Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Đâu là những kỹ năng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 mà ba mẹ cần phải “nằm lòng”? “Bé chuẩn bị vào lớp 1 cần học những gì” luôn là nỗi lo lắng lớn của phụ huynh, vì lớp 1 là cột mốc đánh dấu bước trưởng thành khá quan trọng của bé. Cùng cafeduhoc tìm hiểu ngay nhé!

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ

Khi có trẻ sắp vào lớp 1, phụ huynh nên giới thiệu cho trẻ biết một vài thông tin sơ lược và tốt đẹp về trường tiểu học mà con sắp được học. Nếu được hãy đưa trẻ đến trường tiểu học để trẻ làm quen, tạo sự thích thú cho trẻ (khuôn viên, cảnh quan, phòng học, phòng chức năng, phòng truyền thống, công trình vệ sinh,…).

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ
  • Kể cho bé nghe về lớp 1. Gia đình hãy nói những điều đơn giản mà lý thú, ví dụ như có thêm nhiều bạn mới, được học nhiều điều mới, được mua sắm đồ dùng mới…
  • Chỉ cho bé những điều khác biệt giữa lớp 1 và lớp Mầm non, chẳng hạn như tự lập hơn, được tiếp cận nhiều kiến thức mới hơn;
  • Dẫn bé đi tham quan ngôi trường mà bé sắp nhập học. Bé sẽ có hình dung đầu tiên về Tiểu học, về những thứ mới lạ có ở đây như bàn ghế, bảng xanh… Nếu có điều kiện, phụ huynh nên cho bé ghé thăm trường trước khi nghỉ Hè để bé nhìn thấy được các anh chị Tiểu học trông như thế nào, từ đó, gợi mở sự hứng thú cho bé.

Mua sắm cho trẻ thật đầy đủ mọi tư trang và dụng cụ học tập (quần áo, giày, mũ, cặp, sách, vở, bảng con, bút chì, bút vẽ, thước kẻ…). Tất cả đều phải sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, tốt nhất là sắm mới và nếu có thể thì cho các em được tự chọn.

Rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Khi vào lớp 1, con sẽ phải làm quen với môi trường mới, phải tự lập và chịu trách nhiệm với việc học của mình. Do đó, một trong những sự chuẩn bị cho con vào lớp 1 mà phụ huynh cần làm là rèn luyện cho con sự tự tin. Điều này sẽ giúp con dễ dàng hòa nhập với môi trường mới và học tập tốt hơn. Để giúp con tự tin và có tinh thần trách nhiệm, cha mẹ hãy áp dụng 4 cách sau:

  • Trao cho con quyền lựa chọn và ra quyết định. 
  • Khuyến khích con tự làm mọi việc trong khả năng và khen ngợi khi con làm tốt.
  • Cho con phụ trách một số việc nhà như dọn phòng, lau bàn ghế, thu dọn đồ chơi, phụ giúp bữa tối… 
  • Hỏi ý kiến của con về những vấn đề xung quanh để con có cơ hội chia sẻ quan điểm, cảm xúc của mình.

Giúp trẻ làm quen ở môi trường mới

Kỹ năng giao tiếp cần phải được học hỏi trong cả quá trình mẫu giáo. Đó cũng là kỹ năng mềm được rèn luyện trong cả môi trường gia đình, những mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, khi vào lớp 1, trẻ cũng cần phải học hỏi nhiều hơn, vì vậy trẻ phải rèn luyện thêm kỹ năng lắng nghe khi người khác nói, trả lời khi được hỏi, đặt câu hỏi cho thầy cô, bạn bè hi hi vọng,thắc mắc, phát âm to và rõ ràng.

Chuẩn bị kỹ năng học tập

Học tập là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà ba mẹ nên chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 một cách kỹ càng. Trang bị tốt những kỹ năng này, ba mẹ không còn phải lo sợ rằng con sẽ không thể theo kịp chương trình học tại lớp. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên thúc ép trẻ quá nhiều nếu trẻ không nhanh nhạy trong việc tiếp thu những kỹ năng học tập cần thiết trước khi bước vào lớp 1. Lý do là vì mỗi bạn nhỏ sẽ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nên ba mẹ có thể khám phá điểm mạnh trong học tập của con để tìm ra phương án học tập phù hợp.

  • Nhận biết được các chữ trong bảng chữ cái

  • Biết viết tên của mình

  • Biết đếm số

  • Kỹ năng tập trung

Lưu ý khi chuẩn bị cho trẻ 

  • Tránh dạy trước cho trẻ. Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện… theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao. Học sinh sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các em phải học những bài học đầu tiên vì không có gì mới mẻ và thích thú nữa. Đây là điều tuyệt đối không nên. 
  • Không cho trẻ sử dụng bảng viết (bảng con) bằng chất liệu mica màu trắng, viết bằng bút dạ. Vì loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, viết không chủ động, mực ra đậm, nhạt không đều, khi xóa dễ gây bẩn, mất vệ sinh, bút to quá cỡ tay cầm bút của trẻ kiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ.