Giáo dục con cái đúng cách ở bậc cha mẹ

Giáo dục con cái đúng cách ở bậc cha mẹ lên cần được quan tâm và chia sẻ để hiểu con yêu của mình hơn. Nuôi con đã khó , mà dạy con càng khó hơn. Con đường trở thành nhà lãnh đạo của trẻ hoàn toàn nằm trong tay của cha mẹ chúng. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình có thể trở thành nhà lãnh đạo – những người có khả năng truyền cảm hứng và tác động tích cực đến những người khác.

Thật ra, con đường trở thành nhà lãnh đạo của trẻ nằm trong tay của cha mẹ chúng. Bạn có thể chọn cách uốn nắn và dạy con trẻ những kỹ năng để chúng lãnh đạo chính mình và những người khác trong xã hội cạnh tranh khốc liệt ngày nay, hoặc mặc kệ chúng trở thành nạn nhân của lối tư duy tiêu cực. Sau đây Cafeduhoc xin gửi tới các bạn đọc những chia sẻ trong cách dạy trẻ ở các bậc phụ huynh .

Giáo dục con cái đúng cách ở bậc cha mẹ

Giáo dục con cái đúng cách ở bậc cha mẹ
Giáo dục con cái đúng cách ở bậc cha mẹ

 

Bạn nghĩ mình nóng tính .Không phải, vì bạn không có đánh người to cao hơn mình, quyền lực hơn mình, mà đánh người yếu đuối hơn mình.Đang bực mình chồng không nói
lúc sau con làm đổ bình nước thì trút giận lên con.
 
Đi làm người sếp có quyền hơn mình chửi oan mình mình tức một tuần, mình chửi con bảo nó đừng có tức, đừng có la khóc.
Nếu bạn tính bản chất là nóng thì bạn sẽ đánh bất kỳ ai cứ người nào là mình bực thì mình đánh bất chấp, thì mới là người nóng tính thật sự, nhưng mình không có nóng tính mà là cậy quyền, đi làm bực bội về nhà bực mình quát con, quát lên chồng vì mình đang hiểu sai quyền của bố mẹ.
 
kiềm chế là giống như bạn tìm cách đậy vung một nồi nước đang sôi sùng sục lửa thì to nếu bạn tìm cách đậy vung thì sẽ có lúc chào,
vấn đề là bạn phải tìm cách dập lửa đang cháy đó như thế nào không phải tìm cách đậy vung bằng cách chuyển hóa cảm xúc thay đổi nguyên liệu cảm xúc.
Khi mình bực bội tức giận thì đứng sau đó là một lý do, bạn phải nhận ra, nó đang là một cái mong đợi tôi đúng bạn sai, mẹ đúng con sai,
mình đúng chồng sai, xuất phát từ người khác vô lý còn mình là hợp lý.
 
Khi có em bạn lớn lì hơn, phá hơn….và thấy mình luôn luôn, có lý kể cả lúc bạn đùng đùng đánh con thì vẫn có lý, lúc nào cũng thấy mình có lý nên lúc nào mình cũng bị bế tắc.
Nếu nhận ra được sự hợp lý của người khác và sự vô lý của mình thì mình sẽ hóa giải được nó vậy làm sao để nhận ra thì dùng 4 chiếc chìa khóa.
Dùng giá trị sống đồng cảm là đặt mình vô người đó và hiểu các lý của họ chứ không phải hiểu cái lý của mình, có thể cái Lý của họ không phải là đúng,
đồng cảm chứ không có nghĩa là đồng thuận đồng cảm là hiểu cảm giác góc nhìn của người đó ở quan điểm của họ.
 
VD: khi nộp báo cáo mà bị sếp chửi mà chẳng liên quan gì đến bài báo cáo, Vì sếp đang bị vợ la… Sếp đang bực mình nên ông ấy tóm được mình và mắng cho mình một
chàng mình đồng cảm là à Ông ấy đã đọc báo cáo của mình đâu mà la, mình mới vừa đưa thôi chứ đã đọc đâu chứng tỏ ông ấy đang giận ai ấy, ông ấy đang bực mình thôi mình xui xẻo gặp đúng lúc này cứ để ông ấy la đi mình cười quay ra lúc nào sếp vui vẻ thì vào hỏi lại.
Trẻ con cũng vậy nó rất chân thiện nó có nhu cầu của nó ở mọi độ tuổi
 
Nhu cầu lạ kỳ nhất của con là gây sự chú ý, bé nào có em là mất đi sự chú ý mà nó vốn có, cho nên nó càng gây sự chú ý đó là nhu cầu chính đáng của nó.
Bỏ mặc là hình thức bạo lực tổn thương nhiều hơn là bị đánh và chửi cho nên con thả gây sự chú ý để bị đánh bị chửi còn hơn là nghĩ mình bị bỏ mặc.
Mình nghĩ là mình có quyền đánh con vì nghĩ con không có quyền đánh em, nhưng bố mẹ có quyền đánh con.
 
Đứa nhỏ nó không hiểu và không bao giờ hiểu mà bạn sẽ không bao giờ dậy được nó không đánh em một khi bạn còn đánh con bất kể là lý do gì.
Bởi vì khi bạn nói vì con hư hỏng không nghe lời mẹ nên mẹ đánh thì con sẽ học được là em không nghe lời, em hư hỏng nên con đánh em.
 
=> Đó là bài học con học từ bố mẹ và con học từ bạn bao nhiêu thì bạn lại đánh lại nó bấy nhiêu nó học chính ở tấm gương của mình rồi mình lại không đồng ý nó học tấm gương đó.
 
Vậy muốn con không đánh em, không đánh bất kỳ ai khác thì các bạn sửa mình trước đi, sửa người lớn đi, bất kỳ hành vi nào của bố mẹ muốn con làm được thì mình phải làm được trước.
Thấy con đòi hỏi rất nhiều mà bạn cảm thấy vô lý đó chính là phản chiếu sự bất công của bạn mà con phải chịu, con không phải đẻ ra là một đứa trẻ ghen tị, mà sự ghen tị đó phản ánh sự bất công mà bạn đặt lên con và bạn không có nhận ra.
 
Bé nào càng đòi hỏi, càng phản kháng quyết liệt thì cái sai của bạn là rất lớn nếu bạn đối xử với đứa con đầu lòng đúng con sẽ tự chia sẻ yêu thương em vì động lực công bằng của con rất lớn.
Cách cư xử của anh đối với em là phản ánh cách cư xử của mẹ đối với anh mà mẹ không nhận ra, vì mẹ làm cái gì cũng cho là mình có lý, đánh con, la con, lườm con… mình làm cái gì cũng có lý hết mình hợp lý trong mọi tình huống.
Học Vw thì các bạn học chữa lành tổn thương cho những đứa con đầu lòng, nếu không nó sẽ kéo dài 50 năm và hơn nữa,
các bạn thấy sao anh em nhà này yêu thương nhau nhà kia lại ghen tị nhau vì các bạn làm sai từ lúc con còn nhỏ mà không chữa lành. Mình không sửa gì ở con mà sửa cách mẹ đối xử với bạn lớn thì tự động cách bạn lớn đối xử với em sẽ thay đổi.
 
Còn mẹ cứ chăm chú vô sửa con là con phải như thế này, phải thế kia mình càng chăm chăm sửa nó mình càng bạo lực với con thì càng phản tác dụng.
BẠO LỰC LÀ THỪA QUYỀN LỰC THIẾU NĂNG LỰC
Chữa lành cho con đầu lòng bằng cách có bài tập, có giáo án cá nhân, không phải mình chỉ nghỉ trong đầu.
 
Có nghề nào mà bạn không chắc mà vẫn làm? và lập đi lập lại có thể bạn nghĩ là sai nhưng bạn vẫn làm và vẫn lập lại.
Học khi bạn không chắc điều gì thì bạn đừng làm gì cả vì khi bạn dùng bạo lực con sẽ không học được điều gì ngoài bạo lực, bạo lực không làm cho con người ngoan hơn mà làm con người ta sợ , nên con sẽ tránh làm việc đó trước mặt bạn.
 

Nếu các bạn vẫn nặng quyền bạo lực thì dạy con hai điều

Nếu các bạn vẫn nặng quyền bạo lực thì dạy con hai điều
Nếu các bạn vẫn nặng quyền bạo lực thì dạy con hai điều
 
1) Ai không vừa ý mình là mình có quyền bạo lực với người đó. Bạn đang dạy con điều bạn không muốn dậy, bạn không muốn con đánh em,
đánh bạn nhưng cách dạy của bạn đang là đứa nào không vừa ý mình là mình đánh nó.
 
2) mình có quyền làm sai xin lỗi và lập lại lỗi cũ không cần phải sửa sai đánh con la con rồi xin lỗi con rồi lập lại cả tỷ lần, các bạn không có dậy được con gì hết khi đánh con la con rồi xin xin lỗi mà các bạn dạy con rằng nói lời xin lỗi nhưng không cần phải sửa, lặp lại lỗi đó nhiều lần nếu mình có quyền, rồi bố mẹ nói tại sao nhắc 1 tỷ lần rồi con không sửa lỗi, tại sao hôm qua con xin lỗi mẹ rồi hôm nay lại mắc lỗi lại.
 
==> Là do chính bạn đang dạy con đấy, mẹ đang làm gương điều mà các mẹ không muốn con làm, vậy con lấy tấm gương ở đâu ra để làm những điều mà bạn muốn con làm,
lấy tấm gương kiên nhẫn, tự chủ, công bằng, tấm gương biết lỗ sửa lỗi ở đâu ra , nếu không từ bố mẹ.
Các bạn nghĩ mình có quyền nói con là phải nghe không nghe là có quyền đánh?
 
– Bạn có Quyền không cần làm gương, nhưng đòi hỏi con làm điều mà con không có tấm gương, bạn có quyền không hiểu nhu cầu của con mà áp đặt con
– Bạn có quyền không cần sửa lỗi mà lặp lại lỗi đó bao nhiêu lần mà bạn muốn vì bạn nghĩ là mình tạo ra đứa con nên mình phải dạy dỗ nó, uốn nắn nó, đưa nó vào khuôn khổ nề nếp khiến con làm được cái mà mình không có được. Các bạn nghe có hợp lý không? Bạn biết Vì sao các bạn bế tắc không? chính là vì lấy sự vô lý làm cách sống.
– bố mẹ nghĩ không dạy con không bạo lực thì con sao nên người hoang mang quá ?

Có hai kiểu giáo dục phổ biến

1) con là phải sợ bố mẹ, con nít mà không sợ ai hết làm sao nên người, bố mẹ không biết dạy con, con tôi chỉ nhìn một phát là nó nghe liền nhưng đến 5 tuổi là không còn hiệu quả, 15 tuổi thì sao? 20 tuổi thì sao?
 
2) Đội con lên đầu:con yếu đuối, ích kỷ.
 
Phương pháp 3: phương pháp tràn ngập yêu thương, Trọng tâm là giá trị sống; Công Bằng, yêu thương, sáng tạo, khiêm tốn, biết ơn, chăm chỉ, siêng năng, vượt khó, tự tin..Là nền tảng của giáo dục là yêu thương là bản chất của con người ==> gia đình không bạo lực, học đường không bạo lực, xã hội không bạo lực vì con cái được học từ những phẩm chất tốt.
Có ba loại người ảnh hưởng đến cuộc đời của bạn.
 
1) Đối với người mình yêu thương, những đứa con sống trong tình yêu thương thật sự thì con con muốn làm những việc để bố mẹ vui lòng.
2) Loại người mình nể: người đó không làm gì với mình nhưng người đó có phẩm chất mình cảm thấy nể và mình mong được như người đó, và con cái sẽ tự muốn chọn bố mẹ làm tấm gương nếu lời nói của bố mẹ đi đôi với việc làm, mình muốn con ôn hòa thì mình phải ôn hoà trước l, muốn con làm chủ được cảm xúc của mình thì mình phải hóa giải được cảm xúc của mình trước.
3) Loại thứ 3 những người mình sợ: con làm điều người đó muốn trước mặt nhưng con không muốn kết nối, không muốn gần người đó, con muốn càng xa càng ít thời gian ở với người đó càng tốt và khi không có mặt người đó thì con sẽ xoã vì tôi không cần phải làm cho người đó vui lòng.
 
==> Dùng phương pháp này hiệu quả ngay tức thì trước mắt nhưng nó làm làm một đứa trẻ nhỏ đứng trước mặt bạn và sau bạn là một đứa khác nhau, các bạn làm con sợ thì đầu tiên sẽ chối rồi đến dối – đến gian – đến xảo – đến quyêt, xã hội có những người như vậy không phải vì không được dậy mà được dạy và lớn lên trong nỗi sợ, nên tìm cách
Khi mất kết nối với con thì càng lớn con càng xa cách bố mẹ, lì lợm….
 
Từ một tế bào được đóng góp từ bố và mẹ trong tình yêu, sau 300 ngày, được phân chia để trở thành 50.000 tỉ tế bào với mọi bộ phận và chức năng hoàn chỉnh. Đó là sự màu nhiệm của Vũ Trụ, là sự lập trình sẵn. Mình không quyết định ngày nào trong bụng, con có trái tim; mình không quyết định ngày nào nó có chân, có tay; mình không quyết định mắt nó phải giống bố, mũi nó phải giống mẹ; mình không có quyết định gì cả; mình chỉ là người chuyên chở. Con đến với bố mẹ như là món quà.
 
