Lễ hội hoa Thục Qùy hàng năm tại Nhật Bản

 Lễ hội hoa Thục Qùy  hàng năm tại Nhật Bản hu hút rất đông người dân Nhật Bản và khách nước ngoài đến xem. Lễ rước chính rất hoành tráng với 500 người mặc trang phục thời Heian trang nghiêm. Cùng với đó là hàng loạt các đạo cụ được trang trí hoa thục quỳ rất lộng lẫy.

 Lễ hội hoa Thục Qùy  hàng năm tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia luôn nằm trong top các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới.Là một quốc gia hiện đại phát triển bậc nhất thế giới, nhưng Nhật Bản vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống từ hàng trăm năm trước. Và lễ hội Aoi Matsuri – lễ hội hoa thục quỳ là một trong số đó.
Hàng năm vào ngày 15/5 tại hai ngôi đền nổi tiếng ở Kyoto là Shimogamo và Kamogamo diễn ra Lễ hội hoa thục quỳ- Aoi Matsuri, đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất ở Kyoto. Lễ hội hoa phục quỳ là lễ hội vương triều truyền thống lâu đời nhất ở Nhật Bản.

Nguồn gốc của Aoi Matsuri cực kì thú vị, theo ghi chép sử sách Nhật Bản, vào thế kỉ thứ 7, Kyoto là kinh đô của Nhật Bản. Thời kì này thường xuyên xảy ra thiên tai, người dân cho rằng thiên tai đến từ các vị thần của hai đền Shimogamo và Kamogamo. Để ngăn ngừa thiên tai, Thiên hoàng đã tổ chức các nghi lễ thờ, cúng, dâng vật phẩm lên các vị thần, từ đó nó trở thành nghi lễ truyền thống mới.
Vào năm 1964, khi tái hiện lại nghi thức truyền thống này của Thiên hoàng, nội cung đã trang trí hoa thục quỳ lên trên các đồ vật như xe bò, trang phục… Cũng từ đây, người Nhật tin rằng hoa thục quỳ luôn bảo vệ con người khỏi thiên tai.

Sức hút từ lễ hội

Ngày nay, Lễ hội hoa thục quỳ thu hút rất đông người dân Nhật Bản và khách nước ngoài đến xem. Lễ rước chính rất hoành tráng với 500 người mặc trang phục thời Heian trang nghiêm. Cùng với đó là hàng loạt các đạo cụ được trang trí hoa thục quỳ rất lộng lẫy.

Ngoài ra, đến với lễ hội bạn còn thấy rất nhiều trang phục Kimono truyền thống của các tùy tùng và người đại diện cho Thiên hoàng- Saio-dai. Saio-dai có thể là nam hoặc nữ, giữ vai trò thực hiện nghi lễ tại hai đền thờ và duy trì sự trong sạch cho nghi lễ truyền thống.

Lễ rước sẽ đi qua 2 đền và thực hiện nghi lễ cúng. Người thực hiện nghi lễ thờ cúng là Sứ giả với những lời ngâm ca ngợi của Thiên hoàng dành cho các vị thần và mong các vị thần cho mưa thuận gió hòa trong khi Saio-dai bày tỏ lòng kính trọng của mình đối với các vị thần.
Lễ hội hoa thục quỳ được tổ chức vào tháng 5 hàng năm và được rất nhiều người dân Nhật Bản chào đón. Ngoài ra, đây còn là lễ hội thu hút khá nhiều du khách nước ngoài vì sự đạo đáo trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Tags: