Nên làm gì trước khi nghỉ việc. Rời công ty vì bất cứ lý do nào cũng chưa phải là dấu chấm hết. Bạn cần cư xử thế nào để có thể tươi cười khi gặp lại sếp và đồng nghiệp cũ? Phía sau hai từ “nghỉ việc” còn rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân của những cuộc ra đi ấy có thể xuất phát từ sự tự nguyện như: kết hôn, tìm được chỗ làm “ngon” hơn hoặc do mâu thuẫn với đồng nghiệp, bị cho thôi việc… Dù là lí do nào, ngày cuối cùng ở công ty cũng không mấy dễ chịu đối với những người sắp trở thành “cựu nhân viên”. Một số người tỏ thái độ khinh miệt hay cố ra dáng cao ngạo khi ra đi. Điều đó có thể gây nên sự bất bình từ phía đồng nghiệp cũ. Và nếu như bạn đã rất đầu tư để tạo nên một mẫu CV hoàn hảo khi xin việc làm thì khi rời đi, cũng cần phải có lời chia tay và cảm ơn đến với đồng nghiệp cũng như ban lãnh đạo của công ty. Đây là yếu tố quan trọng thể hiện bạn là một người văn minh, lịch sự cũng như giúp tạo được các mối quan hệ tốt với mọi người ngay cả khi không còn làm việc tại công ty. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên làm gì trước khi nghỉ việc.
Nội dung chính
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”
Đừng quên chào từ biệt sếp và tất cả đồng nghiệp. Đó là phép lịch sự tối thiểu. Dọn dẹp bàn làm việc và chia tặng văn phòng phẩm. Đồ bấm kim, cây bút có dán tên bạn sẽ nhắc mọi người nhớ rằng họ từng có một đồng nghiệp dễ thương như thế. Bàn giao công việc. Đây là điều quan trọng, thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp của bạn. Hãy ghi chú những việc đang làm dở, thông tin cấp trên cần biết và bàn giao cho người thay thế. Không chỉ thế trước khi đi bạn phải nói một lời chào đối với đồng nghiệp cũ cũng như công ty của bạn.
Viết một lá thư cảm ơn và chia tay đồng nghiệp thực tế không phải điều mà ai cũng làm. Bạn có thể chứng kiến những lời chào ngắn, những cái ôm tạm biệt những lời chúc nhau tình cảm…Sau khi “tiệc đã tàn” mọi người tiếp tục lăn vào guồng quay của công việc và gần như mất liên lạc. Điều đó có vẻ đã đủ với bạn? Với một bức thư cảm ơn khi nghỉ việc, điều quan trọng không phải là để khoe mẽ hay bộc lộ ra bạn bịn rịn thế nào mà đơn giản hơn chỉ cách một người làm việc thông minh rời đi một cách tình cảm và coi trọng đồng nghiệp và ban giám đốc – những người đã giúp đỡ và kề vai sát cánh? Nhưng bạn đã biết thời điểm nào là phù hợp nhất để viết thư cảm ơn chưa?
Đó là khi bạn cần đưa ra quyết định chia tay công việc hiện tại vì một lý do đặc biệt nào đó mà không có nhiều thời gian để thể hiện tình cảm hay tổ chức một bữa tiệc chia tay đúng nghĩa. Đó cũng là khi, điều kiện ngặt nghèo về nội qui công ty không cho phép bạn đến tận phòng ban từng “đầu ấp vai kề”để “nói ra những câu chân thành”.
Xem thêm : Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh hay gặp 2020.
Và cũng có lẽ sếp – lãnh đạo tối cao của bạn vì lỡ bận việc gì đó mà bạn không thể gặp được anh ấy. Và trong tình huống đó, không cách nào hơn một bức thư cảm ơn đồng nghiệp khi nghỉ việc. Bức thư không chỉ là tình cảm của bạn mà còn là cầu nối để mối quan hệ hai bên trở nên thân thiết trước khoảng cách về thời gian sắp tới. Nếu vẫn làm việc trong lĩnh vực cũ, một lá thư cảm ơn sẽ là lời mở đầu cho bạn nếu trong tương lai xa bạn cần đến một đối tác để cùng phối hợp thực hiện dự án. Do vậy, dù không thường xuyên, nhưng một lá thư cảm ơn là điều cần thiết.
Tại sao phải làm như vậy ?
Cư xử đẹp khi ra đi, bạn sẽ được rất nhiều. Cấp trên và đồng nghiệp cũ sẽ nói tốt về bạn khi công ty mới cần tìm hiểu. Họ cũng có thể giới thiệu cho bạn chỗ làm khác.
Người khéo léo sẽ biết cách biến cuộc ra đi của mình thành sự khởi đầu cho những trang mới của sự nghiệp và quan hệ xã hội. Chính vì thế, bạn cần tránh các điều sau:
– Ra đi trong im lặng: Ngày cuối cùng, bạn lĩnh lương rồi biến mất không một lời từ biệt. Hành động này vừa thiếu lịch sự, vừa khiến mọi người chóng quên bạn.
– Tranh cãi với cấp trên: Nếu bạn không muốn họ “triệt tiêu” đường sang công ty khác của mình, đừng cư xử dại dột như thế.
– Ra vẻ “Ta đây cóc cần”: Có thể tự ái của bạn được vuốt ve nhất thời. Thế nhưng, ấn tượng của bạn với người ở lại chỉ là sự thất vọng.
Chúc các bạn thành công ! Và đừng quên hãy chào tạm biệt đồng nghiệp bạn bè của mình trước khi nghỉ việc tại công ty nhé!