Vì chỉ là người chuyên chở – Như người giao hàng không thể tạo món hàng đó theo ý mình, uốn nắn, sửa chữa những chi tiết mình không ưng ý. Và thậm chí người giao hàng còn không biết, không hiểu bên trong món hàng đó có gì – Cũng như bố mẹ sinh ra con những không thể biết được những năng tài, năng khiếu mà Vũ Trụ gửi gắm ẩn sâu bên trong con, không thể hiểu hết tâm, hết trí của con.
Khi các bạn có con là để hoàn thiện mình hơn, mọi thứ của con phản ánh ưu điểm, nhược điểm của mình, mỗi đứa phản ánh một cách khác nhau:
 
+) Có đứa sợ thu mình lại
+) Có đứa phản kháng lại quyết liệt
 
==> Lớn lên ra xã hội may mắn chọn được tấm gương tốt để theo thì con sẽ thành đạt hơn bố mẹ, hạnh phúc hơn bố mẹ, còn xui xẻo thì chọn phải tấm gương xấu sẽ lụi bại hơn bố mẹ.
mục tiêu hoàn thiện mình là để con nể, con yêu chứ không phải là để con sợ.
 

10 nghịch lý trong cách dạy con trẻ ở bậc phụ huynh

10 nghịch lý trong cách dạy con trẻ ở bậc phụ huynh
10 nghịch lý trong cách dạy con trẻ ở bậc phụ huynh

 

Dạy trẻ theo cách dạy thú
Chúng ta biết rằng con cá giỏi nhất là bơi, con khỉ giỏi nhất leo cây. Càng được phát triển đúng năng lực, con thú đó càng phát huy tốt ưu thế của mình. Nhưng ở Việt Nam, tư tưởng TOÀN DIỆN hình như in sâu vào tiềm thức. Thầy cô và bố mẹ lại bắt con cá phải biết leo cây và con khỉ phải biết bơi dưới nước.
Con nhà người ta học được hoặc học giỏi cái gì thì cũng muốn, thậm chí bắt con mình làm được điều đó.

Phục vụ con một cách mù quáng
Cứ nhìn hình ảnh tivi, báo đài đăng mỗi mùa thi, các ông bố bà mẹ trải chiếu nằm trông chờ con ngoài cánh cửa trường thi, rồi những bố mẹ đi làm quên cả Tết để nuôi con ăn học,
Mà không phải con đi làm tự nuôi mình chứ chưa nói tới chuyện nuôi cha. Trong khi trẻ con nước ngoài đủ 18 tuổi có thể tự tin xách balo đi du lịch vòng quanh thế giới thì bố mẹ Việt cố gắng lo cho con hết 5 năm Đại học, lo tiền chạy việc cho con, lo dựng vợ gả chồng cho con, lo các kiểu abcxyz…. Đến lúc nằm xuống rồi vẫn không yên lòng về đứa con của mình 
Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình “lớn” là căn bệnh khá nặng nề.
Nhiều cha mẹ coi việc phục vụ hay làm hộ con một cách mù quáng này là một niềm vui hay trách nhiệm hay đơn thuần là sự quan tâm hay bù đắp gì đó. Thật là sai lầm ngoài sức tưởng tượng.
Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên hoặc là những cây tầm gửi và cây leo hoặc là những chiếc ly thủy tinh có thể rơi và vỡ nát bất kỳ lúc nào.

Không để trẻ đối diện với nghịch cảnh
Các trường học và cha mẹ có một phản ứng gần như tự động là không cho học sinh ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại của trẻ em.
Người Nhật trái lại coi đây là cơ hội để rèn cho trẻ sự cứng cỏi và khả năng thích nghi. Thậm chí họ còn đưa trẻ đi học khi chúng ốm để chúng quên việc bị ốm đi và nhanh chóng hồi phục. Tất nhiên ốm nặng hay bệnh truyền nhiễm là ngoại lệ.

