽ khiến trẻ tự ti, sợ học. Và sau khi đã học được một ít kiến thức lớp 1 thì vào học chính thức, trẻ sẽ có tâm lý chán học (vì đã học qua rồi), chủ quan (vì ta đây biết rồi), … trẻ lại dễ mải chơi, mất tập trung hơn. Hơn nữa, việc có một số em học trước sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức lớp học với sự chênh lệch trình độ. Nếu ngày càng nhiều em học trước trong lớp thì giáo viên thiếu trách nhiệm mà đi theo nhu cầu số đông sẽ khiến các em chưa học bị thiệt thòi… Giáo viên sẽ thích dạy một lớp học đồng đều, các em đều chưa đi học trước hơn vì được đi đúng chương trình quy định, học từ dễ đến khó với những học sinh đang tràn đầy trí tò mò và lòng ham học. Quý phụ huynh cho trẻ học trước là làm khó cho chính con mình, làm khó cho giáo viên.
Lưu ý khi cho trẻ học sớm
Giáo dục sớm không phải là đào tạo thần đồng
Những ai theo phương pháp này với mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài thì đừng theo làm gì, vì mục đích của phương pháp này không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng. Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
Thiên tài là do nỗ lực bản thân
Lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng.
Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.
Giáo dục càng sớm càng tốt
Vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,…là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ. Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc computer thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là hardware còn sau giai đoạn đó chỉ như là software mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.