Nội dung chính
Lời chia sẻ :
1. Tích lũy kinh nghiệm để xây dựng 1 resume tốt.
• Khi còn là sinh viên, kinh nghiệm nghiệp vụ của bạn sẽ không nhiều. Phần lớn là không có. Vì vậy các bạn có thể tập trung vào hướng khác đó là leadership. Nói cách khác là chứng minh khả năng độc lập phát triển và tự dẫn dắt. Để làm được việc này bạn cần tham gia tích cực những hoạt động hội nhóm, tình nguyện. Tích cực đóng góp để làm rõ vai trò của bạn trong hội.
• Khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn qua intership, jobs, research,… bạn cần tập trung viết 1 resume chuyên nghiệp. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn giỏi mà người ta không biết, không thấy, thì cũng như không có. Khi bạn apply xin việc, 95% là online, 1% là connection, phần còn lại là đến công ty nộp trực tiếp. Khi nộp online, sẽ có rất nhiều ứng viên apply như bạn. Có phải tất cả đều được rescruiter đọc không? NOOOOO!!! Chỉ có những resume qua được “filtering system“ mới có được “mắt xanh“ tìm đến thôi. Vậy làm sao để vượt qua. Câu trả lới là keywords. Đúng rồi, bạn cần có nhiều keywords, liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.
• Vậy làm sao để biết nhiều keyword và build resume tốt? Mỗi trường đại học ỡ Mỹ đều có Career Center. Đây là nơi bạn có thể hỏi về những vấn đề làm resume. Nhưng bạn cần phai book hẹn. Và thời gian thì rất hạn chế vì sinh viên rất đông. Một option khác là thuê Professional Resume Writer. Bạn có thể tìm local hoặc lên trang https://fiverr.com để thuê. Mình làm trên này. Những người này đích thực là professional. Họ viết hay khỏi phải bàn. Và quan trọng là họ biết dùng đúng keyword. Tin mình đi, mình bỏ rất nhiều thời gian cho resume, và khi bỏ ra $100 để thuê họ. Kết quả rất khác. Các bạn nên gửi cho họ một resume càng chi tiết càng tốt, dài 3-4 trang cũng không sao. Đằng nào mình cũng phải lọc lại cho những jobs thích hợp.
2. Build professional profile.
Khi nhắc đến đây là mình muốn nói về LinkedIn. Là một mạng xã hội dành cho dân professional trong mọi lĩnh vực. Ỡ đây bạn có thể kết bạn, đặt câu hỏi, và apply job. Bạn có thể biết ai là người đăng tuyển và có thể trực tiếp nói chuyện với họ. Nếu họ chịu trả lời bạn thì chúc mừng. Coi như bạn đã đánh bại được “filtering system“ rồi. Ít nhất họ biết bạn là ai và thấy được profile của bạn, đúng không. Professional Resume Writer cũng có thể giúp bạn chỉnh sửa cho Profile LinkedIn, trả thêm $50. Rất đáng.
Từ LinkedIn mình có ít nhất 6 interview và rất nhiều contact của nhà tuyển dụng. Khi bạn nghiêm túc tìm việc, bạn nên trả $25-$30/month cho premium account trên LinkedIn. 1 feature quan trọng của premium là cho phép bạn send message cho người chưa phải là friend. Ohhhhhhhh. Thế nào, nhận ra rồi phải không. Bạn có thể tự do đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, hỏi 1 người có chút liên hệ (cùng trường, cùng quốc gia, cùng ngành, thậm chí cùng câu lạc bộ…) cho biết thêm thông tin, hoặc nhờ họ referral cho bạn. Cực kì lợi hại nhé. Khi có việc rồi thì cancel thôi. Tháng đầu được free nữa.
Vài dòng chia sẻ, mong các bạn khác chỉ giáo nhiều chiêu hơn cho các bạn cùng hoc hỏi nhé.