Cuộc sống du học Canada như thế nào?. Từ những chia sẻ chân thật về kinh nghiệm du học Canada của các cựu du học sinh thì môi trường sống và học tập tại miền đất này không hoàn toàn tuyệt vời như cách mà các bạn thường nghĩ như Chương trình học nặng? Học bổng có giá trị thấp, Rào cản ngôn ngữ? …Và Cuộc sống du học Canada như thế nào? có khác xa so với bạn tưởng tượng không?
Nội dung chính
Cuộc sống du học Canada như thế nào?
1.Chương trình học nặng
So với mặt bằng chung trên thế giới thì chương trình đào tạo tại Canada được xếp vào hàng chuyên sâu bậc nhất với tài liệu nghiên cứu toàn tiếng Anh, phương pháp học cũng khác hẳn, chưa kể là nhiều vấn đề lặt vặt khác có thể ảnh hưởng đến bạn trong thời gian đầu nên vấn đề học thuật ở trường cũng gây cho bạn không ít khó khăn.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì các trường Đại học tại Canada luôn trang bị tốt các cơ sở vật chất để phục vụ việc học cho sinh viên của mình. Cụ thể, sinh viên tại quốc gia này được đặc cách tự do chọn lớp học phù hợp với thời gian biểu của mình. Đó là chưa kể đến các thư viện điện tử – kho kiến thức khổng lồ bổ trợ việc học với hàng nghìn đầu sách được tổng hợp từ nhiều đơn vị uy tín trong và ngoài nước.
2. Học bổng ít và giá trị thấp?
Học bổng là một trong những điểm khác biệt giữa nền giáo dục Canada so với những nước còn lại trong khối Bắc Mỹ. Vì thế, nếu bạn đang nhắm đến những suất học bổng thường xuyên với giá trị khủng khi du học Canada thì ắt hẳn bạn sẽ bị thất vọng.
Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì xứ sở lá phong lại có mức học phí ưu đãi nhất so với các nước phương Tây phát triển khác như Mỹ, Anh. Đây là kết quả nghiên cứu của ngân hàng HSBC vào năm 2013 về học phí của 13 nước có số lượng du học sinh quốc tế cao nhất thế giới.
3. Rào cản ngôn ngữ
Đây là rào cản phổ biến nhất mà bất cứ một du học sinh nào cũng gặp phải khi sang một đất nước hoàn toàn xa lạ. Cảm giác ban đầu là sự bỡ ngỡ, bối rối vì ngôn ngữ tại đất nước đó khác xa với những gì bạn học trong trường học khi còn ở Việt Nam. Đặc biệt, Canada là đất nước đa ngôn ngữ với 2 ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Do đó, việc thích nghi với ngôn ngữ còn khó khăn hơn nhiều so với các đất nước chỉ nói tiếng Anh như Mỹ, Anh,..
Để khắc phục vấn đề này, du học sinh có thể tập làm quen với phát âm của người Canada ngay từ khi ở Việt Nam qua các video học tiếng anh. Khi sang đến nước bạn, hãy dành ra vài ngày để làm quen bằng cách ngeh tin tức, trò chuyện với những người xung quanh để không bị bối rối.
4. Luật làm thêm nghiêm ngặt
Trong thời gian du học, nhiều bạn du học sinh có nhu cầu tìm việc làm thêm để trang trải chi phí ăn ở, học tập. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có quy định ngặt nghèo về việc cho phép du học sinh đi làm trong quá trình học. Do đó, nhiều bạn học sinh đã bị phạt, thậm chí là bị trục xuất nếu cố tình vi phạm luật tại nước bạn.
Nếu bạn muốn làm thêm khi du học Canada, bạn phải tiến hành xin giấy phép làm việc cho du học sinh quốc tế. Có rất nhiều việc làm part-time tại Canada với mức lương cao cho du học sinh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý quy định về thời gian làm thêm để không bị phạt hay gặp rắc rối với pháp luật. Ngoài ra, đối với các công việc làm thêm trong khuôn viên trường, du học sinh không phải xin giấy phép làm thêm nhưng sẽ có mức lương thấp hơn các công việc bên ngoài. Do đó, dựa theo nhu cầu của mình, bạn hãy lựa chọn công việc phù hợp nhất.
5. Khí hậu khắc nghiệt
Là một du học sinh từ Việt Nam – đất nước nhiệt đới, bạn sẽ khó thích nghi ngay được với khí hậu Canada vốn được nhắc đến như một nơi băng tuyết lạnh lẽo. Ở đây, một năm có đến 5 – 6 tháng mùa đông và nhiệt độ lạnh nhất khoảng từ -20 đến -30 độ. Tại các thành phố đông dân cư sinh sống, nhiệt độ trung bình thường khoảng -10 đến -15 độ cho mùa đông.
Để bớt sốc với khí hậu lạnh như vậy, du học sinh nên chăm chỉ vận động, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, trước khi sang du học Canada, sinh viên Việt Nam cần trang bị quần áo và các vật dụng đầy đủ để giữ ấm cơ thể nếu không muốn bị ốm và cảm lạnh triền miên.
Tuy mình có kể ra khá nhiều những khó khăn khi đi du học Canada như vậy nhưng mục đích của bài viết không phải là để bạn nhụt chí hay quay đầu. Đơn giản chỉ là một chút thông tin để các bạn biết được thực tế, xác định lại mục tiêu và quyết tâm của bản thân. Hãy lấy mục đích cuối cùng của bạn làm tâm và hành động hướng về đích đến đó. Đừng để những khó khăn làm nản chí ước mơ của bạn!