Nuôi con như nuôi heo
Nuôi con cho béo mới là khỏe mạnh là một trong những cách tiếp cận dinh dưỡng và giáo dục thể chất sai lầm nhất của các cha mẹ Việt Nam.
Trẻ em không cần béo hay thậm chí không được phép béo. Đó là nguyên tắc mà chúng ta vô tư vi phạm và dẫn tới việc chúng ta xâm phạm và xâm hại cuộc đời của trẻ nhỏ.
Ở Pháp, người ta có thể tước quyền nuôi con (ở tuổi ấu thơ) của cha mẹ nếu họ để cho con mình thừa cân quá mức quy định. Rõ ràng họ muốn cảnh báo cho cha mẹ là thừa cân là một căn bệnh nghiêm trọng.
Trẻ con cần vận động hơn là cần ăn. Vận động, tôi xin nhấn mạnh, mới là thứ cần nhất cho một đứa trẻ. Cả vận động về cơ bắp và vận động về não bộ.

Học giỏi là tất cả
Học giỏi là tốt nhưng chỉ biết học hoặc chỉ biết học giỏi thôi thì… không ổn
Thật khó cho chúng ta tìm ra được các cô cậu học trò học giỏi mà chơi giỏi (nghệ thuật và thể thao) và năng động (về vận động và xã hội). Chứ chưa nói tới biết làm… việc nhà.
Con chỉ cần học giỏi thôi còn lại tất cả việc nhà là do cha mẹ hoặc người giúp việc làm là suy nghĩ kỳ quặc của cha mẹ Việt chúng ta.
Chúng ta đang đào tạo ra những con gà công nghiệp và những con robot vô cảm và cả các chiến binh thi cử.

Phê bình trước mặt toàn trường
Là sự xâm phạm tới cả tính riêng tư của cá nhân và sự xúc phạm tới nhân phẩm của một con người.
Cha mẹ, giáo viên và nhà trường phán xét về một đứa trẻ và dạy cho nó phán xét nhau.

Không biết dùng nhà vệ sinh
Nghe thì có vẻ buồn cười đó. Nhưng cả học sinh và trẻ nhỏ và cả người lớn Việt Nam chúng ta không biết sử dụng… nhà vệ sinh đúng cách.
Không biết xếp hàng khi đi vệ sinh công cộng.
Không giữ vệ sinh chung (xả nước và lật nắp ngồi khi đi tiểu – với học sinh nam)
Rửa tay làm vung vãi nước.

Giỏi toán là thông minh
Toán học dĩ nhiên là quan trọng và tất cả mọi con người đều phải học và nắm chắc những điều căn bản của nó nhưng việc cho rằng trẻ con phải học Toán giỏi làm nền móng cho các môn học khác và giúp cho trẻ con trở nên sáng tạo là rất ngây thơ và ngây ngô.
Con người có đến 9 loại hình thông minh và Toán học chỉ là 1 trong số đó. Ngoài ra còn có thông minh vận động, thông minh ngôn ngữ, thông minh cảm xúc….
Việc cho rằng cứ giỏi Văn Toán là thông minh vô tình đã làm thui chột biết bao nhân tài trong các lĩnh vực khác

Nghe lời là ngoan
Trong lời chúc của nhiều bài phát biểu dành cho học sinh, chúng ta luôn nghe thấy câu ” Chúc con trở thành con ngoan, trò giỏi…..” nhưng cái khái niệm ngoan này trong mắt thầy cô bố mẹ là Gọi dạ bảo vâng, nói gì nghe đấy. Bố mẹ có chắc chắn những điều bố mẹ tin tưởng, hiểu biết đều đúng đắn và phù hợp với con? Không có tư duy phản biện, không có chính kiến, chỉ biết nghe và làm theo hướng dẫn của người khác con chúng ta có tự đứng vững trước giông bão cuộc đời?

Con cái là trang sức của bố mẹ
Làm con ngoan trò giỏi (khái niệm đã trở nên lỗi thời về cả định nghĩa, cách tiếp cận và thực hành) mang một sứ mệnh cao cả là làm đẹp mặt cha mẹ.
Cha mẹ suy nghĩ như vậy và lấy quyền làm cha mẹ của mình yêu cầu các con phải làm điều đó.
Biết bao đứa con đáng thương bị cha mẹ bắt tham gia vào các cuộc đua làm thiên tài từ bé và trong suốt quá trình học phổ thông của mình. Thành tích và giải thưởng của chúng như một món trang sức để bố mẹ đem đi KHOE. Và như vậy nhiều đứa trẻ biến thành thước đo thành công của bố mẹ, hoặc thành công cụ để so sánh. Những đứa trẻ hoặc là áp lực để dẫn đầu, hoặc là tự ti vì luôn thua kém.